Cà tím là một trong những loại rau củ chứa nhiều dinh dưỡng hàng đầu trong tự nhiên. Với hàm lượng Sắt và Canxi cao, đây là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Trồng cà tím cũng không quá khó, tuy nhiên bà con cần nắm vững cách xử lý một số triệu chứng bệnh của cây. Phổ biến nhất là hiện tượng cà tím bị vàng lá, xoăn và rụt ngọn.
Mục lục nội dung
Cách khắc phục tình trạng cây cà tím bị héo xanh
Nếu vườn cà tím của bạn có hiện tượng héo xanh và chết cây thì nguyên nhân có thể do vi khuẩn gây ra. Hầu hết các bệnh trên cây trồng do nhiễm vi khuẩn thì rất khó diệt trừ, do đó bà con cần phải phòng bệnh từ sớm. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh cà tím bị héo xanh:
– Không được trồng các cây họ cà và họ bầu bí liên tiếp trên cùng một mảnh đất mà cần phải luân canh với các cây trồng khác. Thời gian luân canh từ 2-3 năm, tốt nhất là nên luân canh với cây lúa nước.
– Trong quá trình làm đất cần chú ý thu nhặt hết tất cả tàn dư của cây trồng, cỏ dại của mùa vụ trước để lại và mang đi tiêu hủy, sau đó bón vôi bột. Với diện tích 1000m2 thì cần bón 90-100kg vôi bột.
– Sau khi bón vôi bột thì bắt đầu lên luống và nên lên luống cao hình mai rùa để vườn thoát nước nhanh khi mưa hoặc khi tưới nước đậm tay.
– Trước khi trồng cây, trong quá trình bón lót thì bà con nên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục trộn với nấm đối kháng Trichodema để bón lót cho cây cà.
Nhổ bỏ toàn bộ cây bị bệnh
Để ngăn ngừa tình trạng cây cà tím bị vàng lá, quả cà tím bị rám lan rộng khắp vườn thì ngay khi bệnh bắt đầu xuất hiện, biện pháp duy nhất là nhổ toàn bộ tàn dư của cây nhiễm bệnh, đưa ra khỏi khu vực trồng để tiêu hủy.
Sau đó sử dụng 1 trong các loại thuốc có gốc sau:
– Bacillus Subtilis
– Kasugamycin kết hợp với Copper Oxychloride
– Copper Oxychloride kết hợp với Streptomycin
– Bismerthiazole.
Các thuốc trên sử dụng để phun phòng, tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tăng sức đề kháng cho cây, do đó cần phun định kỳ 5-7 ngày/lần và phải phun ít nhất từ 3 lần trở lên. Không nên chỉ phun 1-2 lần rồi ngưng thì sẽ không có tác dụng.
Cách khắc phục tình trạng cây cà tím bị vàng lá, khô cành
Bên cạnh tình trạng héo xanh thì cà tím còn dễ bị tình trạng vàng lá, khô lá. Hiện tượng này có nguyên nhân do nấm, gây bệnh thối gốc rễ. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa, khi độ ẩm trong đất tăng cao.
Bên cạnh các biện pháp đã hướng dẫn như làm đất kỹ, bón vôi bột, bón lót bằng phân hữu cơ trộn nấm đối kháng Trichodema… thì bà con cần chú ý phải thoát nước thật nhanh cho vườn khi có mưa. Sau đó cần cân đối chế độ bón phân, không nên bón dư hoặc chỉ bón đơn độc phân đạm.
Nếu thấy có hiện tượng cà tím bị vàng lá thì nên nhanh chóng sử dụng các thuốc có gốc sau: Cymoxanil kết hợp với Mancozeb, hoặc Metalaxyl kết hợp với Mancozeb, hoặc Iprodione, hoặc Fluzilazole. Pha thuốc theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì sản phẩm và phun cho cây. Chú ý trong quá trình phun cần phun đều trên tán cây và khu vực xung quanh gốc cây để thuốc nhanh chóng thấm vào rễ.
Câu hỏi
Trồng hơn 2 sào cà tím được hơn 2 tháng, cây đang ra trái đợt đầu tiên. 2 tuần nay cây ra bông nhưng ở phía trên ngọn xoăn, bạc lá, ngoài ra bình thường, bị 2 tuần nay, đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Theo TS Nguyễn Thị Nhung, vườn cây nhà anh có biểu hiện bị bệnh do vi rút gây hại hoặc côn trùng chích hút cũng làm quăn lá, rụt ngọn, lá vàng, cây không phát triển được.
Bệnh lây truyền qua hạt giống, cây giống, qua con đường côn trùng chích hút truyền từ cây có bệnh sang cây khỏe.
Nếu là bệnh vi rút đã có sẵn từ cây giống thì không có thuốc đặc trị anh nên nhổ bỏ tiêu hủy.
Còn do côn trùng chích hút làm lây lan bệnh, nếu phát hiện thấy anh phòng trừ bằng một trong các thuốc có hoạt chất sau:
DINOTEFURAN hoặc NITENPYRAM hoặc ETOFENPROX hoặc CLOTHIANIDIN hoặc ACETAMIPRID hoặc PYMETROZINE hoặc BUPROFEZIN, kết hợp với chất bám dính, trợ lực, giúp tăng hiệu quả của thuốc. Sử dụng theo hướng dẫn của từng thuốc
Cần bón thêm PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC, LÂN và Kali giúp cây có sức đề kháng với bệnh này