Mít bị nứt: Phương pháp và cách điều trị?

Hiện nay diện tích trồng cây ăn trái tăng cao, kết hợp với sự biến đổi của khí hậu và tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát. Chính những nguyên nhân đó đã khiến việc bùng phát các dịch bệnh trên cây trồng là điều khó tránh khỏi. Trong đó, tình trạng mít bị nứt là hiện tượng khiến rất nhiều nông dân trồng mít đang phải đau đầu.

Nguyên nhân gây hiện tượng mít bị nứt

Mít bị nứt

Thông thường tình trạng mít bị nứt hay bùng phát ở các vườn trồng với mật độ cây quá dày, đặc biệt là vào mùa mưa và ở các vườn có hệ thống thoát nước kém, độ ẩm quá cao. Bệnh này còn được gọi là bệnh nứt vỏ chảy nhựa hoặc bệnh thối thân, nguyên nhân là do nấm gây ra.

Nấm Phytopthora gây ra bệnh có mặt trong đất trồng. Khi gặp những điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp…, chúng sẽ tấn công vào bộ rễ của cây. Những bào tử nấm sẽ phóng thích bào tử động, các bào tử động này bị thu hút bởi các chất do rễ non tiết ra. Do đó, bào tử nấm nhiễm vào chóp và vỏ rễ, sau đó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống rễ cây và khiến cho thân, quả bị thối, nứt…

Nên xem:   Trị bệnh héo vàng lá trên cây ớt

Cây mít bị nứt sẽ thâm nâu phần bên trong. Nếu gặp độ ẩm cao thì quả cây sẽ thối dần, vỏ bị nhũn ra. Tình trạng này kéo dài nặng thì cây chết, nếu chỉ nhẹ và xuất hiện ở một vùng thì làm cây phát triển chậm, ảnh hưởng khả năng đậu quả.

Cách khắc phục hiện tượng mít bị nứt

Mít bị nứt

– Đối với tất cả loại cây ăn trái, đặc biệt là mít, khi trồng cần phải chọn khu đất cao, thoát nước tốt trong mùa mưa, tuyệt đối ko để đọng nước ở gốc cây.Vì đọng nước khiến nấm phát triển mạnh, làm tổn thương bộ rễ, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập quả.

– Khi bón phân phải đủ cả lân và Kali, không chỉ có đạm nếu không cây sẽ dễ bị bệnh. Bón cây bằng các nguyên tố khiến cho cây tăng khả năng chống chiu, hỗ trợ sinh trưởng tốt.

– Nếu chặt cành thì chặt mùa khô, không chặt mùa mưa dễ bị nấm xâm nhập.

– Khi chỗ nào nứt vỏ chảy nhựa phải dùng dao khoét bỏ phần thâm nâu. Sau đó sử dụng các thuốc Fosetyl Aluminium hoặc các cặp thuốc Mancoxzeb và Metalaxyl, Cymoxanyl và Mancoxzeb, Cymoxanyl và Fosetyl Aluminium. Các thuốc này pha theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì để bôi, quét lên vết thương trên thân, quả. Phần còn lại thì tưới vào gốc và rễ. Đối với cây nhỏ thì nên phun lên tán cây. Nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày thì mới khắc phục được bệnh. Quan trọng nhất là phải phát hiện bệnh từ sớm để có cách điều trị.

Nên xem:   Những điều cần lưu ý khi cây chôm chôm bị rụng quả

Trồng cây với mật độ phù hợp

Xem thêm: Biện pháp sau kích thích cây mít ra quả sai từ gốc đến ngọn

Mít bị nứt vỏ một phần cũng do nguyên nhân trồng dày. Do đó bà con nên cân đối số lượng cây, đồng thời duy trì cắt cành tạo tán để cây thông thoáng. 

– Tiêu hủy triệt để các cành nhánh cây bị bệnh để tránh lây lan cho các cây lành khác.

– Nên sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ, phân vi sinh… để bảo vệ môi trường và bổ sung các vi sinh vật hữu ích cho đất, từ đó cải thiện sức đề kháng cho cây.

Chúc bà con khắc phục tình trạng mít bị nứt nhanh chóng!

Câu hỏi

Cây mít 6 năm tuổi, ra trái 3 năm. Quả thường bị nứt rồi hỏng. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Câu hỏi được TS Nguyễn Thị Nhung trả lời như sau:

Mít nứt quả do các nguyên nhân như:

– Nếu bón quá nhiều phân, đặc biệt là đạm, kali làm mất cân đối dinh dưỡng cộng với hiện tượng thiếu canxi (thành phần quan trọng trong cấu trúc vỏ quả) làm cho quả bị nứt.

Khắc phục bằng cách:

Bón phân cân đối, bón sớm vào đầu vụ, không bón muộn hơn và bón thêm VÔI BỘT (1-1,5 kg/cây) hoặc CANXI SUNFAT hay phun CANXI NITRAT

Trường hợp 2: Do Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các điểm đen nhỏ trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm giảm mẫu mã và giá bán.

Nên xem:   Trị bệnh héo, teo trái trên cây chanh dây

Trong trường hợp này, Cần khắc phục bằng cách:

Cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư

Sau đậu trái nên phun thuốc phòng ngừa bằng thuốc có hoạt chất như: AZOXYSTROBIN hoặc DIFENOCONAZOLE hoặc CHLOROTHALONIL

Video hướng dẫn

3.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận