Phương pháp ghép Cây Bưởi, Cây Xoài

Ghép cây là một trong những biện pháp nhân giống cây hiệu quả và đạt năng suất cao. Nhưng cách ghép trên cây bưởi và cây như thế nào, có giống nhau không? Hãy cùng Niên Giám tìm hiểu kỹ thuật ghép cây bưởixoài nhé.

Tổng quan về ghép cây

Ghép cây là một phương pháp nhân giống vô tính, trong đó hai mô thuộc hai cây khác nhau được nối lại với nhau để tiếp tục sinh trưởng.

Ưu điểm của việc ghép cây

Trái cây là thực phẩm quan trọng của con người, rất giàu vitamin. Đặc biệt là bưởi và xoài chứa rất nhiều vitamin C, tốt cho đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên khi trồng chúng từ hạt, cây con mọc lên có thể có đặc tính không hề giống cây mẹ do đặc điểm thụ phấn của chúng.

Đồng thời việc trồng từ hạt sẽ mất nhiều năm để ra quả và quả thường không ngon như cây mẹ. Những vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được khi nhân giống cây bằng cách ghép cây.

Tùy thuộc vào gốc ghép mà cây sau khi ghép cho thể cho quả ngay trong vụ mùa mới. Kỹ thuật ghép cây cũng không quá phức tạp.

Thời điểm ghép cây

Ở nước ta thời điểm đầu mùa xuân là thời điểm lý tưởng để ghép cây. Đây là thời gian mà khí hậu không quá nóng như mùa hè cũng không có lạnh như mùa đông. Cây bưởi và cây xoài đều đang phát triển vào mùa này, nhựa cây đang chảy và vỏ cây dễ trượt hơn để ghép dễ dàng hơn.

Dụng cụ để ghép cây

Dụng cụ để ghép cây khá đơn giản. Bạn chỉ cần một số vật liệu đơn giản như dao, kéo, cưa tay. Các dụng cụ này nên thật sắc để có thể cắt cành một cách dứt khoát, tránh gây bầm dập cây, khiến cây dễ bị nhiễm bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Ngoài ra còn cần thêm vật liệu buộc. Người nông dân chủ yếu dùng ni lông mỏng. Loại ni lông mỏng và trong này được bán khá phổ biến tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Giá của chúng cũng không hề đắt chỉ khoảng 20k cho một cuộn khá to.

Chọn gốc ghép cây

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ghép sống cũng như khả năng ra hoa trái sau này. Thông thường bạn nên chọn những cây cam hoặc cây bưởi có nguồn gốc bản địa, đã thích nghi sẵn với điều kiện khí hậu tại địa phương.

Nên xem:   Khắc phục bầu quế bị vàng lá, búp, khô và rụng, thân cây sần sùi

Ngoài ra gốc ghép còn cần một số yêu cầu khác như có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, bộ rễ khỏe, có sức sống cao. Các cây bưởi, xoài có khả năng chống chịu tốt, ít bị sâu bệnh là lý tưởng cho việc ghép cây.

Chọn cành, mắt ghép

Có nhiều phương pháp để ghép cây mỗi cây sẽ yêu cầu cành hay mắt ghép có phần khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng cần thuần giống, đạt chất lượng quả cao. Cũng như có khả năng sinh sống trong điều kiện khí hậu Việt Nam.

Thông thường cành hay mắt ghép đều lấy ở gần ngọn cây. Chọn những cành cây khỏe mạnh, không quá non cũng không quá già. Các cành cần đủ độ trường thành và có khả năng sinh trưởng cao. Nếu chọn được các cành sinh trưởng nhanh và tiến hành ghép đúng kĩ thuật, cây có thể ra quả ngay trong vụ mùa tới.

Với cây bưởi, xoài thì nên chọn cành được khoảng 1 năm tuổi. Bạn cũng nên chọn ngày để ghép cây, không nên ghép vào ngày quá nắng sẽ khiến mầm cây rất dễ héo. Nên tiến hành cắt cành ghép, mắt vào buổi sáng và tiến hành ghép hết trong ngày.

Các phương pháp ghép cây

Hiện nay có các phương pháp ghép cây như ghép cành, ghép mắt, ghép đỉnh sinh trưởng, ghép chắp, ghép rễ,… Nhưng điển hình và được áp dụng phổ biến nhất đó là ghép cành và ghép mắt.

Ghép cành

Phương pháp ghép cành là sự chuyển một đoạn cây tương đối trưởng thành có mang các mầm sang một cây khác gọi là gốc ghép.

Ghép nêm (ghép vát)

Ghép nêm là phương pháp ghép cây dễ thực hiện nhất với tỷ lệ thành công cao lên tới 90-100%.

Xử lý gốc ghép

Phần gốc ghép bạn nên bạn cắt bỏ bớt cành phụ. Dọn cỏ và bón phân nên được thực hiện trước đó. Dùng cưa hoặc kéo cắt ngang tại vị trí đã xác định để ghép cây.

Cắt gốc ghép cây

Sao đó dùng dao rạch rạch một đường dài khoảng 3 cm từ trên vết cắt xuống. Có thể dùng mũi dao để nới lỏng khe ra để tạo điều kiện cho cắm cành ghép.

Chẻ gốc ghép

Cách lấy cành ghép và ghép vào gốc

Bạn có thể ghép một hoặc nhiều chồi vào một gốc ghép. Tốt nhất các cành ghép nên có độ lớn tương tự gốc ghép là tốt nhất. Tuy nhiên đường kính không nên lớn hơn gốc ghép sẽ ảnh hưởng tới quá trình ghép cây.

Cành ghép cần phải ở trạng thái vừa phát triển vừa cứng mà vẫn có độ dẻo dai. Để khi tác dụng lực nhẹ, cành ghép sẽ hơi cong. Nếu cành ghép quá mềm, nó sẽ khó cắt và sẽ nhanh chóng bị khô.

Chuẩn bị các chồi dài khoảng 5-7cm và có khoảng từ 2 tới 3 mầm ngủ. Tiến hành cắt bỏ hết lá ở cành để giảm sự thoát hơi nước qua lá. Cắt phần cuối của cành ghép thành hình nêm hay hình vát. 

Nên xem:   Kỹ thuật ghép cây đơn giản & tỷ lệ sống 100%

Tay không thuận giữ lấy cành ghép, tay thuận dùng dao cắt vát hai đầu dài khoảng 2 tới 3 cm. Gốc ghép và cành ghép càng khít nhau thì tỉ lệ thành công càng cao.

Cắt vát cành ghép

Do đó bạn phải tiến hành cắt thật dứt khoát và thật nhẵn bằng dao sắc. Sử dụng càng ít vết cắt càng tốt, chỉ một hoặc hai vết ở mỗi bên của cành ghép.

Bước tiếp theo là nhẹ nhàng đẩy cành ghép vào gốc ghép sao cho sự tiếp xúc giữa hai phần là nhiều nhất và khít nhất.

Ghép cây

Sau đó tiến hành quấn chặt hai phần bằng ni lông đã chuẩn bị.

Quấn ni lông

Thông thường người nông dân có thể quấn thêm một lớp mỏng nên tới cành ghép để đảm bảo độ ẩm, tránh thoát hơi nước quá nhiều tại cành ghép.

Quấn toàn bộ cây

Ghép bên

Phương pháp ghép này được sử dụng khi gốc ghép lớn hơn nhiều so với cành ghép. Đây cũng là cách ghép hiệu quả, nhưng cần nhiều kinh nghiệm hơn.

Đầu tiên, bạn cũng tiến hành cắt một vết cắt dài khoảng 2 cm tới 3 cm ở phía gốc ghép, cao hơn mặt đất ít nhất khoảng 10-20cm trở lên. Không cắt đứt gốc ghép.

Cắt cành ghép vát thành hình hơi giống mũi tên với một bên dài hơn một bên một chút. Chiều dài của vết cắt trên cành ghép cần phù hợp với chiều dài của vết cắt trên gốc ghép.

Ghép bên

Ấn nhẹ lên gốc ghép phía trên vết rạch. Chèn cành ghép xếp sao cho các bề mặt cắt tiếp xúc nhau nhiều nhất. Cắt bỏ phần đầu của gốc ghép ngay trên phần ghép. Sau đó bạn cũng tiến hành buộc và quấn ni lông tương tự phương pháp ghép nêm.

Ghép mắt

Ghép mắt là một hình thức ghép khác của nhân giống nhiều loại cây ăn quả nói chung và xoài, bưởi nói riêng. Trong phương pháp này mầm cây cùng với một phần nhỏ thân cây được lấy ra và cắm vào bên dưới vỏ của gốc cần ghép.

Có nhiều kiểu ghép mắt như ghép chữ T, ghép cửa sổ, ghép bụng… Trong đó ghép chữ T phổ biến nhất. Đặc biệt là người mới trồng chưa có nhiều kinh nghiệm nên áp dụng phương pháp này vì nó tương đối đơn giản.

Phương pháp này cũng cần chọn gốc ghép đạt một số yêu cầu. Đồng thời giống cây ghép cũng tương tự như đã trình bày ở trên. Phương pháp này thường tiến hành tại các gốc ghép, hoặc cành ghép có độ tuổi trưởng thành đủ để sinh trưởng tốt.

Xử lý tại gốc ghép

Tiến hành dùng dao sắc rạch một đường thẳng đứng khoảng 2 tới 3 cm qua vỏ của thân gốc ghép khỏe mạnh. Ở dưới cùng của đường cắt dọc, bạn thực hiện một đường cắt ngang, hai đường cắt tạo thành chữ ‘T’ lộn ngược.

Tạo vết cắt chữ T

Bạn cũng có thể cắt để tạo thành chữ T thuận. Nhưng thông thường chữ T lộn ngược được khuyến khích hơn vì chúng tạo điều kiện tốt hơn cho mầm phát triển. Sau khi tạo hình chữ T bạn dùng mũi dao nhẹ nhàng hơi nâng lớp vỏ lên để tạo chỗ cho mầm vào.

Nên xem:   Cây bưởi bị nấm gây hại dùng thuốc nào?

Cách lấy mầm ghép và ghép vào gốc

Bước tiếp theo là tiến hành lấy mắt mầm từ những cành đã chọn. Dùng dao sắc cắt phía trên mầm khoảng 0,5 tới 0,8 cm cắt vát xuống phía dưới. Vết cắt cần sâu xuống vừa chạm dưới phần thân gỗ và kết thúc tại vị trí cắt mắt mầm khoảng 1,5 cm.

lấy mắt ghép

Đặt mầm vào phía trong vết cắt chữ T vừa tạo.

Ghép mầm vào cây

Sau đó tiến hành buộc chặt tại hai đầu.

Buộc hai đầu

Thông thường các chuyên gia khuyên bạn nên quấn thêm một lớp ni lông mỏng phủ lên mầm và rạch nó ra sau khi ghép khoảng 30 ngày để mầm phát triển.

Sau khi chồi đã mọc được 6 cm đến 10 cm khi đó có thể cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép. Nên tiến hành cắt cách vị trí ghép khoảng 2cm tới 3 cm. Điều này sẽ thúc đẩy mầm phát triển nhanh hơn cũng như ngăn chặn sự phát triển cạnh tranh của gốc ghép.

Chăm sóc sau ghép

Sau khi tác động lên cây, giống như nhiều loài cây khác như hoa hồng, cam,… cây bưởi, cây xoài mới ghép nên được che bóng 50%. Nên khi trời quá năng bạn có thể che vết ghép bằng cành lá tươi của cây khác hoặc một chiếc túi giấy.

Ngoài ra bạn cũng không cần tưới quá nhiều nước. Đặc biệt là với phương pháp ghép cành khi mà hầu hết các lá đã được cắt bỏ. Không có quá nhiều sự thoát hơi nước qua lá do đó lượng nước cây cần cũng giảm xuống.

Trong quá trình phát triển mầm hoặc cành ghép có thể gốc ghép sẽ phát triển các mầm khác. Hãy tiến hành loại bỏ bất cứ các chồi cũ của gốc ghép. Điều này sẽ giúp cây tập trung vào gốc ghép tốt hơn.

Thông thường với ghép cây thì bạn có thể bỏ dây liên kết cố định tại mắt ghép hoặc cành ghép sau khi mầm mới đã phát triển khoảng trên 10 cm. Hoặc khi vết ghép đã sùi lên và chắc chắn. Tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng và sức sống của cây thời gian tháo bỏ có thể sẽ lâu hơn.

Với việc ghép cành cho cây con tạo giống. Thông thường có thể trồng cây ra chỗ mới sau trung bình khoảng 6 tháng tùy thuộc loại cây. Không trồng ra ngoài mầm cây chưa phát triển trưởng thành và lá mầm cây vẫn còn đang đỏ.

Trên đây là toàn bộ quy trình ghép cây đạt hiệu quả cao mà Niên Giám muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn không còn lúng túng trong quá trình ghép. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận