Nguyên nhân dừa bị rụng trái non – Thuốc trị dừa rụng trái non

Bên cạnh các cây ăn quả là cây chủ lực của các vùng như sầu riêng, dưa hấu, nho… thì dừa cũng khá phổ biến. Toàn bộ cả cây dừa đều có công dụng, tuy nhiên thì trồng cũng phải có kỹ thuật mới thu được lời. Bài viết sau đây chia sẻ về các nguyên nhân dừa rụng trái non và thuốc trị dừa rụng trái non.

Nguyên nhân dừa rụng trái non

Do sinh lý, do tưới nước, bón phân, do nấm, do bọ cánh cứng,…

Chia sẻ cùng với các bạn nguyên nhân dừa rụng trái non. Thì nguyên nhân thứ nhất là do mình cấp quá lượng phân đạm. Cây nó quá sung đi, cái đó thì mình ngưng bón phân lại.

Nguyên nhân thứ hai nữa là do trái dừa non của mình bị sâu. Do mình không quan sát để ý kỹ và không xịt sâu, không có xử lý đuông. Cây không có đuông lâu ngày không xử lý. Thì sâu sẽ ăn thành những đốm ở đuôi quả làm rụng trái non.

dua rung trai non

Thì với trường hợp này mình phải xử lý sâu. Đơn cử như những trái lớn cũng bị sâu đục, chúng sẽ nạo hết toàn bộ bên trong trái dừa.

Thuốc xử lý sâu hiệu quả nhất đó là the gen bịch. Giá dao động khoảng mười ngàn một bịch. Thuốc này xử lý sâu và đuông rất hiệu quả, còn muốn xịt hay đặt ống dưới gốc là tùy chúng ta chọn thôi.

Ngăn chặn hiện tượng dừa cháy lá, rụng trái non bằng cách nào?

Gia đình có hơn hai chục cây dừa đang vào thời kỳ ra quả. Thì thấy biểu hiện bị héo khô lá, các quả non thì bị rụng. Xin hỏi cây đã bị gì và cách xử lý?

Hiện tượng lá héo khô và cháy có hai dạng. Ví dụ như mà lá non chưa bung ra và bị con bọ dừa tấn công vào búp – đầu lá. Thì khi bung ra là lá đã bị khô cháy rồi, ta sẽ phải diệt loại bọ dừa đó. Chúng cắn vào những ngọn non đó.

Thế còn trái non mà bị rụng thì có rất nhiều nguyên nhân rụng trái. Ví dụ như thiếu chất, không cân đối NPK. Thiếu các nguyên tố mà ngăn ngừa biểu hiện rụng quả thì cũng gây rụng. Ví dụ như là thiếu Bo, K, một số nguyên tố lượng nhỏ khác thì nó cũng làm cho trái non bị rụng.

dua rung trai non

Thế nên là khi cây dừa ra quả thì ta cần phải theo dõi triệt để. Phòng ngừa sâu bệnh trên cây và bón phân cân đối. Chứa các nguyên tố, các nguyên tố về trung vi lượng.

Ví dụ như chúng có trong các phân, phân ủ hoai mục. Rồi trong các chế phẩm NPK + TE. Thì nó sẽ không làm rụng trái non do thiếu chất.

Nên xem:   Cách kích thích giúp cây na dai ra hoa đậu quả nhiều

Áp dụng chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật.

Dừa bị khô lá

Thế còn lá mà khi ra bị khô, kiểm tra nếu đúng là bọ cánh cứng thì cần trừ nó. Thế còn cháy lá do nấm làm héo lá không phải do côn trùng gây hại. Do nấm không có vết gì của bọ thì cần phun các thuốc trừ nấm. Ví dụ như thuốc có các hoạt chất:

CHLOROTHANONIL hoặc MANCOZEB hoặc METALAXYL hoặc CYMOXANIL hoặc FOSETYL ALUMINIUM.

Thì sẽ ngăn ngừa được nấm gây cháy lá.

Đối với biểu hiện rụng trái non thì cần theo dõi việc chăm, phân, nước như thế nào. Nếu ẩm độ quá cao cũng gây rụng quả mà quá khô cũng gây như vậy. Thiếu K, Ca, Bo cũng gây rụng quả.

dua rung trai non

Và cây dừa cần có clo để tránh hiện tượng rung trái thì chúng ta nên bón phân KCl. Hoặc là hàng năm người ta có thể bỏ muối ăn vào các bẹ lá dừa. Mỗi năm một đến hai bận thì cũng ngăn ngừa được chứng nứt và rụng trái trên cây dừa.

Thuốc trị dừa rụng trái non

Nhà tôi có vườn dừa khá lớn bốn trăm cây. Xin hỏi lý do và cách xử lý dừa bị rụng trái non. Hiện tại vườn nhà tôi đang mắc phải mà xử lý chưa thấy hiệu quả.

Theo chuyên gia thì hiện tượng rụng trái có nhiều nguyên nhân. Như do nấm hại, do quản lý nước chưa hợp lý, do thiếu chất như K.

Tùy theo đó là do bị gì mà đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

  • Tưới đủ vào mùa nắng, tránh ngập mùa mưa.
  • Bổ sung phân hữu cơ định kỳ theo vụ. Các nguyên tố sao cho cân đối, chú trọng phân chứa clo như kaliclorua.
  • Có thể rắc muối hạt lên ngọn cây, kẽ lá mỗi năm một hai bận.

Dừa bị rụng trái non

Trồng dừa xiêm đã được ba năm tuổi, gần đây có thấy lá bị chấm vàng rồi khô. Quả thì hay bị thối rụng bên cạnh đó những quả không rụng thì còn bị nứt. Hỏi cây dừa đã bị bệnh gì và cách khắc phục?

dua rung trai non

Qua mô tả như trên thì chuyên gia cho như sau. Thứ nhất tức là cây dừa xiêm ba năm, vườn dừa là bị đốm vàng lá và khô lá. Đó là có thể nó bị nhiễm bệnh đốm lá, nếu mà vậy thì nó chỉ từng đốm vàng một ở trên lá thôi.

Phân biệt dừa bị vàng cháy lá

Còn nếu mà chúng ta thấy rằng là cái lá từ cái đọt của nó lên khi nó chưa mở, mà nó mở ra một cái là chúng ta đã thấy là nó bị khô rồi. Thì đấy là do bọ cánh cứng hại dừa nó gây ra. Vì thế cho nên là chúng ta cần phải chú ý theo dõi xem bọ thường ở nước ta hiện nay là dừa bị bọ cánh cứng gây rất nhiều.

Cho nên nó làm cho khô tướp lá, nên khi lá còn là đọt đang thẳng lên chưa mở thì chúng ta không thấy. Nhưng khi nó mở ra cái là chúng ta thấy rằng đã có những cái đốm khô rồi, cháy khô hết lá rồi. Vì thế đấy là do bọ cánh cứng hại dừa.

Nên xem:   Khắc phục hiện tượng vàng héo rụng hoa cho cây thanh long

Còn nếu mà lá mở rồi thì bắt đầu nó mới có xuất hiện những cái đốm vàng ở trên lá. Rồi các đốm vàng có thể liên kết dần với nhau rồi nó gây hiện tượng cháy lá dần từ ngoài mép lá đi vào. Thì đấy là bệnh đốm lá mà do nấm nó gây ra.

Dừa bị nứt rụng trái

Vì thế cho nên chúng ta cần phải phân biệt cho rõ chuyện đó. Còn thì biểu hiện rụng hoa, rụng quả và nứt quả thì đây chuyên gia cho rằng không phải do thối trái. Mà đây là do nứt trái sinh lý. Đặc biệt đối với là dừa xiêm, chúng ta biết là khi cây dừa tuổi còn non.

Tức là dưới mười năm đổ lại thì thường có hiện tượng gọi là nứt rụng trái sinh lý rất mạnh, rất nhiều. Còn khi tuổi nó càng cao lên thì nó càng giảm hiện tượng này đi. Chứ còn đây người ta gọi là nứt rụng trái sinh lý.

dua rung trai non

Ngoài ra thì bọ cánh cứng hoặc bệnh đốm lá mà nó gây hại cái lá nào đó. Gây hại cháy cái lá nào đó thì chúng ta biết rằng là cái quầy – hay còn gọi là chùm dừa. Mỗi cái quầy nó ra từ một nách lá nào đó mà nách lá bị hại thì thường sẽ dẫn đến hiện tượng là rụng hết hoa.

Và nếu đậu thành quả rồi sẽ nứt quả và rụng hết quả ở trên những quầy đó. Thậm chí tức là quả bị teo đi và rụng mà nhiều người tưởng đấy là hiện tượng thối. Vì thế cho nên là đối tượng là bọ cánh cứng hoặc bệnh đốm lá không chỉ gây hại trên lá. Và nó cuối cùng tác động đến hoa và quả về sau này.

Cách xử lý dừa vàng cháy lá

Vì thế cho nên chúng ta phải phòng trừ để bảo vệ tốt các lá dừa. Nếu mà lá nào bị hỏng chắc chắn là cái quầy dừa đó không tồn tại được. Hoặc là đậu lại quả cho chất lượng cũng không ra sao cả. Còn bây giờ đối với bọ cánh cứng hại thì ta có thể dùng trong vài loại thuốc trừ sâu.

Kiểm tra đi nếu như mà đọt lên xong đến khi mở ra mà thấy nó bị đã khô rồi. Như thế là bị bọ cánh cứng hại. Thì chúng ta có thể tức là một là chúng ta nếu mà những vùng trồng dừa tập trung. Thì nên liên hệ với chi cục bảo vệ thực vật của tỉnh.

Để làm sao? Để họ hướng dẫn cho chúng ta cách nuôi ong ký sinh. Để ta thả ra vườn cho nó tiêu diệt bọ này. Hoặc là người ta hướng dẫn cho chúng ta cách nuôi bọ đuôi kìm. Để chúng ta cho lên trên cây thì bọ đuôi kìm nó cũng sẽ tiêu diệt đối tượng này.

Thuốc trị sâu bọ hại dừa

Đó là thứ hai còn thứ ba nữa là không nhân nuôi được hai loại trên thì chúng ta có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu. Có gốc như là ABAMECTIN hoặc AZADIRACHTIN hoặc CARTAP hoặc ETHOFENPROX hoặc THIAMETOXA …

Nên xem:   Cây dừa bị nấm gây hại thì phải làm sao?

Chúng ta pha theo nồng độ khuyến cáo trên bì để phun lên ngọn cho cây dừa. Phun trên ngọn non ở đỉnh cây dừa để vào tận trong nõn của nó. Thì ta nên phun từ hai đến ba lần, các lần cách nhau từ bảy đến mười ngày.

Thì sẽ tiêu diệt được các đối tượng này. Tức là bọ cứng rất mẫn cảm với lại thuốc trừ sâu. Vấn đề ở đây là chúng ta phát hiện và chúng ta phun được nó. Đối với cây dừa ở đây ba năm tuổi cho nên còn thấp. Chúng ta phun sẽ dễ dàng, chứ còn những cây cao năm, bảy, mười mét trở lên là ta phun sẽ khó khăn hơn.

Cây dừa ở đây thấp như vậy thì phun rất dễ dàng.

Rồi còn nếu không phải là bọ cánh cứng mà nó là bệnh đốm lá. Thì ta có thể xịt một trong các loại thuốc gốc đồng để phun. Cũng nên phun từ hai đến ba lần, các lần cách nhau bảy đến mười ngày. Thì sẽ khắc phục được bệnh đó.

Cách xử lý dừa nứt rụng trái non

Rồi còn lại thì đối với biểu hiện nứt trái mà rụng trái sinh lý này. Thì bây giờ chúng ta có thể áp dụng biện pháp tức là ta làm giảm bớt. Chứ còn không thể nào mà khiến mất hẳn nó đi được.

Vì đây là bệnh sinh lý nên ta sẽ áp theo các biện pháp kỹ thuật để giảm bớt cái độ rụng của nó đi. Và đến khi cây tuổi càng lớn lên thì sẽ càng giảm bớt hiện tượng đó đi.

Thế thì bằng cách gì? Ta phải thay đổi lại quy trình bón cho cây dừa. Thì bằng cách là gì? Đối với cây dừa ba năm tuổi này ta có thể dùng ba đến bốn kg vôi bột. Để ta bón cho cây dừa, mỗi một năm chúng ta bón như vậy một bận.

Sau khi bón được khoảng mươi mười lăm ngày thì ta nên bổ sung hữu cơ hoai mục tăng cường. Và nếu mà cho chất hóa học thì ta có thể bón các loại phân. Nhưng mà trong đó đặc biệt đối với kali là ta không nên chọn kali sunphat.

Mà ta nên cho kali clorua, bởi dừa rất là hợp với lại clo, rất yêu cầu clo. Vì thế nên chúng ta dùng kali clorua bón là tốt nhất. Ngoài ra thì ta có thể gói những gói muối ăn tức là natri clorua để đặt trên ngọn của cây.

Thực hiện được các biện pháp như vậy thì sẽ giảm bớt được hiện tượng tức là nứt và rụng trái. Đó là những biện pháp có thể hạn chế được rụng trái. Ngoài ra thì còn các nguyên do khác và hướng xử lý như đã nêu ở các phần trên.

Mong rằng bà con đã có thêm những kiến thức và kinh nghiệm để xử lý dừa rụng trái non.

Theo: Thủy Tiên

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận