Tìm “thủ phạm” khiến cây dừa bị vàng lá

Dừa là một trong những loại cây có thể tận dụng “tất tần tật” từ gốc đến ngọn. Đặc biệt, quả dừa với phần nước dừa và cơm, cùi dừa là món ăn thanh nhiệt, giải độc vừa hiệu quả, vừa gần gũi với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người nông dân trồng dừa cũng phải đối mặt với nhiều loại bệnh trên cây này, ví dụ như tình trạng cây dừa bị vàng lá.

Biểu hiện và nguyên nhân cây dừa bị vàng lá

dừa bị vàng lá

Tình trạng vàng lá có thể xảy ra ở hầu hết các giống dừa. Do đó, bà con cần hết sức cảnh giác. Bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất hoặc làm chết cây nhanh chóng. Các triệu chứng của bệnh đầu tiên thường là bị đen đọt non và lá thâm, vàng hoặc cháy. Đặc biệt lá non và lá bánh tẻ thường bị khô cháy ở phần mép lá trước, sau đó ăn sâu vào bên trong gân lá.

  • Đầu tiên, để xác định chính xác nguyên nhân cây dừa bị vàng lá, bà con cần kiểm tra lại các dấu vết ở bẹ lá, đọt non… xem có phải là do bọ cánh cứng gây ra hay không. Một số loại côn trùng cũng có thể chích hút nhựa ở lá cây và gây ra tình trạng lá bị cháy đen.
  • Sau khi kiểm tra nếu xác định không phải do bọ cánh cứng thì có thể nguyên nhân là do bệnh thán thư, do cây bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, do cây bị nấm đốm lá hoặc do rễ bị úng. Đặc biệt, nếu thấy lá có đốm tròn hoăc bầu dục thì rất có thể nguyên nhân là do bệnh đốm lá hoặc thán thư.
  • Bệnh thán thư có biểu hiện đầu tiên là những đốm tròn li ti xuất hiện ở bẹ lá và lá non. Nếu có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể ngăn chặn bệnh, nhưng nếu để các đốm đen lan rộng gây cháy lá thì không thể cứu được cây.
Nên xem:   Chăm sóc bưởi da xanh cho thu vào dịp Tết

Cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng cây dừa bị vàng lá

dừa bị vàng lá

Nếu cây mới chớm phát bệnh thán thư thì có thể phun Azoxystrobin kết hợp với Difenoconazole hoặc Hexaconazole. Đây đều là những hoạt chất dùng để đặc trị bệnh thán thư.

  • Để phòng ngừa bệnh thán thư, bà con cần chú ý không nên để vườn dừa bị ẩm quá. Nên khống chế độ ẩm dưới 60%, độ chua không được dưới 5,5% và cần phải tuân thủ quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật.
  • Nếu thấy bộ rễ bị hại, cần dùng thuốc trừ sâu dạng bột như CARTAP hoặc ĐIAZINON.
  • Đa số các giống dừa kể cả dừa xiêm thì cần có độ mặn nhất định. Do đó đất phải hơi mặn một chút. Nếu trồng dừa ở vùng đất không đủ độ mặn thì cần phải dùng bao nilon đựng nước muối và châm nhiều lỗ nhỏ như châm kim, treo bao ở nách lá phía ngọn cây để muối rỉ dần cho cây hấp thụ. Nước muối sẽ bù natri cho cây dừa.
  • Cuối cùng và cũng quan trọng nhất để phòng ngừa tình trạng cây dừa bị vàng lá là cần phải có chế độ bón phân hợp lý. Bà con cần cung cấp đầy đủ các loại đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây dừa. Bón phân đầy đủ không chỉ giúp cây mau lớn, ít bệnh, tăng đề kháng mà còn hỗ trợ tăng năng suất và chất lượng cho quả. 

Chúc bà con trồng dừa không sâu bệnh và đạt năng suất cao!

Nên xem:   Trị bệnh héo vàng lá trên cây ớt

Câu hỏi

dừa bị vàng lá

Vườn dừa 1 năm tuổi, bị chuyển màu lá từ xanh sang vàng, không ra hoa đã dùng thuốc trị nấm và bọ cánh cứng nhưng không khỏi. Hỏi nguyên nhân cây dừa đã mắc bệnh gì và cách khắc phục như thế nào?

Với câu hỏi trên, TS Đinh Văn Đức tư vấn như sau:

– Không phải do bọ cánh cứng gây hại

– Có thể cây bị thiếu dinh dưỡng

– Hoặc cây bị bệnh đốm lá do nấm gây hại: Nếu thấy có đốm tròn hoặc hình bầu dục, lây lan làm lá chuyển vàng

– Nếu lá chỉ chuyển vàng thôi, cần xem lại bộ rễ, cây bị thiếu dinh dưỡng

Khắc phục:

– Chú ý bón đầy đủ phân cho cây

– Nếu thấy bộ rễ bị hại, cần dùng thuốc trừ sâu dạng bột như CARTAP hoặc ĐIAZINON

– Nếu bị bệnh đốm lá, dùng DIFENOCONAZOLE hoặc PROPICONAZOLE hoặc một trong các thuốc GỐC ĐỒNG.

Video hướng dẫn

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận