Cây dừa ra hoa không đậu quả: Một số nguyên nhân và cách phòng trị

Có rất nhiều bà con gửi thắc mắc tới trang web của chúng tôi về tình trạng dừa ra nhiều hoa nhưng không có quả. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi trên một cách cụ thể. Đồng thời, hướng dẫn bà con cách xử lý, khắc phục để có được mùa vụ năng suất cao.

Cách xử lý khi dừa không đậu quả

Dừa ra hoa nhưng ít quả, thậm chí không có quả là do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như cây thiếu dinh dưỡng, cây bị nấm hoặc sâu bệnh. Vì thế, nếu thấy hiện tượng như vậy bà con cần quan sát, theo dõi để tìm ra căn nguyên.

  • Dừa khi ra hoa, đậu quả thường xuyên bị rụng. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Bà con cần dùng vôi để tủ vào gốc. Mỗi cây như vậy sẽ dùng hết 3,5kg. Đây là dấu hiệu cây bị thiếu chất, cần bổ sung thêm Clorua Kali và phân bò ủ hoại.
  • Nếu quan sát thấy phần cuống và đuôi quả có màu nâu sậm. Chắc chắn là do trong quá trình bón phân chưa đủ liều lượng, dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt là đạm và Kali.

Một năm người dân cần bón phân cho dừa ít nhất 5 lần/năm. Phân hữu cơ đóng vai trò cũng rất quan trọng, liều lượng thích hợp là 25kg/cây/năm. Bên cạnh bón phân, cần tưới nước đầy đủ, giúp cây tích trữ độ ẩm phát triển tốt.

Nên xem:   Khắc phục bưởi da xanh bị vàng lá

Lưu ý khi chăm sóc cây dừa

Cây dừa ra hoa không đậu quả

Phytopthora là một loại nấm gây hại cho cây khiến người nông dân tổn thất kinh tế lớn trong các vụ mùa. Đối với cây dừa chúng cũng không ngoại trừ. Nếu dừa nhà bạn không may bị nấm cần phải sử dụng thuốc xử lý ngay. Tốt nhất là phun trực tiếp lên buồng, cuống quả. Nên sử dụng thuốc diệt nấm tồn tại hoạt chất sau:

  • Cymoxanil, Mancozeb, Metalaxyl
  • Fosetyl Aluminium

Để dừa phát triển khỏe mạnh tự nhiên đạt năng suất cao. Người dân chú ý nắm rõ một số kinh nghiệm dưới đây:

  • Làm sạch cỏ trong vườn, phun thuốc ngăn ngừa nấm, dịch bệnh nhất là các tháng mùa mưa.
  • Dừa cần trồng với khoảng cách phù hợp, không quá thưa hoặc dày
  • Thường xuyên, xé, kiểm trang mo nang dừa. Mục đích loại trừ sâu bọ ăn bông.
  • Bông dừa cần lau sạch, vệ sinh định kỳ
  • Trường hợp cây dừa không bị nấm mà bị sâu, cần dùng thuốc chứa hoạt chất Abamectib để đặc trị.

Khắc phục cây dừa ra ít trái

Muốn dừa luôn đạt năng suất cao như mong muốn, bà con cần có một quá trình chăm sóc cẩn thận, đúng kỹ thuật.

  • Chọn cây giống đẹp, khỏe mạnh, đạt các yêu cầu về chuyên môn.
  • Chọn cây dừa giống từ cây bố mẹ cho năng suất cao liên tục ít nhất 6 năm.
  • Cần cung cấp, bón phân cho cây đều đặn trong năm, ngoài ra cần bổ sung nước nhằm đảm bảo độ ẩm cho cây.
  • Trong quá trình chăm sóc cần chú ý bón đầy đủ, cân đối các loại phân bón cho cây.
  • Dành thời gian quan sát, kiểm tra cây dừa thường xuyên, nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả. Nếu phát hiện nấm bệnh cần xử lý, khắc phục kịp thời.
Nên xem:   Điều trị bệnh héo xanh cho cây cà tím

Xem thêm: Các biện pháp sau kích thích cây mít ra quả sai từ gốc đến ngọn

Trồng dừa mang lại lợi nhuận kinh tế rất lớn cho bà con. Nhất là người dân ở miền Tây sông nước, nổi bật là tỉnh Bến Tre. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người thuận lợi hơn trong việc chăm sóc và xử lý cây dừa ra hoa không đậu quả.

Câu hỏi

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng cây dừa ra rất nhiều hoa nhưng lại không đậu quả. Đã bị 7 năm, tôi chưa dùng thuốc gì?

Thông tin khán giả cung cấp về cho chương trình chưa đầy đủ,  cần bổ sung thông tin xem giống dừa trồng là giống nào, đã chăm sóc cây ra sao…thì chuyên gia mới có thể tư vấn chính xác được. Tuy nhiên, TS Đinh Văn Đức cũng đã đưa ra một số nguyên nhân khiến cho cây dừa không đậu quả để mọi người  tham khảo và có cách phòng trị cho phù hợp như sau:


Khắc phục cây dừa ra hoa không đậu quả


– Khi cây dừa mới ra hoa cho quả, cây non thường bị rụng trái non, có khi rụng cả buồng. Trường hợp này cần bón thêm VÔI BỘT 3 – 4 kg/ cây, thay đổi công thức bón phân, bón nhiều phân HỮU CƠ, phân KALI loại CLORUA, đặt thêm gói MUỐI ĂN lên ngọn cây .
– Nếu màu sắc cuống quả rụng có màu xanh đậm chuyển sang màu đen rồi lan dần vào trong quả đó là do bón phân không cân đối. Đất thiếu dinh dưỡng nhất là KALI hoặc bón nhiều ĐẠM. 
Để khắc phục, cần bón phân đúng liều và chia làm nhiều lần bón trong năm (từ 4 – 6 lần/ năm), 

Nên xem:   Khắc phục cây đu đủ ra hoa nhưng không đậu quả

 

Bổ sung PHÂN HỮU CƠ cho cây từ 15 – 20 kg/ cây/ năm.

Xem thêm: Biện pháp để tăng độ phì nhiêu của đất
Tưới nước cho cây trong mùa khô, bồi bùn hằng năm để cung cấp KALI.
– Cây bị bệnh do nấm Phytopthora. Khắc phục bằng cách dùng thuốc trừ nấm gốc hoạt chất: CYMOXANIL + MANCOZEB + METALAXYL hoặc FOSETYL ALUMINIUM, …phun lên cuống quầy và cuống trái 
– Hoặc do sâu ăn bông: Cần vệ sinh vườn, vườn dừa tơ vào các tháng mùa mưa, 6,7,8
– Không trồng dừa với mật độ dày, 
– Xé mo nang dừa lúc mới bắt đầu nở, loại bỏ bông bị sâu.
– Vệ sinh sạch sẽ bông dừa.
– Nếu phát hiện mật độ sâu cao, sử dụng một trong các thuốc trừ sâu gốc hoạt chất ABAMECTIN để phun trừ.

Hợp tác với 3N/VTC16

3.3/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận