Chia sẻ về kinh nghiệm chăn gà thả vườn. Giới thiệu và hướng dẫn nhà nông cách tẩy giun sán cho gà không cần dùng thuốc. Giúp làm giảm tiền mua thuốc mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Cách tẩy giun cho gà bằng lá mơ, hạt cau…
Mục lục nội dung
Tẩy giun sán cho gà
Như bà con đã biết thì gà thả vườn có mức độ nhiễm giun sán rất nhiều. Có nghĩa là khi mà giun sán ở trong đường ruột của con gà thì nó sẽ ăn uống và đi theo phân ra ngoài vườn.
Giun sẽ đẻ trứng và theo phân đi ra ngoài, sau đó các con khác trong đàn lại ăn vào. Cứ như vậy theo vòng tròn như thế, khi mà con gà ăn trứng giun. Độ ba đến bảy hôm là sẽ nở ra con giun con ở trong ruột.
Thế như vậy cứ một tuần là chúng ta phải tẩy giun sán cho gà một lần. Để cho chúng mau lớn và lông mượt, tránh tình trạng lặp lại giun sán. Vì sao mà ta phải tẩy giun sán? Nếu như mà ta dùng thuốc mỗi tuần một lần thì đường ruột của con gà sẽ hỏng.
Vì nó sẽ bào mòn đường ruột và sức hấp thu thức ăn của con gà sẽ kém. Thế do vậy là chúng ta sẽ dùng các bài thuốc dân gian để điều trị giun sán cho con gà rất tốt. Bài viết sẽ hướng dẫn cho các bạn rất nhiều cách nhưng có vài cách hay được áp dụng.
Tẩy giun cho gà bằng lá mơ
Cách thứ nhất là các bạn có thể dùng lá mơ để điều trị giun sán hàng tuần. Cách thứ hai là có thể dùng hạt cau già. Và cách thứ ba là ta có thể dùng bỗng rượu hay là bã rượu người ta nấu xong đó. Thì dùng bã cho gà ăn mỗi tuần một lần sẽ điều trị giun sán rất tốt.
Và cái thứ tư nữa là chúng ta có thể lấy cây rau sam về thái cho gà ăn cũng là cây mà trị giun sán cho gà rất tốt.
Như các cách đã trình bày bên trên, bây giờ ta sẽ tiến hành cụ thể như sau. Lá mơ chúng ta hái về và thái nhỏ ra. Lưu ý là chọn loại lá mơ lông – loại mà hay ăn cùng thịt chó. Vì sao mà người ta dùng lá mơ ăn thịt chó? Vì nó giải phóng protein và chất béo rất nhanh.
Và trong lá mơ có chất tẩy giun sán rất tốt, nếu như tẩy cho người. Thì làm khoảng một nắm lá mơ giã nước, rồi uống từ ba đến năm hôm. Nhớ là phải rửa sạch để khô nước thì là sẽ hết được giun sán.
Đối với gà thì ta chỉ cho ăn mỗi tuần một bận thôi là sẽ hết. Như vừa nãy đã trình bày rồi, do gà ở vườn ăn trực tiếp nên sẽ nhiễm trứng giun rất nhanh. Cho nên thời gian tẩy như vậy mới hợp lý.
Tẩy giun cho gà bằng hạt cau
Còn đối với quả cau thì các bạn cũng nên biết rằng. Cau tẩy giun sán rất tốt nhưng ta thường bỏ ra vườn thì gà nó không ăn. Ta phải nhét cho nó cơ, nên là nuôi ít thì tẩy bằng hạt cau sẽ tiện hơn. Còn nuôi nhiều thì chúng ta nên tẩy bằng lá mơ hoặc là rau sam hoặc bỗng rượu.
Tẩy giun sán cho gà bằng bỗng rượu
Bỗng rượu thì các bạn cũng cho ăn tuần một bận thôi. Có cái này thì rất tốt bởi vì cho gà ăn sẽ sạch được giun sán. Con gà mà da rất hồng hào, thì nhưng mà mỗi cái lại có tác dụng khác nhau.
Cách tẩy giun cho gà bằng phương pháp dân gian
Nếu như lá mơ mà chúng ăn thì sẽ tiêu hủy được con giun ở trong ruột. Còn hạt cau này để tẩy giun thì cho ăn buổi sáng lúc đói. Ba mươi phút đến một tiếng thì chúng sẽ đi ra ngoài ngay con giun trực tiếp luôn.
Bởi vì nó không tiêu hủy con giun mà làm say nên sẽ làm giun giảm khả năng bám, đi ra ngoài luôn.
Sau khi thái xong đâu đấy, băm nhỏ thì các bạn trộn với bột ngô để cho con gà dễ ăn. Còn đối với hạt cau thì ta dùng hai phần ba hạt cho gà to. Còn gà nhỏ thì chỉ một phần tư thôi không là chúng sẽ bị say. Lá mơ thì không sợ say nên các bạn cho ăn được càng nhiều cũng không sao.
Ví dụ như con gà nặng hai ký tám thì ta cho ăn hai phần ba hạt cau. Thường thường là chúng sẽ không tự ăn nên phải bón. Một tiếng sau thì mới cho ăn lại thức ăn ăn bình thường.
Còn lá mơ thì sẽ tẩy ở ngoài vườn, cho vào hỗn hợp bột ngô và lá mơ trên một ít nước. Sau đó trộn đều lên để gà vừa miếng, dễ ăn hơn.
Cứ làm theo theo phương pháp trên, mỗi tuần cho ăn một bận thì gà luôn luôn khỏe mạnh và nhanh lớn. Tẩy được giun sán để không chiếm chất hấp thu.
Tóm tắt cách tẩy giun cho gà
Tẩy giun cho gà bằng rau sam
Tùy từng vùng, cây cỏ quanh nhà có gì, cây gì dễ kiếm được thì dùng cái đó. Ví dụ như mùa nhiều rau sam thì ta hái về tẩy giun sán rất tốt mà cũng rất lành tính. Có thể cho ăn càng nhiều càng tốt và thay rau hàng ngày cũng được.
Tẩy giun cho gà bằng lá mơ
Đối với lại cây mơ lông cũng thế, ăn có thể lượng nhiều cũng được. Nhưng ta cũng nên cho ăn hạn chế loại này tuần một bận thôi. Bởi làm cho gà tiêu bớt mỡ nên thịt ra sẽ nhiều nạc một số người không thích.
Tẩy giun cho gà bằng hạt cau, bỗng rượu
Còn với số ít thì tẩy rất tốt bằng hạt cau. Còn nếu thả vườn thì cách nữa các bạn có thể cho bỗng rượu. Nếu mà có cho ăn thì cũng rất tuyệt vời. Vừa tẩy giun lại giúp tiêu hóa tốt, thèm ăn mau lớn. Con gà da lông mượt, khỏe.
Cách nhận biết gà bị nhiễm giun sán
Đối với chăn nuôi gà thả vườn thì thường hay mắc ba bệnh ký sinh đường máu, viêm ruột hoại tử, giun sán. Thì ba bệnh nếu mà trên lâm sàng không có kinh nghiệm và không quan sát kỹ. Thì hiện tượng chẩn đoán nhầm và lẫn lộn nhau.
Sau đây là biểu hiện lâm sàng đặc trưng của từng bệnh cũng như khi mổ bệnh tích để xác định.
Ký sinh đường máu thường diễn ra ở thời kỳ nắng nóng và mưa rào. Đây là do con dĩn là vật chủ chung gian. Thế vậy mà khi mắc thì cần chú ý. Chúng thường là gầy và đặc biệt là mào thường nhợt nhạt.
Biểu hiện thứ hai là gà thường chết lẻ tẻ, hay vào ban đêm va vào buổi sáng. Thứ ba gà thường đứng một chỗ hoặc tụm lại với nhau và rúc đầu và gốc cánh. Thứ tư là phân màu gạch cua hoặc màu gạch non và thậm chí là có hiện tượng lẫn cả màu xanh.
Và khi mổ khám thì đặc biệt là gan có hiện tượng sưng to và bị đổi màu. Hay nói cách khác là sưng to và có màu socola. Thì đó là các biểu hiện đặc trưng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà.
Bệnh thứ hai là viêm ruột hoại tử thì ở đây là chúng bị tiêu chảy rất mạnh lúc đầu. Lúc đầu là biểu hiện lỏng, màu vàng, bọt khí. Nhưng sau đó là nhiều nước, màu đen và mùi rất là khó chịu.
Khi mổ khám thì ruột mỏng và có chứa rất nhiều khí hoặc nhiều hơi. Thì đó là viêm ruột hoại tử.
Biểu hiện của gà bị nhiễm giun sán
Và thứ ba là giun sán thì gà vẫn ăn như thường nhưng còi cọc, chậm lớn, không lớn được. Và khi mổ khám thì ruột có giun và sán ở trong ruột. Thì đó là cách nhận biết ba bệnh trong bán chăn nuôi thả vườn, thả đồi.
Tẩy giun sán cho gà: Quy trình và liều lượng
Nhà tôi nuôi gà thịt được ba mươi lăm ngày. Xin hỏi nuôi chăn thả thì nên tẩy giun mấy lần?
Với nuôi nửa ở chuồng và nửa ra ngoài vườn, sườn đồi. Thì như vậy đàn gà sẽ dễ bị mắc giun sán, và tỷ lệ mắc rất cao. Do vậy để mà hạn chế tác động của giun sán với sự sinh trưởng của đàn gà. Thì cần phải tẩy giun sán như sau:
Khi gà bắt đầu được một tháng rưỡi thì tẩy. Tức là thả ra ngoài vườn đồi rồi đấy thì mới tẩy chứ còn ba mươi lăm ngày tuổi thì cũng chưa tẩy vội. Tốt nhất là đợi lên một tháng rưỡi còn ba mươi lăm ngày thì hơi sớm.
Thuốc tẩy giun sán cho gà
Và khi mà tẩy giun sán cho gà thì ta có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
MENBEDAZOL hay LEVAMISOL hay IVERMECTIN
Nhưng tốt nhất là dùng MENBADAZOL, tức là gì? Nó vừa có tác dụng tẩy sán, vừa có tác dụng tẩy giun tròn nên hiệu quả cao hơn. Trộn vào thức ăn buổi sáng, để gà ăn một lần, liều lượng theo trên bao bì sản phẩm.
Và phải tẩy hai lần trong một đợt, ví dụ như hôm nay tẩy thì bốn hôm sau lại tiếp tục dùng với liều lượng như lần một. Cho cả đàn gà ăn hoặc uống, và sau đó đến trước khi xuất bán một tháng hoặc nửa tháng thì lại dùng MENBEDAZOL tẩy lại một lần nữa.
Thuốc tẩy giun cho gà hiệu quả nhất
Nhà tôi có đàn gà một trăm con, đến nay đã được khoảng nửa cân. Một tuần trở lại đây thấy bị gầy đi rõ. Mổ khám thấy có nhiều giun, có cục trắng ở ruột. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục bây giờ ra sao?
Hiện tượng mà gà có nhiều giun thì cũng rất là dễ hiểu. Vì nhất là thả tự do hoặc nuôi chuồng nhưng vệ sinh thú y kém.
Nguy hiểm nữa tác động niêm mạc ruột gà là để kế phát các bệnh về đường ruột. Cho nên là ta thấy rằng là khi gà có giun chúng ta lập tức phải tẩy giun cho đàn gà.
Tẩy giun cũng rất đơn giản, đến hiệu thuốc thú y hỏi loại ghi rõ có tẩy được trên gà. Về pha gà uống theo đúng liều hướng dẫn của nhà sản xuất. Hiện nay có khá nhiều loại tốt ví dụ như dòng MENBADAZOL hoặc LAVAMISOL. Thì tất nhiên là những tên thuốc chúng ta khó nhớ, khi thấy các thuốc có những thành phần như vậy là rất tốt rồi.
Xử lý gà bị kén ruột
Còn hiện tượng ruột có cục trắng thì ở đây có hai khả năng. Thứ nhất là cục trắng ở phía ngoài ruột, tức là ruột chưa mổ ra đã thấy có những hạt lấm tấm trắng. Nhất là bám ở màng treo ruột cũng như là ở phía ngoài, những hạt cứng mà hình dung như là những hạt cơm.
Thì đây là dạng u cục, nhũng con như vậy chỉ có loại thải thôi. Rồi có cả ở các cơ quan khác nữa, nhiều con có cả ở gan, phổi, ngoài da,… Căn nguyên gây ra cũng phức tạp. Một, nếu mà cá biệt một vài con thì không ngại nhưng mà thường là do virus. Hiện nay chưa có vacxin phòng.
Chính vì vậy chỉ có loại thải, nuôi dưỡng tốt cho đàn gà có sức kháng tốt hơn. Phòng thì có thể bằng cách vệ sinh khu chăn nuôi, bắt gà giống khỏe mạnh. Từ những đàn gà bố mẹ không nhiễm bệnh vì đây là bệnh truyền dọc.
Thế còn nếu cục trắng ở trong lòng ruột, nhất là ở hai ruột thừ và ruột non. Thậm chí lấy kéo cắt thì thấy giòn sật sật. Thì đấy lại là dạng kén ruột, đây cũng là dòng ký sinh nhỏ tồn tại lâu ở cơ thể gà. Đơn bào ký sinh trong giun kim, thải ra ngoài có thể vào giun đất nên rất nhanh tái phát.
Dùng SULFAMONOXIN kết hợp DOXYCYCLIN, liều lượng theo bao bì nhà sản xuất. Cũng bổ sung trợ sức trợ lực, men sau khi hết liệu trình.
Phải luôn phiên chuồng nuôi và để trống chuồng sau mỗi lứa một tháng mới nuôi lại. Chúc bà con có những lứa gà khỏe mạnh, xuất bán được giá cao.
Theo: Thủy Tiên