Lưu ý khi tẩy giun cho gà, lịch tẩy giun, loại thuốc và cách thực hiện

Nhiễm giun sán là bệnh rất phổ biến ở gia cầm như vịt, gà. Cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh do giun sán gây ra là dùng thuốc tẩy giun. Vậy lúc nào thì nên tẩy giun cho gà thương phẩm? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu về giun sán ở gà

Giun sán là một loại sinh vật đa bào. Nó sống ký sinh ở cơ thể người hoặc động vật. Bệnh giun sán ở gà là một bệnh phổ biến và thường xảy ra. Một số loại giun sán phổ biến ở như:  

  • Giun tóc: nơi ký sinh là ở diều của gà
  • Giun đũa: thường ký sinh ở ruột non
  • Giun manh tràng

Nguyên nhân mắc bệnh giun sán ở gà

Bệnh giun sán ở gà là một loại bệnh thường gặp ở gà. Tình trạng này xuất hiện khi gà ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Hoặc trong các dụng cụ cho ăn, nước uống của gà có nhiễm ấu trùng giun sán. Ngoài ra một nguyên nhân khác đó chính là gà không được tẩy giun sán định kỳ.

Dấu hiệu của gà khi mắc giun sán

tẩy giun cho gà thương phẩm

Khi bị nhiễm giun sán, đàn gà sẽ có dấu hiệu chậm lớn, xù lông, yếu ớt, thiếu máu khiến cho mào và chân bị nhạt màu, kém ăn. Đặc biệt gà mái ít đẻ hơn. Lúc này, bà con cần lấy mẫu phân để gửi đi xét nghiệm ngay. Nếu gà bị nhiễm giun kin hoặc sán thì có thể quan sát bằng mắt thường, chúng sẽ có lẫn trong phân. 

Nên xem:   Công thức phối trộn thức ăn đủ dinh dưỡng cho ngan

Nhưng nếu gà nhiễm giun đũa thì chỉ có thể phát hiện thông qua xét nghiệm. Hoặc bà con có thể chọn lấy con gà nào gầy yếu để mổ khám nghiệm, nếu thấy ruột gà có nhiều giun nghĩa là đàn gà đang nhiễm giun khá nặng và cần điều trị gấp.

Lịch tẩy giun sán cho gà

tẩy giun cho gà thương phẩm

Gà nuôi theo kiểu nửa trong chuồng và nửa thả ngoài rất dễ mắc giun sán. Thời điểm tẩy giun cho gà tốt nhất là khi gà được 1,5 tháng. Trước khi xuất bán gà thương phẩm thì nên tẩy lại lần nữa để đảm bảo gà sạch bệnh, khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất chuồng.

Cách tẩy giun cho gà 

Trước tiên chúng ta cần xử lý giun và ấu trùng giun trong cơ thể gà. Bà con có thể sử dụng một trong các thuốc Mebendazol hoặc Levamisol hoặc Ivermectin, tốt nhất là nên dùng thuốc Mebendazol trộn vào thức ăn buổi sáng cho đàn gà. Nên tẩy giun làm 2 lần, lần nhắc lại thứ 2 cách lần đầu 4 ngày.

Bên cạnh đó cần cho gà uống Moxcolis với liều 1g/10kg/ngày. Thuốc được sử dụng liên tục trong khoảng từ 3 đến 5 ngày. Cho gà uống thuốc làm 2 lần trong ngày, 1 lần sáng và 1 lần chiều.

Bên cạnh việc sử dụng những thuốc đặc trị thì các bạn cũng nên cho gà sử dụng những loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho gà. Điển hình như: men vi sinh, các khoáng chất thiết yếu và vitamin. 

Nên xem:   Nuôi gà Ai Cập đẻ trứng thực sự có hiệu quả?

Một số loại thuốc bổ mà các bạn có thể tham khảo như: Lesthionin – thuốc có khả năng giải độc và tăng cường sức đề kháng. Thuốc này bạn pha với nước cho gà uống. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng Zymepro, trộn vào thức ăn cho gà sử dụng.

Hậu quả khi gà không được tẩy giun định kỳ?

Đối với gà, việc tẩy giun được thực hiện theo kỳ, khoảng 2 lần mỗi năm. Mỗi lần tẩy giun cách nhau 6 tháng. Những con gà không được tẩy giun đúng theo quy định sẽ mắc bệnh giun sán. Từ đó làm giảm sức đề kháng, gà gầy đi, ốm yếu và chết dần do không còn chất dinh dưỡng. Gà bị giun hút máu nên sẽ xuất hiện thiếu máu nhẹ.

Bệnh giun sán ở gà là bệnh làm giảm sút và gây thiệt hại cho năng suất trong chăn nuôi rất nhiều. Chính vì vậy các bạn hãy nhớ tẩy giun định kỳ cho gà nhé!

Cách phòng tránh gà bị mắc giun sán

Với một loại bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn như vậy chúng ta cần có biện pháp để phòng chống. 

  • Đầu tiên về vấn đề vệ sinh: Các bạn cần chú ý vệ sinh chuồng trại, chỗ ăn, chỗ uống cho gà sạch sẽ. Không cho gà ăn và uống thực phẩm bẩn, ôi thiu. Để chuồng gà ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và ấu trùng giun sán phát triển.
  • Sử dụng những loại chất độn khô. Ví dụ như trấu hoặc mùn cưa lên chuồng gà để giúp làm khô, khử mùi cho chuồng gà.
  • Phun thuốc sát khuẩn định kỳ cho chuồng gà. Thuốc sát khuẩn tiêu biểu được người ta sử dụng nhiều nhất hiện nay đó chính là thuốc Bestaquam-S. Phun với liều 6ml/ 1 lít nước, phun khoảng 50m2.
  • Tẩy giun định kỳ cho gà 6 tháng 1 lần để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh và không bị mắc bệnh.
Nên xem:   Hướng dẫn điều trị gà bị chướng diều

Câu hỏi về bệnh giun sán ở gà

tẩy giun cho gà thương phẩm

Tôi nuôi gà thương phẩm. Xin hỏi chuyên gia nông nghiệp thời điểm nào nên tẩy giun cho gà thương phẩm?

  • Sau khi gà được khoảng 1,5 tháng bạn đã có thể tẩy giun cho gà bằng những thuốc đặc trị. Nên tẩy giun cho gà đúng theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Bên cạnh đó bạn cần cho gà sử dụng các vitamin và thuốc bổ để tăng sức đề kháng.

Những lưu ý khi tẩy giun sán cho gà

Khi tiến hành tẩy giun sán cho gà cần cách ly những gà bị nhiễm bệnh với những con gà còn khoẻ mạnh. Việc làm này sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo giữa các con gà thậm chí là giữa các đàn gà với nhau.

Video hướng dẫn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho gà. Những loại thuốc này được bán rất nhiều ở cửa hàng thú y. Các bạn có thể mua được với mức giá rất phải chăng. Hãy phòng tránh và tẩy giun cho gà theo định kỳ để đàn gà luôn khỏe mạnh các bạn nhé! 

Theo: Nguyễn Hiền

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận