Hướng dẫn điều trị gà bị chướng diều

Một số hộ nuôi gà hay gặp gà bị chướng diều, bỏ ăn rồi có xử lý nhưng không đúng cách, đúng thuốc. Vậy gà bị chướng diều đầy hơi do những nguyên nhân gì? Là bệnh gì? Các cách xử lý tốt nhất để giảm thiệt hại. Xin mời bà con tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.

Gà bị chướng diều

Thuốc đặc trị bệnh chướng diều, gà rù

Nhà tôi có đàn gà đẻ đã được hơn sáu tháng tuổi. Thỉnh thoảng chúng bị chướng diều, trở nên cứng không ăn gì và chết. Tôi đã xử lý cho uống tụ huyết trùng nhưng không khỏi. Xin hỏi gà đã bị bệnh gì và cách chữa trị?

Với tình trạng trên thì chuyên gia cho rằng đàn gà đã bị mắc bệnh newcastle. Và để khắc phục thì cần làm theo hướng dẫn sau:

Gà mà bị chướng diều rồi thì chướng diều không tiêu. Thì đấy không phải là tụ huyết trùng mà đó là biểu hiện của newcastle. Còn cũng có thể là do nấm diều và nó sẽ gây ra hiện tượng liệt diều.

Thế cho nên trong trường hợp này chúng ta phải điều trị newcastle và nếu có nghi ngờ nấm diều ta sẽ điều trị cả sang nấm diều. Chứ không thể là dùng thuốc tụ huyết trùng để điều trị thì dứt khoát không có hiệu quả là phải.

ga bi chuong dieu

Cách trị gà bị chướng diều

Thế thì chúng ta sẽ làm theo các hướng dẫn sau:

Đầu tiên là phải tiêm lại vacxin newcastle hệ 1. Dứt khoát phải tiêm lại, không tiêm không giải quyết được vấn đề.

Thứ hai là cho uống toa thuốc FUNGICID Thái + T. COLIVIT + T. CÚM GIA SÚC + SUPER VITAMIN. Mỗi loại vừa rồi một gam hòa chung với mười gam đường và một lít nước sạch. Cho gà uống liên tục bốn ngày đêm.

Tin rằng nếu thực hiện điều trị đúng như trên thì bốn hôm sau sẽ khỏi.

Gà ủ rũ chướng diều

Cũng là một câu hỏi khác liên quan đến bệnh trên đàn gà. Gia đình tôi nuôi gà được 45 ngày tuổi. Mấy hôm nay có thấy ủ rũ bỏ ăn. Quan sát thấy đi phân nhiều nước, màu trắng và xanh lá. Một số con thì lại có hiện tượng bị liệt chân, hiện đã chết sáu con.

Cách đây bốn hôm thì còn thấy gà đi ngoài phân xanh sáp. Nên là đang xử lý theo hướng cho đàn gà uống thuốc cầu trùng. Xin hỏi gà bị bệnh gì và cách khắc phục như thế nào?

Theo thông tin cung cấp như trên, chuyên gia thấy biểu hiện được miêu tả khá nhiều. Nhưng theo chuyên gia thì đây chính là newcastle ghép với đầu đen. Nhớ là newcastle ghép với bệnh đầu đen. Và cách điều trị như sau:

Một là tiêm lại vacxin newcastle. Đối với ở miền bắc thì chúng ta dùng H1 còn ở miền nam thì chúng ta dùng chủng M1.

Nên xem:   Trứng chim bồ câu bị ung, thối khi ấp - Nguyên nhân và cách khắc phục
ga bi chuong dieu

Thứ hai là chúng ta dùng toa thuốc đặc trị bệnh đầu đen gồm:

+ Tiêm bắp T. AVIBRASIN, thì chúng ta tiêm với liều là 1 ml cho ba đến bốn cân thể trọng. Gà lớn thì bốn cân, gà con thì ba cân. Một lần mỗi ngày và cố gắng là tiêm đủ ba ngày. Còn nếu không thì ít nhất là phải hai lần hai ngày.

+ Cùng với tiêm thuốc trên thì chúng ta phải cho cả đàn uống thuốc SUNDEPOT 3 ml + T CÚM GIA SÚC + GIẢI ĐỘC GAN THẬN LÁCH TA và nếu có nữa thì SUPER VITAMIN. Mỗi loại một gam pha chung với SUNDEPOT 3 ml vào trong một lít nước cho gà uống liên tục trong bốn ngày đêm.

Làm đúng như phác đồ điều trị thì bốn ngày sau đàn gà sẽ khỏi.

Gà bị rụng lông

Gà được ba tháng tuổi cứ bị rụng lông. Không mổ lông nhau nhưng mà vẫn bị rụng, đã cho uống DECOMEX mà không khỏi. Hỏi bị bệnh gì và cách trị như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi thì chuyên gia đề nghị quan sát kỹ hơn trên thân mình con gà. Xem lông bị rụng hay là đứt. Bởi khi đứt lông thì là một khái niệm khác còn rụng lông thì là một khái niệm khác, bệnh lý khác. Cho nên là cần quan sát kỹ để không có nhầm lẫn giữa đứt lông và rụng lông.

Ở đây trả lời câu hỏi liên quan đến rụng lông thì cần làm những việc như sau:

Thứ nhất là cần cải thiện vệ sinh chăn nuôi. Đặc biệt là mùa mưa phùn ẩm ướt. Khu nuôi lúc nào cũng phải khô rái thoáng đãng. Sân chơi thì cũng liên tục phải được khử trùng tiêu độc cho tốt.

Xung quanh đó nếu như cần thấy phải phát quang thì nên phát quang. Còn nếu như mà nuôi thả vườn dưới những hàng cây nhãn hoặc vải gì đấy thì cỏ càng nhiều càng tốt.

Thứ hai là xem lại vấn đề dinh dưỡng. Gà nuôi được ba tháng rồi sắp được xuất rồi. Chắc là nuôi thêm tháng nữa rồi xuất thôi, nếu là nuôi gà thịt thì sẽ xuất gà khoảng bốn tháng – một trăm hai mươi ngày.

Thế bây giờ nó rụng lông tức là nó xấu về hình ảnh, xấu về mỹ vị mỹ quan. Cho nên là muốn cải thiện vấn đề này thì dứt khoát phải quan tâm lại vấn đề dinh dưỡng. Đặc biệt là vấn đề đạm và các nguyên tố vi lượng.

Lưu ý khi gà bị rụng lông

Nếu như mà cần thiết thì nên bổ sung là hai gam EMBRIO nhớ là để cho tăng cường phát triển lông. Rồi da dẻ, da chân da mỏ được bóng bẩy. Và con gà nó đẹp về mặt mỹ quan để có giá cả bán được cao hơn.

Thế nên là cần bổ sung hai gam EMBRRIO – STIMULAN và hai gam DOXYVIT THÁI cho một cân thức ăn. Cho ăn liên tục từ nay đến trước khi bán một tuần. Thì như vậy sẽ cải thiện được rất nhiều vấn đề đặc biệt về bộ lông và bộ da. Da dẻ sẽ mượt mà, bộ lông sẽ mọc tốt và mượt hơn.

Và cuối cùng thì cũng không loại trừ tác động xấu của ký sinh trùng máu. Vì có thể là đàn bị ký sinh trùng máu ở thể mãn tính. Và đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến bị rụng lông rồi là có những biểu hiện khác nữa làm cho sức khỏe không tốt lắm.

Nên xem:   Các giống gà thịt ngon nhanh lớn - "tốt nhất" nhiện nay

Vậy thì nên dùng một toa trị ký sinh trùng máu bốn ngày gồm:

T CORYZIN + T CÚM GIA SÚC + GIẢI ĐỘC GAN THẬN LÁCH TA + SUPER VITAMIN

Mỗi loại hai mươi gam trên một tạ gà, ăn uống trong ngày và dùng bốn ngày. Sau đó thì dùng thêm thuốc bổ như hướng dãn bên trên liên tục đến một tuần trước khi xuất chuồng.

Gà bị viêm ruột hoại tử

Gà nhà tôi bị viêm ruột hoại tử. Đã dùng ENROFLOXACIN 5% trong ba hôm, cho uống tám tiếng. Xin hỏi làm như vậy có đúng hay không?

Thứ nhất là chuyên gia cho rằng bản thân thuốc trên đã dùng thuộc nhóm quinolon không điều trị được viêm ruột hoại tử. Thì nói đến đây ta phải chú ý rằng nguyên nhân là vi khuẩn gram dương, yếm khí tạo ra. Mà tất cả nhóm thuốc quinolon không có tác dụng với chúng.

ga bi chuong dieu

Vậy thì cho uống thuốc trên thứ nhất là không đúng. Thứ hai là hàm lượng 5% pha là quá nhiều. Chuyên gia khuyên tót nhất là không dùng thuốc trên. Mà dùng các kháng sinh thuần nhóm cefalosporin như:

AMPICILIN hoặc AMPICOLI hoặc CLOXACILLIN hoặc AMOXICILLIN…

Thì tất cả những cái thuốc trên có tác dụng tốt với vi khuẩn gây viêm ruột hoại tử.

Gà bị đầy hơi chướng diều

Trị bệnh đầy hơi chướng diều cho gà

Nhà tôi nuôi đàn gà thương phẩm được sáu trăm con. Đã nuôi được sáu tháng rồi nhưng mười hôm nay thì thấy nhiều con đi ngoài phân nước trong lẫn những hạt xanh.

Cùng với đầy hơi chướng diều, sau đó một hôm thì không ăn nữa rồi chết. Sờ vẫn thấy mình còn nóng. Đã bị chết một trăm con, khi chết thấy mỏ có chảy nước ra. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Như vậy là đàn gà đã bị bệnh khoảng mười hôm rồi mà lại có những triệu chứng như thế này. Thực tế nó không phải chết ngay và biểu hiện rất rõ của đầy hơi chướng diều. Thế rồi là chảy dãi rồi đi tiêu chảy là chuyên gia nghi nhiều đến bệnh newcastle.

Cách chữa trị

Đối với những đàn mà nuôi như thế này thì cách phòng tốt nhất là sẽ phòng bệnh gà dù hay bệnh newcastle. Bằng biện pháp nhỏ vacxin LAZOTA khi còn bé. Theo quy trình đã hướng dẫn là nhỏ vào lúc bảy ngày, hai mốt ngày và ba mươi lăm ngày.

Sau đó nhất định sau bảy mươi ngày phải tiêm newcastle hệ 1. Bây giờ nó đang bị như thế này rồi thì cách xử lý là phải tiến hành phun sát trùng để diệt mầm bệnh. Thứ hai nữa tức là phải mua luôn kháng thể KTG để tiêm.

Bởi trong kháng thể này có kháng huyết thanh có thể tiêu diệt được mầm bệnh. Tiếp theo nữa là nếu như đàn gà đã xác định làm được vacxin LAZOTA một hai lần rồi. Thì bây giờ sẽ mua newcastle tiêm thẳng vào trong đàn ngay.

Còn nếu như giả sử đàn này mà còn nghi ngờ chuyện chưa làm LAZOTA. Thì sẽ mua về làm với liều gấp đôi. Và sau đó mười bốn hôm sau mới làm newcastle. Còn ngoài ra thì không được dùng kháng sinh. Bởi bệnh này không có khả năng điều trị bằng kháng sinh.

Nên xem:   Khắc phục ngan bị ho khẹc, chảy nước mũi, tiêu chảy phân xanh trắng đen

Cho nên rằng là chỉ có cho uống nước đường gluco cộng với lại T cúm gia súc tức là thuốc hạ sốt. Thứ ba nữa là điện giả và thứ tư nữa là B complex. Thì biện pháp như vậy mới có khả năng là giảm thiệt hại thôi chứ không dám nói là điều trị được 100%. Tức là giảm tỷ lệ chết đi.

Gà ủ rũ chướng diều là mắc bệnh gì?

Nhà tôi có đàn gà bốn trăm con được hai tháng. Hiện nay thấy phân có màu trắng, chướng diều, ăn kém, rù gà. Mổ khám thì tim vàng đục, không thấy biểu hiện khác. Đã dùng thuốc năm ngày nhưng không khỏi. Xin hỏi đã bị bệnh gì và cách chữa trị?

Chuyên gia cho biết rằng đàn đi ngoài phân trắng thuộc về những bệnh như sau. Thứ nhất là cúm, thứ hai là giai đoạn cuối của đầu đen. Thứ ba là viêm phế quản thể thận, thứ tư là bệnh gút tức là nhiễm độc muối.

Xử lý gà bị chướng diều, ủ rũ

Thế thì với triệu chứng này ở đây chúng ta cần quan tâm thêm. Là tim trong bao dịch thẩm xuất màu vàng đục. Thì điều này có nghĩa là hiện tượng tương đối xấu. Tức là nghiêng về cúm nhiều hơn. Và vì thế cho nên hiệu quả điều trị phụ thuộc vào vấn đề là đã tiêm vacxin cúm trước đây chưa.

Nếu đã tiêm rồi thì theo hướng dẫn xử lý còn chưa tiêm thì nên báo cho cơ quan thú y gần nhất để họ lấy mẫu xét nghiệm. Còn cách xử lý như sau:

Một là tiêm lại hai vacxin cúm H5N1 RE6 và NEWCASTLE H1. Đồng thời cho uống vacxin IB thể thận ( có thể dùng IB 88 hoặc IB 4/91).

Sau đó thì lấy toa thuốc gồm có SULDAPOT 2 ml, K LION là thuốc của người chứa 500 mg thì dùng một viên. TA ADE-C 1 gamvà super vitamin 1g pha chung vào với mười lăm gam đường và một lít nước.

Cho uống liên tục trong bốn ngày đêm. Thì nếu như là newcastle ghép đầu đen sẽ khỏi cò nếu cúm thì sẽ chống đỡ được. Còn nếu như trước đó chưa tiêm cúm lần nào thì như chuyên gia đã nói tiên lượng là xấu.

Cách bố trí máng ăn

Điều trị gà bị chướng diều, xù lông, khô chân.

Đó là dấu hiệu của 1 trong 2 bệnh

– Thứ nhất là bệnh nấm diều, nguyên nhân là do thức ăn

Cần cho gà ăn thức ăn sạch, nhất là đường nước uống, cần sục rửa đường nước uống cho gà

Điều trị nấm diều, cần cho gà uống thuốc SUNFAT ĐỒNG 0,1% hoặc NITATIN trộn vào thức ăn cho gà

– Thứ hai là sinh hơi ở diều: Đây là bệnh nằm trong chuỗi của bệnh Newcastle

Cho uống NƯỚC TỎI và điều trị theo hướng bệnh Newcastle

Cần kiểm tra màu phân của gà để có hướng điều trị chính xác.

Xác định bệnh và điều trị chính xác là kiến thức cần phải chuẩn bị để chăn nuôi thành công. Mong rằng đã giúp ích cho bà con có thêm kinh nghiệm để nhận biết và phòng trị bệnh trên gà.

Theo: Thủy Tiên

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận