Tìm hiểu về bệnh TỤ HUYẾT TRÙNG ở lợn

Trong chăn nuôi thì phòng và trị bệnh là một vấn đề lớn và bệnh tụ huyết trùng ở lợn luôn có ở khắp mọi nơi, ảnh hưởng đến nền kinh tế chăn nuôi của người nông dân. Hướng dẫn cách điều trị và các thuốc điều trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn.

Bệnh tụ huyết trùng lợn

Nhà tôi có đàn lợn 20 con. Hai đến ba hôm nay thì hai con lợn bỏ bữa, mệt mỏi, nghiến răng, dãy và sau đó chết. Hiện đã dùng macavet và thuốc hạ sốt. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Với những triệu chứng trên, chuyên gia rất chú ý đến dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng cấp tính. Bởi vì khi nuôi thì các bạn cần đặc biệt chú ý đến việc tiêm phòng bốn bệnh nhỏ cho lợn. Xin nhắc lại bốn bệnh nhỏ cần chú ý đó là tiêm vacxin dịch tả lợn.

benh tu huyet trung o lon

Thứ hai nữa là phải tiêm vacxin tụ huyết trùng và vacxin đóng dấu. Ngoài ra hiện nay cần phải tiên cả vacxin tai xanh. Nếu các bạn bỏ qua tất cả các vấn đề này thì nguy cơ mắc bệnh đối với đàn lợn là rất lớn. Nhất là với các đồng bào thường hay chăn nuôi lợn theo cách tự nhiên. Rất lười tiêm phòng cho lợn và ngại trong vấn đề tiêm phòng.

Không biết là bà con ngại vấn đề gì hay là sợ tốn tiền. Nhưng thực ra giá trị để tiêm phòng không tốn bao nhiêu cả. Nếu như không tiêm phòng thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn.

Hiện tại ở đây đã chết hai con rồi. Cần xem lại mười tám con kia, nếu chúng vẫn khỏe mạnh bình thường mà chưa được tiêm phòng những loại vacxin như chuyên gia nêu trên. Thì cần phải ngay lập tức tiến hành tiêm phòng ngay. Không được chần chừ.

Các thuốc điều trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn

Thế nhưng phải nhớ là không phải tiêm liền luôn. Cần ưu tiên dùng thuốc để điều trị dự phòng cho mười tám con kia trước. Coi như vậy là tiêm cho những con nào nó yếu mà nó có dấu hiệu kém ăn thì cần tiêm. Còn những con nào vẫn ăn bình thường thì không tiêm và trộn thuốc vào cho nó ăn.

Các bạn có thể dùng trộn TETRACYLIN, những con khỏe thì trộn thêm TETRACYLIN. Trộn theo liều lượng và cho ăn liên tục trong mười ngày. Và nó khỏe mạnh bình thường thì là tốt.

Còn những con nào nó yếu thì bạn cần tiêm  KANAMYCIN hoặc không có thì bạn tiêm TETRACYLIN nước hoặc là nếu không tiêm STREPTOMYCIN. Kết hợp với VIT C, ANAGIN, B1.

benh tu huyet trung o lon

Và đấy là các bạn sẽ dùng hai cách điều trị sơ bộ trên đàn lợn như vậy. Thế và kết hợp với phun sát trùng. Sau khi thấy mười tám con lợn này khỏe mạnh. Chúng đùa nghịch ở trong chuồng và tức là chúng ta cảm thấy nó thực sự khỏe mạnh. Thì khi đó tiến hành tiêm vacxin phòng cho chúng tôi ngay.

Nên xem:   Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt siêu nạc cơ bản

Điều trị bệnh tụ huyết trùng cấp tính ở lợn

Xin hỏi chuyên gia cách điều trị bệnh tụ huyết trùng cấp tính cho lợn như thế nào?

Chúng ta biết rằng bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn gram âm gây ra. Đối với lợn, trâu thì chủng D của vi khuẩn này là nguy hiểm nhất.

Nói chung là bệnh tụ huyết trùng với gia súc nói chung và đối với lợn nói riêng thì đều có cách điều trị giống nhau. Bởi chủng vi khuẩn gây ra bệnh này có tính nhạy cảm rất lớn với CEFTIOFUR và …

Cho nên cách điều trị như sau:

Buổi sáng thì các bạn lấy CEFTIOFUR. Tiêm một gam trên một tạ lợn mặc dù trên bao bì nhãn mác các nơi đều ghi liều lượng là một gam cho hai trăm lợn. Nhưng theo chuyên gia mũi đầu tiên chỉ nên tiêm cho một trăm cân thôi.

Thuốc được đóng dưới dạng lọ một gam cùng với lọ dung môi 20 cc. Thì các bạn ước lượng xem con lợn bao nhiêu để rút ra pha 1cc tiêm cho mười cân. Nếu là một gam cho một tạ thì chỉ pha tối đa là mười cc. Đấy thì chú ý là như vậy.

Thế với mũi thứ hai thì các bạn tiêm giảm sốt là ANAGIN C. Bởi vì tụ trùng bao giờ cũng kèm theo sốt rất cao. Thế cho nên là bắt buộc phải có ANAGIN. Thế còn tại sao lại phải dùng ANAGIN C? Đó là bởi vì trong đó có thêm vit C để một phần nâng cao sự bền vững thành mạch. Để tránh sự tụ huyết, nhu động thành mạch tốt và điều nữa là giảm sốt.

Thuốc chữa tụ huyết trùng cấp tính cho lợn

Buổi chiều thì các bạn tiêm TIALIN THÁI và CAFEIN.

Thế TIALIN THÁI là thuốc đặc trị huyết trùng rồi. Thế còn CAFEIN ở đây là gì? Đã nói đến tụ huyết trùng là nó liên quan đến nhịp thở, nhịp tim. Đặc biệt là rất dễ chết vì nó trụy tim, cho nên dứt khoát phải có trợ tim.

Thuốc trợ tim phổ biến nhất chúng ta có thể dùng là CAFEIN hoặc là SROPHANTIN hoặc là KARDIN,… Thì tất cả những thuốc ấy là thuốc trợ tim. Tuy nhiên rẻ tiền, hiệu quả, phổ biến nhất thì lại là CAFEIN. Do vậy nên dùng thuốc đó.

Thế thì đối với TIALIN THÁI thì các bạn dùng 1 ml và CAFEIN cũng dùng 1 ml.

Trong trường hợp này thì hai thuốc này các bạn pha trộn lẫn được với nhau. Rồi bạn tiêm cho mười cân heo. Làm như vậy các bạn chỉ cần tiêm ba ngày là lợn sẽ khỏi bị tụ huyết trùng.

Nên xem:   Kỹ thuật thiến heo để heo nhanh lớn

Cách trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn

Gia đình tôi chăn nuôi lợn thương phẩm được hơn bốn tháng. Chúng có triệu chứng mệt mỏi, sốt, da ửng đỏ. Những con bị nặng thì bỏ bữa. Xin hỏi đã bị bệnh gì và cách chữa trị?

Sau khi mà tiêm vacxin tai xanh thì nó có dấu hiệu như vậy. Đó là những dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng. Thế thì như vậy bản thân nó là đã có mầm bệnh vi khuẩn tụ huyết trùng ở đó rồi. Và nó đang ở thời kỳ nung bệnh chứ chưa phát bệnh lâm sàng.

benh tu huyet trung o lon

Nhưng khi mà đưa vacxin tai xanh vào thì nó làm cho quá trình phát bệnh xảy ra nhanh hơn. Và nó có dấu hiệu như vậy. Thế thì cách giải quyết theo chuyên gia cần phải sử dụng phác đồ như sau:

Phác đồ điều trị

Dùng thuốc ENROFLOXACIN hoặc thuốc DOXYCYCLINE, theo chuyên gia thì ngày đầu tiên tiêm bắp hai mũi kháng sinh. Buổi sáng một mũi và buổi chiều một mũi. Bắt đầu từ ngày thứ hai thì tiêm bắp một mũi. Thế và liêu trình trong năm hôm liền, liều dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Và bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây bệnh thì các bạn cần phải chú ý nâng cao sức đề kháng cho đàn. Bằng cách dùng thuốc CAFEIN kết hợp với cả VIT B1, C. Tiêm bắp một lần trên ngày trong năm ngày liền. Để cải thiện vấn đề hô hấp và tuần hoàn.

Thế còn trong trường hợp này là đương nhiên con lợn bị sốt rồi. Chúng ta phải dùng thuốc hạ sốt, tức là ANAGIN C tiêm bắp ba hôm liền, mỗi hôm một lần. Thì như vậy nhiệt độ sẽ kéo trở lại trạng thái bình thường.

Khi đó ta dùng ngay thuốc bổ KATOSAN mười % tiêm bắp một lần trên ngày. Tiêm bắp ba ngày. Thì với phác đồ điều trị như vậy chúng ta sẽ khắc phục được hiện tượng trên.

Lý do chính khiến lợn bị tụ huyết trùng thể cấp tính

Gia đình tôi có nuôi đàn lợn thịt bốn mươi con. Hiện đã đạt khối lượng sáu mươi cân mỗi con. Lợn chết đột ngột sau hai tiếng đồng hồ. Trước khi chết có biểu hiện là khẹc và đã chết mất ba con. Mổ ra thì thấy tim có bọc nước ở ngoài. Xin hỏi lợn đã bị bệnh gì và cách chữa trị?

Với những mô tả như trên thì chuyên gia cho rằng đây là biểu hiên heo đã bị mắc bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính. Chết rất nhanh, tức là sau khi phát bệnh chỉ vài tiếng đồng hồ là chết ngay. Thế mà để điều trị bệnh này thì chyên gia tư vấn như sau:

Thuốc điều trị

Trong trường hợp lợn bị thể cấp tính như thế khi phát hiện cái thì mình phải làm thuốc kháng sinh. Tiêm với liều tấn công ngay luôn. Có thể lựa chọn EROFLOXAXIN hoặc AMOXICILLIN.

Nên xem:   Tìm hiểu về Heo Mọi - mua heo mọi con làm giống ở đâu?

Thế và ngày đầu tiên thì tiêm hai mũi kháng sinh vào sáng một mũi, chiều một mũi. Và thậm chí nếu cần thiết thì ngày thứ hai có thể tiêm sáng một mũi, chiều một mũi nữa. Và bắt đầu ngày thứ ba trở đi thì mình tiêm mỗi ngày một mũi và đủ liệu trình năm ngày liền.

Liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì. Bên cạnh đó thì ta phải sử dụng thuốc kích thích, nâng cao thể trạng cho cơ thể. Ví dụ CAFEIN kết hợp với VIT B1, C. Tiêm bắp một lần trên ngày trong ba đến năm ngày liền.

Trong trường hợp này bị sốt rất cao nên phải dùng ANNAGIN C tiêm bắp trong ba ngày. Để đưa nhiệt độ về mức ổn định. Thêm với thuốc bổ cho lợn nhanh hồi.

Thì với liệu pháp điều trị như vậy thì chắc chắc rằng bệnh sẽ khỏi được. Tất nhiên là chung ta cần phải chú ý với bệnh này mà bị cấp tính như thế. Thì như vậy tức là mình sau đó phải dùng vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng để tiêm phòng cho chúng.

Lợn bị phản ứng với vacxin và bị bệnh tụ huyết trùng

Gia đình mới tiêm vacxin ghép cho heo gồm tụ huyết trùng và phổi dính sườn. Lợn có biểu hiện nổi nốt đỏ toàn bộ cơ thể, cộng với biểu hiện hơi tăng nhiệt độ. Xin hỏi đã bị gì và hướng xử lý như thế nào?

Với đàn lợn của gia đình tức là sau khi mà phòng vacxin nhị giá tụ huyết trùng và viêm phổi dính sườn. Thì sau đó có hiện tượng tức là nổi mẩn như vậy. Ở đây chuyên gia cho rằng đó là phản ứng của thuốc. Và đồng thời cũng có thể là do bản thân đàn lợn này đã bị nhiễm vi khuẩn tụ huyết trùng.

benh tu huyet trung o lon

Nhưng bị nhiễm vi khuẩn này đang trong thời gian lúc mà nó chưa phát thành. Thế thì sau khi có tác động của vacxin vào thì nó tạo điều kiện để cho mầm bệnh phát triển hơn. Cho nên bao giờ cũng dẫn đến hiện tượng trên.

Thế thì để giải quyết vấn đề, chuyên gia tư vấn nên sử dụng thuốc mẫn cảm với vi khuẩn tụ huyết trùng.

Thuốc mẫn cảm với vi khuẩn tụ huyết trùng

Đó là ENROFLOAXIN hoặc là DOXYCYCLIN hoặc có thể dùng OXYTETRACYCLIN. Tiêm bắp một lần trên ngày và liệu trình điều trị là năm ngày liền. Liều sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Bên cạnh có kết hợp nâng cao sức đề kháng, thuốc hạ sốt, thuốc bổ trong ba đến năm ngày. Để khống chế vấn đề trên.

Tuy nhiên ở đây là đã tiêm vacxin rồi cho nên là các bạn không cần phải tiêm nhắc lại vacxin nữa.

Chuyên gia cho rằng cần phải chú ý đặc biệt đối với đàn lợn trước khi tiêm. Theo đó cần cho uống chất điện giải GLUCO C với VITAMIN TỔNG HỢP. Cho uống một ngày hoặc hai ngày trước khi tiêm vacxin.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận