Hướng dẫn cách chăm sóc lợn nái sau sinh

Phối giống cho lợn xong, áp dụng tốt kỹ thuật đỡ đẻ giảm được hao hụt ít nhất. Để giúp lợn nái hồi phục và nhanh vào lại lứa mới. Chúng tôi hướng dẫn các bác chăm sóc lợn nái sau sinh cả lợn mới sinh lứa đầu hay bị viêm nhiễm…

Sản dịch heo nái sau sinh

Lợn nái sinh xong chăm sóc ra sao? Mấy hôm thì lợn ra hết sản dịch, màu sản dịch ra sao được coi là có vấn đề?

Trước hết chúng ta quan niệm sau hoặc tại quá trình sinh, lợn nái nằm ở mức thể trạng cơ thể cực yếu. Nhất là nhiều nái kiệt sức sau sinh.

Có nhiều ca nhất là lợn nái đẻ lắm, đẻ khó dẫn tới khả năng co bóp bị giảm sút. Cho nên có một số vấn đề như là sót nhau.

Hoặc cũng vì một lí do nào đó mà cách can thiệp bởi chúng ta dẫn tới viêm tử cung, viêm vú… Người nuôi lợn nái có kinh nghiệm mới biết là sản dịch. Âm hộ có ra nước lúc đẻ xong, nước này chủ yếu là nước bào thai, nước ối còn lại.

cham soc lon nai sau sinh

Cùng với những chất khác ta là nhau phải được đào thải ra ngoài. Thời gian đào thải ra ngoài thường lợn đẻ xong chỉ ba đến sáu tiếng là phải rất sạch. Thậm chí là không tới ba tiếng sạch sẽ. Và sau sáu tiếng còn ra nữa hầu như trở nên không còn màu sắc.

Nếu có nữa chỉ nhờ nhờ thôi, và tới hai bốn đến bốn mươi tám tiếng thì sạch. Đấy là trường hợp sản dịch sinh lý ổn định là như vậy.

Sản dịch bất thường

Trường hợp sau một hai tiếng dịch ít nhưng lại màu thâm, màu đen. Còn cả mùi khó ngửi, và nếu như chậm nữa một hai hôm thì lại còn xuất hiện mủ. Với trường hợp này chúng ta thấy vậy là có vấn đề rồi.

Vấn đề này tạo ra ở đâu? Chính là viêm tử cung, chủ yếu là do sót nhau. Cho nên nếu chúng ta can thiệp không kịp dẫn đến viêm sang đường ống dẫn trứng.

Lâu ngày viêm sang đến vòi trứng thì lợn sẽ vô sinh. Lợn nái mà vô sinh thì thiệt hại là vô cùng lớn. Cho nên cần thiết chúng ta đưa vào những giải pháp ngừa, chống với công tác chăm sóc lợn nái sau sinh.

Để mà ngừa sót nhau thì trước hết chúng ta phải nuôi lợn nái sinh sản đúng kỹ thuật. Trong đó khẩu phần ăn rồi vận động phải được đảm bảo. Thì lúc sinh lợn dễ dàng và đúng với đặc điểm sinh lý vào giai đoạn sinh sản.

Nên xem:   Lợn nái bị viêm khớp cấp tính nên điều trị thế nào

Thứ hai để mà ngừa phòng viêm tử cung và sót nhau thì chúng ta phải quan sát suốt thời gian. Để thấy rằng nếu ra nhau hết thì không vấn đề gì. Nhưng mà ra chậm hoặc còn sót thì phải hỗ trợ ngay.

Xử lý lợn bị viêm tử cung

Can thiệp như thế nào? Trong các trường hợp thì chúng ta nên thụt rửa dạ con bằng T Metrion. Có thể hâm nóng nó lên khoảng ba mươi sáu độ. Tiếp đó vòi dẫn tinh ta đưa ngược lại dạ con, mỗi nái cần một chai nửa lít thôi sẽ đủ.

Quan sát chưa thấy viêm thì ta có thể thụt ngày đầu hai bận. Hoặc nếu chưa cần thiết lắm thì một bận thôi. Và đấy là vấn đề thụt rửa, T Metrion này có hai ba tác dụng.

Thứ nhất là tăng sự nhu động của dạ heo nái giúp đẩy các chất sót ra. Thứ hai là làm bở nhưng mảng còn bám vào dạ con hay đúng hơn là dễ bong tróc. Và thứ ba đó là tác dụng sát trùng cục bộ dạ con.

Xong rồi thì chúng ta nên cho một liều kháng sinh + kháng viêm. Ở đây rất phổ thông mà hiệu quả, đó chính là Lincogen LA + Dexa Thái. Mỗi loại ta lấy 1 cc trộn lẫn tiêm cho 10 cân lợn, tiêm hai lần một hôm từ hai đến ba hôm.

Tóm tắt

Gặp cả viêm và không viêm đều làm theo cách này chăm sóc lợn nái sau sinh. Thì tự nhiên là chúng ta đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nái. Không phải bận tâm có xuất hiện viêm tử cung sau này.

cham soc lon nai sau sinh

Khi làm như vậy thì dứt khoát là sẽ ảnh hưởng tới lợn nái. Tại đấy oxytocin ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa của heo nái.

Ta cũng tiêm thêm vì nó vừa có tác dụng tăng tiết sữa. Vừa giúp tăng có bóp để đẩy các chất cặn ở dạ con ra ngoài. Liều rất đơn giản, ta dùng thấp và đủ thì 20UI cho một tạ lợn một lần. Mỗi hôm hai bận, chỉ cần một đến hai hôm thôi không phải dùng dài.

Vậy là chúng ta vừa chống được viêm tử cung, vừa cung cấp đủ lượng cho lợn con bú. Như vậy là việc tránh sót nhau, viêm tử cung. Giúp khả năng tiết sữa, phục hồi dạ con thật ổn định.

Cách chăm sóc lợn nái sau sinh

Lợn sinh phải bổ sung dinh dưỡng như thế nào? Phải chú ý như thế nào? Hướng dẫn các bác cách nuôi lợn nái sau sinh chuẩn nhất..

Cách chăm sóc lợn nái sau sinh để heo con khỏe mạnh

Chế độ ăn

Thời điểm sinh nó mất khá sức nên khi chúng ta bớt lượng ăn lại. Ba hôm đầu chúng ta đừng nên cho ăn quá nhiều bà con nhé. Cho ăn nhiều kéo theo sữa tiết nhiều, khi đó heo con dùng chưa hết sẽ dễ bị viêm vú.

Nên xem:   Một vài kinh nghiệm nuôi heo thịt thành công trong chăn nuôi

Hôm đầu tiên bà con nên ngưng cám. Và hai hôm tiếp theo ta cho ăn bằng nửa lượng ăn như bình thường thôi. Tiếp theo đó ta mới cho heo ăn trở lại như bình thường bà con nhé.

Đúng nhất là các bác chăm sóc lợn nái sau sinh mấy hôm đầu ta đừng để ăn quá nhiều. Làm sao vừa để heo nái duy trì, tại vì sữa trong bụng đang nhiều.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Heo nái được tăng thêm chất dinh dưỡng và điện giải giúp đào thải bớt chất độc và chất bẩn. Tại vì lúc sinh nó mất lượng máu và nước nhất định. Cũng như kích thích ham ăn uống và vấn đề đại tiện. Vì heo nái sau sinh phải hai đến ba hôm sau nó mới đi gải quyết được.

Chúng ta cứ cho điện giải và ADE trong vòng một tuần gì đấy. Nếu có điều kiện thì ta cho đến mười lăm hôm sau khi sinh. Cho đến thời điểm heo lớn lên bắt đầu tập ăn cám được rồi thì ngưng. Với heo thì năm hôm là ta bắt đầu tập ăn cho nó tốt rồi.

Nếu heo nái sinh khó và ta có hỗ trợ, làm xây xước nhẹ phần sinh dục. Thì phải có iodin sát trùng tới lúc nào lành. Nếu thấy dịch chảy ra có màu khác thường có thể mua viên đặt cho heo. Đặt hai đến ba hôm như vậy đỡ tác động tới sinh sản về sau.

cham soc lon nai sau sinh

Sinh xong xuôi các bác cần tiêm heo nái mũi oxytocin. Giúp nó đẩy hết các chất bẩn, thêm đó là một mũi Amox LA giúp phòng ngừa viêm nhiễm.

Heo nái thường cáu khi ta bắt con, khi cho ăn ta vuốt ve nó một tí. Đã có vòi nước sẵn rồi ta vẫn bổ sung thêm nước vào cám nó ăn mười hôm đầu.

Cho heo con tập ăn sớm

Ta cứ tập ăn thật sớm để heo lớn mau, giảm ăn sữa lại. Thì như thế heo nái sẽ giữ độ cân bằng về sức khỏe cũng như là đỡ tiết sữa hao mòn cơ thể. Sau này nó sẽ sớm động dục lại do giảm tiết sữa sớm.

heo con

Tập cho ăn độ hai tuần mà đã biết ăn rồi thì hai mươi ba đến hai mươi lăm hôm. Ta tiến hành cai sữa để chia heo con ra, để kịp chu kì động dục. Theo tính toán sau ba đến năm hôm, nói chung là trong tháng đầu tiên thì heo nái sẽ động dục trở lại.

Một năm mà chúng ta khai thác tốt tính được hai lứa rưỡi. Anh chị nào làm quá trình chậm đi, chăm sóc heo con thêm một tháng. Thì sau khi quá rồi heo nái chậm thêm ba tuần, tính ra mất thêm một tháng nữa. Như vậy mất đi nửa lứa trên năm rồi.

Nên xem:   Quy trình nuôi heo công nghiệp đơn giản

Chăm sóc heo nái sau sinh lần đầu

Heo tơ đẻ lứa đầu sau một hôm ra dịch trắng đục, không cho bú, bỏ ăn.

Heo nái bị viêm đường sinh dục

Lợn nái viêm đường sinh dục sau đẻ bởi vài nguyên nhân dẫn tới. Vì nái lứa đầu nên có thể còn vấn đề sót xác nhau. Tức là đáng lẽ sinh xong là nhau phải ra hết nhưng vì lý do gì đấy sót lại một ít bên trong.

Trường hợp thứ hai con lợn mẹ đẻ khó, gia đình phải hỗ trợ bằng tay. Thao tác móc như vậy khả năng khuẩn sẽ đi từ đường tay của mình. Hoặc trong quá trình mình móc thì thai to dễ gây xây xước tử cung.

Khắc phục sau này khi nuôi nái chửa kì hai thì ta tập trung cho ăn tốt ở giai đoạn này. Đừng bao giờ cho nái chửa kì 1 ăn tốt. Bởi nó béo thì khung xương chậu bị bao mỡ và quá trình đẻ con ra rất khó.

Thứ hai là việc cho ăn cũng chỉ ở mức độ vừa phải. Chứ nếu bà con cho quá nhiều thì thai to cũng dẫn tới vấn đề heo đẻ khó.

Vấn đề nữa khả năng cấu trúc khung xương chậu của heo nái nhỏ. Cho nên lúc đẻ cũng sẽ cần người nuôi can thiệp.

Cuối cùng nữa phải đảm bảo con mẹ trước khi đẻ phải khỏe mạnh. Vì nếu không thì vấn đề sót nhau cũng rất dễ xảy ra. Bởi thế nuôi lợn nái cần lưu ý tất cả vấn đề đó để phòng tránh một cách tối đa.

Chữa heo viêm đường sinh dục

Còn việc can thiệp đối với chăm sóc lợn nái sau sinh mà viêm thì cũng chẳng khó lắm. Sát khuẩn bằng thuốc tím pha loãng một phần nghìn.

Lấy năm lít nước sôi đã nguội hòa với thuốc tím cho ra một phần nghìn. Sao cho cái nước có màu cánh sen, sau đó thụt rửa tử cung thông qua ống dẫn tinh. Dùng xi lanh 20 bơm thụt rửa nhiều bận cho toàn bộ ổ nhiễm ở bên trong.

Bước thứ hai dùng 1 triệu UI PENICILLIN pha loãng bơm thẳng vào bên trong tử cung. Và cuối cung bơm cho con heo nái đo một mũi Tetrecyclin.

Đó là ba công việc phải làm trước, xong rồi kiểm tra một tuần sau đấy. Nếu thấy âm hộ không chảy ra nước trắng nữa. Con lợn mẹ quay trở lại ổn định thì đấy mới là tốt là lúc xong công việc của mình.

Cho ăn uống tốt và nếu có khả năng tiêm thêm cho lợn nái thêm oxytocin đưa sữa về. Làm đủ và kĩ các việc giúp heo nái nuôi con được tốt.

Mong rằng hướng dẫn chăm sóc lợn nái sau sinh giúp các bác có heo nhà, heo rừng xử lý các vấn đề xảy ra. Giữ sức khỏe heo ổn định và đưa lại lứa mới nhanh nhất.

Theo: Thủy Tiên

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận