Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái

Khi chăn nuôi heo nái, nhiều hộ gia đình thường nghĩ rằng việc đỡ đẻ cho heo không phải là yếu tố quá quan trọng. Tuy nhiên, khi để heo sinh tự nhiên sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là tỉ lệ chết cao hơn so với thông thường. Thế nên, nếu không may bỏ qua giai đoạn đỡ đẻ cho heo, bà con cần áp dụng chế độ ăn sóc đặc biệt với một vài lưu ý ngay dưới đây.

Theo một số nghiên cứu được thực hiện trước đây, heo con không được đỡ đẻ thường có tỉ lệ chết cao hơn gấp 2 lần so với heo được đỡ đẻ (6% so với 3%). Do đó, bà con cần đặc biệt chú ý đến điều này nếu muốn có được đàn heo sum vầy như ý. Để đỡ đẻ cho heo thành công, bà con cần tìm hiểu một vài kiến thức cơ bản như sau.

– Khi đỡ đẻ cho heo con, bà con cần tiến hành bóc các lớp màng nhầy ngay lập tức nếu không muốn heo bị ngạt thở. Nếu bà con thấy heo có một số biểu hiện khó thở như da tái, mũi tím… bà con cần xách 2 chân sau của heo lên, dốc ngược để lấy sạch nhầy ở mũi, miệng của heo. Sau đó, bà con tiếp tục bóp nhẹ cạnh sườn heo con để nhớt ở miệng mũi trào ra.

  • Cách tăng lượng sữa trong chăn nuôi heo nái
  • Chăn nuôi heo nái hậu bị sao cho đẻ nhiều
  • Khắc phục tình trạng heo nái chậm động dục sau cai sữa
Nên xem:   5 mô hình chăn nuôi hiệu quả nhất hiện nay

– Heo con sinh ra cần được lau khô và giữ ấm bằng cách ủ vào khăn hay sử dụng thuốc làm khô. Điều này càng quan trọng và cần thiết nếu heo sinh trong những ngày thời tiết lạnh giá.

– Nếu thấy heo đang đẻ mà ngưng lại, rất có thể heo con đang bị mắc kẹt ở bên trong do ngôi thai bất thường hoặc thai quá to. Bà con có thể dùng tay sửa lại vị trí thai, nhẹ nhàng kéo heo con ra.

– Tùy thuộc vào chất lượng của heo.Nếu heo khỏe, tự bú được thì gần như bà con có thể yên tâm phần nào. Nếu phản ứng của heo con chậm chạp, bà con cần giúp heo bú sữa, úm heo.

– Trong trường hợp heo đẻ nhiều con trong một lứa, bà con hãy chú ý chia heo ra để đảm bảo cả đàn đều được bú sữa.

– Trong trường hợp heo con bị mất nước, bà con cần tiến hành tiếp nước cho heo theo đường miệng hay qua da đều được.

– Khi heo con sinh ra, một số con có thể sẽ bị chân vòng kiềng bẩm sinh. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể được nắn chỉnh bằng cách dùng bông băng quấn lại.

– Bà con cần chú ý đến khoảng cách các lần đẻ của heo. Nếu khoảng cách này quá lâu, bà con hãy áp dụng một số biệ pháp kích thích.

– Nếu muốn tiến hành ghép bầy heo con, bà con đừng quên cho heo bú sữa đầu trước đó.

Nên xem:   Điều trị lợn bị bệnh đậu

– Sau khi heo sinh, bà con cần theo dõi thường xuyên trong 3 ngày đầu. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt một số vấn đề như nái bị bệnh, nái không có sữa, heo con yếu, heo không bú hay bị đè….để có được giải pháp khắc phục phù hợp trong thời gian sớm nhất.

Trên đây là một vài lưu ý khi đỡ đẻ cho heo. Ngoài ra, trước đó bà con nên tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật đỡ đẻ cũng như các dụng cụ đỡ đẻ cần thiết để đảm bảo số lượng heo con khi sinh ra.

Từ khóa tìm kiếm

  • heo nai an gi nhieu sua nuoi con
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận