Heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân – Cách khắc phục

Chăn nuôi heo nái là một ngành đem lại lợi nhuận kinh tế tương đối cao. Nó cũng là nguồn thu nhập của nhiều hộ gia đình nông thôn. Nhưng tình trạng heo nái bỏ ăn là tình trạng tương đối thường gặp.

Vậy nguyên nhân heo nái bỏ ăn là do đâu? Cách khắc phụ như thế nào. Hãy cũng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Tổng quan về heo nái

Heo nái là dạng heo nuôi để chúng đẻ con và lấy giống. Chăn nuôi heo nái sẽ đem lại nguồn giống chuẩn và thuần với khí hậu Việt Nam. Bên cạnh chăn nuôi heo thịt thì chăn nuôi heo nái cũng tương đối phổ biến và ngày càng được chú trọng và nhân rộng.

Chăn nuôi heo nái sẽ một số điểm khác biệt cho với chăn nuôi heo thịt. Nhìn chung, heo nái nuôi sẽ tương đối phức tạp và mất nhiều công sức. Chăn nuôi heo nái yêu cầu người chăn nuôi cần tỉ mỉ và cẩn thận.

Bạn cần hiểu kĩ về đặc tính sinh sản của loại heo bạn nuôi. Đồng thời bạn nên tìm hiểu kĩ về các kĩ năng chăm sóc heo trước khi mang thai, trong khi mang thai và sau khi đẻ con trước khi quyết định nuôi heo nái.

Heo nái

 

Nguyên nhân heo nái bỏ ăn

Heo nái bỏ ăn không rõ nguyên nhân là câu hỏi của rất nhiều chăn nuôi. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng heo nái bỏ ăn. Bạn cần kết hợp với các triệu chứng xảy ra khi heo bỏ ăn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Heo nái bỏ ăn

 

Heo nái bỏ ăn có sốt

Heo bỏ ăn rất hay kèm theo sốt. Cách xác định heo nái có sốt hay không thì bạn có thể dùng tay sờ trực tiếp vào heo. Nếu thấy heo nóng hơn bình thường thì chứng tỏ heo có sốt. Hoặc bạn có thể dùng nhiệt kế xác định chính xác nhiệt độ heo nái.

Heo nái bỏ ăn kết hợp với sốt thì nguyên nhân có thể do viêm, tụ huyết trùng, thương hàn, hoặc dịch tả lợn châu Phi,… Heo nái đang mang thai có thể ít gặp tình trạng viêm nhưng tụ huyết trùng và thương hàn sẽ gặp nhiều. Dịch tả lợn châu Phi sẽ thường gặp hơn trong mùa dịch.

Heo nái bỏ ăn do tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng là một loại vi khuẩn gây nên tình trạng bỏ ăn của heo nái. Loài vi khuẩn cư trú tại amidan của heo nái. Khi heo nái bị tụ huyết trùng thì ngoài bỏ ăn thường có triệu chứng như là thở liên tục, thở dồn dập. Việc thở dồn dập sẽ kéo dài thành từng cơn sau mỗi 4-5 tiếng đồng hồ.

Nên xem:   Cách phân biệt vịt đực vịt cái - ngan trống ngan mái

Ngoài ra, heo nái có thể xuất hiện các triệu chứng khác như xuất huyết thành từng mảng lớn. Lỗ tai thâm tím. Hầu họng sưng lên. Chảy nước dãi, nước mũi. Các đợt ho cũng có thể thường gặp ở heo bị tụ huyết trùng.

Các biến chứng khi heo nái bị nhiễm huyết trùng nếu không được điều trị kịp thời đầu tiên phải kể đến hư thai và sảy thai. Các biến chứng trên phổ như tổn thương phổi, phổi tụ máu và đông đặc. Nhịp tim nhanh và có thể dẫn trụy tim.

Heo nái bỏ ăn do thương hàn

Bệnh thương hàn hay có tên khác là phó thương hàn. Đây là một trong những bệnh điển hình gây nên tình trạng bỏ ăn ở lợn. Bệnh này do một loại vi khuẩn có tên là Salmonella gây nên. Vi khuẩn này thường theo đường tiêu hóa nhiễm vào heo và gây bệnh.

Bệnh có hai thể chính là thể cấp tính và thể mạn tính. Ngoài triệu chứng bỏ ăn và sốt các triệu chứng có thể gặp như là khó thở, thở hổn hển, bị táo bón, phân màu đen,.. Trên da heo có thể xuất hiện các vết đỏ hoặc tím. Heo thường gầy đi, giảm khả năng nuôi thai, có thể chết sau vài ngày tới vài tuần.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các vi khuẩn điển hình Salmonella hay tụ huyết trùng thì một số nguyên nhân khác như độc từ thức ăn hoặc nước uống. Các nguồn thức ăn hoặc nước uống không đảm bảo có thể khiến heo bỏ ăn, nôn và đi ngoài. Ngoài ra khi bị nhiễm giun sán heo nái cũng có thể bị sốt và bỏ ăn.

Heo nái bỏ ăn không sốt

Heo nái có thể bỏ ăn mà không kèm thêm bất cứ một triệu chứng nào khác có thể xảy ra sau khi mới tách con. Heo nái nhớ con dẫn tới bỏ ăn. Ngoài ra heo nái có tới thời kì động dục cũng có thể bỏ ăn. Thời kì động dục ngoài bỏ ăn, heo nái còn đi lại loanh quanh chuồng.

Các yếu tố liên quan tới thời tiết như quá lạnh hay quá nóng cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ăn của heo nái. Thông thường nếu heo nái bỏ ăn mà không kèm theo sốt thì sẽ không quá nguy hiểm.

Cách khắc phục khi heo nái bỏ ăn

Để khắc phục hiện tượng heo nái bỏ ăn thì việc điều trị nguyên nhân là quan trọng nhất. Chỉ khi loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh thì heo nái sẽ ăn trở lại. Sau khi heo nái ăn trở lại thì cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng để hồi phục lại cho heo nái.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Đối với những nguyên nhân sinh lý khiến heo nái bỏ ăn như heo nái nhớ con, heo nái tới thời kì động dục thì chỉ sau vài ngày hoặc sau khi phối giống heo nái sẽ ăn trở lại. Đây là những hiện tượng bình thường, bạn không cần lo lắng. Đối với heo bỏ ăn do nhiễm độc từ thức ăn nước uống thì cần thay đổi nguồn thức ăn và nước uống uy tín và hợp vệ sinh.

Nên xem:   Chia sẻ cách nuôi heo thịt mau lớn trong chăn nuôi

Đối với những nguyên nhân như viêm, tụ huyết trùng, tả,.. thì việc dùng dùng thuốc là điều tất yếu. Tuy nhiên heo nái mang thai thì dùng thuốc gì, nguyên tắc dùng ra sao để không ảnh hưởng tới thai nhi cũng là điều cần cân nhắc.

Nguyên tắc trong chọn thuốc điều trị bệnh là đúng thuốc đúng bệnh không có hoặc ít có tác dụng có hại trên thai nhi. Không nên sử dụng kháng viêm cho heo vì rất dễ gây xảy thai cho heo. Với những heo nái mới mang thai 1-2 tháng rất dễ gây dị tật cho heo con khi sử dụng thuốc kháng viêm.

Các thuốc an toàn cho heo trong thời kì mang thai phải kể đến như Amoxicyllin, Ceftiosur, Lincomycin, Septinomycin, Anagin, Paralit, Marboloxacin,…

Heo nái bỏ ăn do tụ huyết trùng

Tương tự như các loại gia súc như , trâu,.. thì phác đồ điều trị tụ huyết trùng cho heo nái cũng sử dụng kháng sinh. Buổi sáng sử dụng tiêm ceftiofur với liều 1 gam cho 200 kg lợn.

Thuốc ceftiofur thông thường sẽ được đóng gói là một lọ thuốc bột với một lo dung môi để pha. Bạn nên tiến hành tính toán liều lượng cần thiết để tiêm cho lợn rồi mới tiến hành pha để tránh pha thừa gây lãng phí.

Buổi chiều, bạn có thể tiêm hạ sốt Anagin C. Bởi vì tụ trùng thì bao giờ cũng kèm theo sốt. Ngoài ra trong thành phần thuốc còn có vitamin C giúp làm bền thành mạch tránh tình trạng xuất huyết ở heo.

Đồng thời tiêm thêm Tialin Thái 1ml và Cafein 1 ml trộn lẫn cho 10 kg heo. Bởi vì khi tụ huyết cầu heo thường dễ bị trụy tim. Cafein là một thuốc hữu hiệu vừa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch vừa rẻ tiền và phổ biến. Tiến hành tiêm theo chế độ này trong 3 ngày là heo có thể khỏi hoàn toàn tụ huyết trùng.

Heo nái bỏ ăn do thường hàn

Giống như tụ huyết trùng thì thuốc đầu tay của thương hàn cũng là kháng sinh. Các kháng sinh có thể dùng là Florfenicol hoặc Norfloxacin. Tiến hành tiêm bắp. Ngày tiêm 2 mũi kháng sinh sáng chiều.

Từ ngày thứ hai trở đi thì tiến hành giảm liều tiêm 1 mũi trên ngày. Tiêm liên tục trong 5 ngày. Song song với việc tiêm kháng sinh thì bổ sung thêm Cafein và Vitamin B, C tiêm bắp 1 lần trong ngày và tiêm trong 3 ngày.

Ngoài ra heo nái còn bị sốt do đó cần giảm sốt tương tự thương hàn Alagin tiêm bắp 1 lần trong ngày trong vòng 3 ngày. Hoặc có thể dừng sớm hơn khi heo nái đã hoàn toàn hết sốt.

Nếu heo nái có gặp thêm hiện tượng bị nôn thì tiến hành tiêm bắp atropin 1 lần mỗi ngày trong vòng 3 ngày. Một điều lưu ý nữa là trong quá trình điều trị thương hàn ở heo bạn nên cho heo ăn vừa phải tránh cho ăn quá nhiều.

Nên xem:   Tận dụng thức ăn tự nhiên đê nuôi heo mọi nhanh lớn

Heo nái bỏ ăn kèm sốt

Khi heo nái bỏ ăn kèm sốt thường nguyên nhân sẽ là do vi khuẩn hoặc viêm. Khi không thể xác định được chính xác loại vi khuẩn nào gây bệnh cho heo thì việc hạ sốt là khá quan trọng. Bởi vì khi sốt thường khiến heo mất nước, mất sức rất nhanh.

Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng. Khi đó bạn có thể áp dụng tiêm ngay một số các loại thuốc như Marbovitryl, Paravet,.. để khắc phục tình trạng heo bỏ ăn và sốt trước khi tìm được nguyên nhân.

Sáng tiêm Marbovitryl 500 với liều 10 cc. Đồng thời tiêm Paravet 5 cc để hạt sốt cho heo. Giá trên thị trường của Marbovitryl là khoảng 200k cho mỗi lọ còn Paravet thì sẽ rẻ hơn vào khoảng 30k/ 1 lọ.

Vào buổi chiều thì có thể tiêm Vimelinspec 10 cc. Còn thuốc hạ sốt thì sẽ không tiêm nữa. Nếu heo nái vẫn còn sốt cao thì có thể tiêm thêm 5 cc nữa. Tuy nhiên thông thường sau khoảng 1 liều tiêm thì heo nái sẽ hạ sốt tương đối nhanh.

Tiến hành tiêm liên tục theo chế độ trên trong ba ngày. Với thuốc hạ sốt, vào mỗi buổi sáng trước khi tiêm hãy kiểm tra nhiệt độ của heo. Nếu heo đã hết sốt thì không cần tiêm thêm Paravet nữa.

Nâng cao sức đề kháng

Nếu heo nái bỏ ăn do các bệnh lý thì sau quá trình điều trị heo thường có sức sống cũng như sức đề kháng giảm. Do đó việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe cho heo nái là điều hết sức cần thiết.

Ngoài tăng cường chế độ ăn, bổ sung đầy đủ thức ăn và nước uống bạn nên trộn thêm Gluco C và vitamin B, C vào thức ăn cho heo. Tiến hành cho heo ăn trong vòng 5 ngày để heo hồi phục.

Phòng bệnh cho heo nái

Việc phòng bệnh cho heo nái là điều hết sức quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn thai kì. Bạn nên tiến hành tiêm vaccin định kì cho heo nái theo quy định của thú y. Tiến hành vệ sinh chuồng trại loại bỏ các tác nhân lây nhiễm.

Phun thuốc diệt ruồi muỗi định kì. Hạn chế tối đa tình trạng xâm nhập của các tác nhân lạ như chuột, gián,… Ngoài ra mật độ heo nái cũng cần phải đảm bảo. Tránh sự ra vào của các phương tiện cũng như tiếng ồn.

Heo nái nuôi con

 

Khắc phục tình trạng heo nái bỏ ăn không quá khó. Chỉ cần bạn lưu ý thêm một vài triệu chứng khác đi kèm là có thể điều trị cho heo một cách triệt để mà không ảnh hưởng tới thai nhi.

Hy vọng những chia sẻ trên của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận