Mục lục nội dung
Muốn vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho chúng? Cho ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Ăn nhiều không bằng ăn đủ chất, đó là nguyên tắc mà bất cứ người nuôi nào cũng cần chú ý. Bởi, chỉ có đủ chất thì cơ thể vật nuôi mới có thể sinh trưởng phát triển tự nhiên và phát dục tốt. Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho vật nuôi, bà con phải tìm hiểu về lượng thức ăn cần cho vật nuôi mỗi ngày. Cụ thể khối lượng là bao nhiêu, phần trăm đạm, chất xơ, khoáng chất như thế nào?… Nếu đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho chúng, người nuôi sẽ nhận lại sản phẩm thịt, trứng, lượng sữa đạt chuẩn như mong muốn.
- Nếu con vật chỉ ăn để sống, như vậy người nuôi đang đáp ứng nhu cầu duy trì, sống sót của chúng. Đây là những dưỡng chất đủ để con vật tồn tại, sinh trưởng kém cỏi, phát dục trì trệ.
- “Sống để ăn” – có nghĩa là khi đã đáp ứng được nhu cầu cho sự sinh tồn, con vật còn được hưởng thụ, được chăm sóc chu đáo, thức ăn ngon, giàu dinh dưỡng. Kết quả con vật sinh trưởng, phát dục đạt tiêu chuẩn, khối lượng thịt, sữa, trứng dư thừa, năng suất cao.
- Ví dụ cụ thể hơn: Thường ngày bạn cho trâu bò ăn rơm, rạ và một ít cỏ. Với lượng thức ăn như vậy chúng sẽ không có sự thay đổi lớn về trọng lượng, sức khỏe… Tuy nhiên, đến mùa gặt lúa, bạn muốn trâu bò khỏe mạnh, có sức kéo xe, chở hàng. Lúc này người nuôi cung cấp cho chúng lượng thức ăn lớn và phong phú hơn. Ngoài rơm, rạ chúng còn được ăn cỏ ngon, cám, cháo, bột… Dinh dưỡng tăng thì thể chất và tinh thần của con vật cũng phát triển vượt bậc hơn. Như vậy, người chủ sẽ thực hiện được chủ đích của mình.
Xem thêm: Quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? Tiêu chuẩn ăn thường được xác định bằng các chỉ số nào?
Trả lời:
Tiêu chuẩn ăn là mức quy định bao gồm lượng thức ăn tối thiểu, trung bình và vượt mức cần cung cấp cho vật nuôi trong ngày. Cụ thể hơn đó là phần trăm dinh dưỡng có trong thức ăn, bao gồm chất đạm, khoáng chất, vitamin, chất xơ, chất béo, năng lượng… Nhờ đưa ra tiêu chuẩn cụ thể mà người nuôi mới biết cách đáp ứng nguồn dưỡng chất cho con vật một cách hợp lý, khoa học.
Tiêu chuẩn ăn thường được xác định thông qua 8 nhóm chất cơ bản:
- Vitamin
- Nhóm các khoáng chất (canxi, sắt, kẽm, phốt pho…)
- Chất xơ
- Protein
- Năng lượng
- Đạm
- Bột, đường
- Axit béo…
Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì? Khi phối hợp khẩu phần cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Khẩu phần thức ăn là suất ăn đầy đủ dinh dưỡng của vật nuôi trong mỗi bữa. Bên cạnh đáp ứng được nhu cầu sinh tồn, nó còn cung cấp đủ dưỡng chất để vật nuôi đó phát triển, phát dục cho ra lượng thịt, sữa, trứng chất lượng… đạt tiêu chuẩn mà người nuôi đề ra.
Để vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, người nuôi cần biết cách phối hợp khẩu phần thức ăn hợp lý, khoa học. Nó giúp vật nuôi tránh được tình trạng táo bón, khó tiêu hoặc tiêu chảy, dị ứng…
Thức ăn phù hợp với thói quen, sở thích của vật nuôi
Nếu như như người nuôi nắm bắt được tâm lý, tập quán, sở thích của con vật thì việc lựa chọn thức ăn rất đơn giản. Hơn nữa, vật nuôi sẽ ăn uống một cách thỏa mãn, đầy hứng thú. Ví dụ như trâu bò thích ăn cỏ, heo thích ăn cám, gà thích ăn lúa, gạo…
Cân bằng dinh dưỡng
Xem thêm: Cách nuôi heo thịt nhanh lớn dành cho nhà nông
Thức ăn nên được phân chia một cách hợp lý giữa các chất để tránh tình trạng dư hoặc thiếu năng lượng. Ví dụ như gà chỉ ăn 1 ngày tối đa 500gram trấu, 2gram bột cám/ngày…
Số lượng thức ăn phù hợp
Tùy vào từng vật nuôi mà có số lượng thức ăn trong mỗi bữa khác nhau. Người nuôi nên “cân đo đong đếm” cho cân đối. Ví dụ như trâu bò chắc chắn sẽ ăn nhiều hơn gà vịt… Như vậy sẽ tránh được vấn đề lãng phí thức ăn hoặc thiếu thức ăn.
Nên chọn thức ăn theo mùa vụ
Tận dụng thức ăn theo mùa sẽ giúp bà con giảm bớt chi phí, gánh nặng về kinh tế. Cụ thể như vào mùa gặt lúa thì thức ăn chủ yếu của trâu bò là rơm rạ. Hay cám bắp sẽ là thức ăn lý tưởng của heo khi đến mùa. Mùa mưa ẩm thấp, giun sẽ là món ngon dành cho gà vịt…
Như vậy, nhờ vào việc sử dụng nguồn thức ăn có sẵn ở tự nhiên mà người nuôi sẽ không mất nhiều chi phí cho việc vận chuyển, mua thức ăn từ thị trường.