Khi nào cần sử dụng Phân Bón lá?

Phân bón lá đã được biết tới rộng rãi trong khoảng chục năm trở lại đây. Và hiện tại đã có hàng ngàn chế phẩm trên thị trường. Được coi là vật tư không thể thiếu trong nông nghiệp.

Ưu điểm của loại phân này là thêm một lượng nhỏ nhưng đem lại tác dụng lớn và có tác động nhanh hơn phân thêm vào gốc. Tuy nhiên thêm phân như thế nào cho hợp lý để cây hấp thu tốt đảm bảo tăng năng xuất với hiệu quả kinh tế cao nhất mới là điều khó.

Để giúp cho các bạn khai thác tối đa hiệu quả của phân bón lá. Phân bón lá phun lúc nào? Xin được giới thiệu với bà con phương pháp sử dụng phân bón lá trên cây trồng.

Cơ chế hấp thu dinh dưỡng của cây trồng. Hiệu quả của phân bón lá

Sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn cơ chế hấp thu qua lá của cây trồng và hiệu quả của phân bón lá trong sản xuất nông nghiệp. Kết hợp cùng với sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân ủ hữu cơ

Các bạn thân mến, phân bón là phần phải có quyết định đến lợi ích thu từ cây trồng. Ngoài các chất qua đất thì phân bón lá cũng giúp hỗ trợ cho cây tăng trưởng tốt. Bón phân qua lá giúp tăng hiệu suất từ 12 – 25 % so với cách bón phân thường.

Cơ chế hấp thu của phân bón lá

Giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về phân bón lá và cơ chế hấp thu chất qua lá của cây trồng.

phan bon la

Qua nhiều kinh nghiệm cho thấy cây không chỉ hấp thụ chất qua rễ mà còn hấp thụ qua lá. Trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích rễ cây. Theo các nghiên cứu, khả năng hấp thu chất qua lá đạt tới 95 %.

Vài chục năm trước, các nhà khoa học Việt Nam đã tách điều chế humat. Làm chất giúp tăng phát triển phun cho cây.

Tuy nhiên trình độ khoa học kỹ thuật ngày một cao, khách hàng yêu cầu bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đa vi lượng. Chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường phải ngày một nâng cao. Nhu cầu đó hoang toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều nước tiên tiến.

Người ta đã xác định thời kỳ cây lớn cần nhiều các nguyên tố canxi, kali, nitơ. Khi đến giai đoạn tạo trái, củ lại cần nhiều nguyên tố photpho, nitơ, nguyên tố trung lượng và vi lượng.

Xuất phát từ các kết quả trước, nhiều nhà máy đã tiến hành tạo ra phân bón lá cho cây hấp thu được. Cấp thêm chất cho cây khi cần thiết. Để tạo được loại phân bón lá phù hợp cho cây trước hết cần nắm được cơ chế hấp thu qua lá.

Cấu tạo của lá cho các chất đi qua

Trước hết chúng ta sẽ nói đến cấu tạo của lá. Lá sẽ có một lớp biểu bì ở phía bên trên. Lớp này sẽ giúp cho lá không bị thoát nước một cách thụ động. Thứ hai nữa là làm cho lá cứng cáp hơn để chống lại được sâu bệnh.

Nên xem:   'Đu đủ bị vàng lá, héo rũ': Nguyên nhân và cách khắc phục

Cấu tạo của lớp sáp này bằng những loại lipid không thấm nước. Khi mà lá khô thì không thấm nước. Do đó nên các bạn thấy là nhà sản xuất khuyên nên phun phân bón lá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Phun vào thời điểm như vậy để làm gì? Đó là thời điểm lớp sáp còn ẩm, mềm. Như vậy thì nó mới dễ thấm nước. Đây là một bức tường lớn nhất để ngăn cản sự hấp thu qua lá. Tuy nhiên như thế thì làm sao các chất dinh dưỡng đi qua lớp biểu bì lá.

Nhìn qua kính hiển vi điện tử có thể thấy giữa các phân tử sáp với nhau có một khoảng hở. Khoảng hở này chừng vài micromét hoặc vài nanomét tùy theo lọa lá. Và chính các khoảng hở này nếu như mà chất tan của phân nhỏ thì chúng sẽ đi qua giữa những lớp sáp này.

Chất tan có thể đi vào tế bào biểu bì là đi qua khí khổng trên bề mặt lá. Có loài khẩu trên một milimét vuông mặt lá. Có những loài chừng vài ngàn khẩu trên một milimét vuông mặt lá.

Chúng giúp cho cây trồng thoát hơi nước để mà ổn định nhiệt độ của cây. Đồng thời khi mà khẩu mở thì khí CO2 đi vào và giúp cho cây quang hợp. Chất tan khi phun vào lá sẽ đi qua khí khẩu này.

Tiến bộ trong sản xuất

Tuy nhiên nói như vậy nhưng cũng không dễ dàng một chút nào hết. Các bạn tưởng tượng nó giống như miệng chai dầu gió. Cũng rất khó để cho nước vào. Vậy thì tại sao? Vì trong đó có một áp suất hơi đẩy ra. Vậy thì trong phân bón lá phải có những phụ gia. Để làm gì? Để làm giảm áp suất hơi từ trong ra.

Bước kế tiếp là nó xâm nhập vào màng tế bào. Đó là thành phần sống của tế bào, trong đó giữa chúng có những khoảng hở có thể đủ cho phân bón đi qua.

phan bon la

Do vậy vài năm trở lại đây, trong phân bón lá người ta mới làm áp dụng công nghệ làm nhỏ. Để cho các chất tan đi qua biểu bì lá và xuyên qua màng tế bào dễ hơn.

Con đường phân bón lá đi vào trong tế bào lá cây không dễ dàng. Nên trong phân bón lá không đơn thuần chỉ gồm các nguyên tố mà phải kết hợp thêm một số chất khác nữa.

Các chất này có tác dụng làm giảm các lực cản trên bề mặt tế bào của lá. Giúp chất dinh dưỡng đi qua dễ dàng hơn.

Thành phần của loại phân này nói chung là có những đa lượng, vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng, chất bám dính. Có cả chất hữu cơ ở trong ví dụ như là người ta sử dụng các vitamin, các chất chiết từ rong biển hoặc là acid amin.

Khi nào cây cần dùng phân bón lá

Tuy nhiên phân bón lá không thể thay thế phân bón gốc mặc dù cung cấp chất nhanh hơn.

Chỉ nên sử dụng phân bón lá trong một số tình huống như điều kiện môi trường gặp trở ngại. Như đất bị khô hạn, bị ngập úng, khả năng hấp thu dinh dưỡng qua rễ kém.

Rễ bị bệnh, bị tổn thương hoặc đang trong thời kỳ rễ hoạt động kém. Hoặc những trường hợp cấp bách như cây có biểu hiện thiếu chất cần cung cấp ngay để cây vượt qua giai đoạn khó khăn.

phan bon la

Và một phần nữa cần bón phân qua lá là tại các thời kỳ của cây cần chất mà phân bón thường không thể đáp ứng.

Khi thêm các bạn cần chú ý các yếu tố có thể làm giảm hiệu quả của phân bón lá. Để quyết định thời điểm phun chính xác.

Nên xem:   Trồng cà chua vào tháng mấy? cách trồng cà chua năng suất cao

Khi cây được cung cấp đủ chất, năng suất cây trồng thường đạt tối đa.

Tránh lạm dụng phân

Các nguyên tố được hấp thụ với một lượng thừa có thể làm giảm năng suất trực tiếp do sự gây độc. Trường hợp này xảy ra khi các bạn sử dụng phân bón quá lạm dụng. Đó là khi bón quá lượng.

Thực ra lạm dụng phun lá thì có những trường hợp xảy ra có hại. Và đặc biệt là nó sẽ tăng chi phí cho người trồng. Thí dụ như là ở thời kỳ trái phát triển, nêu các bạn phun phân bón mà có nhiều chất đạm thì trước nhất là có thể kích thích cho cây.

Tùy theo loại cây mà sẽ gây ra những bất lợi. ví dụ như là trên cây sầu riêng nếu phun phân có nhiều đạm quá kích thích ra đọt thì có thể gây hiện tượng rụng trái non. Hoặc có thể gây ra hiện tượng sượng múi.

Trên cây xoài nếu trái đã đạt kích thước tối đa rồi mà các bạn muốn cho trái phì ra thêm. Phun nhiều chất đạm thì nó sẽ rất dễ kích thích. Tạo điều kiện cho bệnh phát triển ví dụ như bệnh thán thư hay là bệnh nấm đen.

Cách sử dụng phân bón lá cho cây ăn trái

Không chỉ sử dụng thường xuyên ở phong lan mà còn cả các loại cây ăn quả.

Trước tiên ta nói đến các đặc điểm mà tác động đến phương pháp bón phân qua lá. Hiệu quả hấp thu chất qua lá nhiều hay ít tùy vào đặc điểm cấu tạo của lá.

Thông thường thì những lá non thì sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn lá già. Ngoài ra thì nó cũng phụ thuộc vào loại cây. Những loại cây như cây lúa thì sẽ hấp thu kém hơn so với những cây khác.

Yếu tố thứ hai thúc đẩy đến sự hấp thu chất của cách bón phân qua lá là điều kiện môi trường. Như chúng ta biết nếu mà bón phân trong điều kiện nhiệt độ cao quá thì nó sẽ dễ làm bốc thoát hơi nước nhanh. Làm khô dung dịch thì sự hấp thu dinh dưỡng sẽ bị kém đi.

Do đó như vậy thì chúng ta nên chọn thời điểm mà có trời cóa nhiệt độ không cao, gió nhẹ, ánh sáng thấp. Và nói chung là ẩm độ cao là thích hợp nhất.

Điểm nữa chúng ta lưu ý là khi mà phun thì các bạn nên xác định đúng nồng độ. Chúng ta phun nồng độ thích hợp để tránh nguyên nhân làm cho cháy lá thì đặc biệt có một số các lọa hóa chất rất mẫn cảm.

Do đó chúng ta lưu ý, thí dụ như các bạn sử dụng tiore kích thích phun để ra hoa xoài mà nồng độ cao thì nó rất có thể gây cháy lá.

Hoặc là dùng clorat kali kích thích ra hoa nhãn thì với nồng độ cao chỉ cần 0,1 % thôi thì cũng có thể gây cháy lá. Do đó nồng độ phun cũng rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả biện pháp.

Giảm nồng độ khi phun bằng máy

Ngoài ra các bạn cũng lưu ý thiết bị mà chúng ta phun. Nếu phun bằng máy với lượng dung dịch lớn, áp lực mạnh thì có thể chúng ta giảm nồng độ xuống thấp hơn một chút so với nồng độ khuyến cáo.

phan bon la

Tại vì với biện pháp phun bằng máy như thế. Các bạn phun không đều thì có thể làm tăng dư lượng nước lên, nghĩa là làm tăng nồng độ. Thì có thể gây hại, khi mà phun thì thông thường hiệu quả hấp thu cao khi giọt chúng ta phun mịn và bám vào được trên bề mặt của lá.

Nên xem:   Khắc phục cây cà pháo bị bệnh do vi khuẩn gây hại

Có những trường hợp người trồng cây phun giọt với kích thước rất lớn. Phun lên lá thì sau đó chúng ta thấy nước chảy từ trên cây xuống như là mưa. Thì thật ra điều này có thể rất lãng phí nhưng mà khả năng hấp thu của lá không được cao.

Kỹ thuật phun thì chúng ta phải phun đều hai măt lá. Tại vì sự hấp thu của lá có thể ở cả hai mặt và đặc biệt là mặt dưới hấp thu tốt hơn.

Sử dụng phân bón lá đúng lúc đúng cách sẽ tạo ra nhều kết quả ngoài sự mong đợi của chúng ta.

Kết hợp thành công phân bón gốc và phân bón lá trong vườn cây ăn trái.

Ở đồng bằng miền nam cứ khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch. Các tỉnh đầu nguồn thường bị ngập nước do lũ tràn về hay mưa dài ngày. Làm cho nhiều vườn cây ăn trái bị ngập nước khoảng mười ngày.

Có năm kéo dài đến hai ba tuần. nhiều vườn rễ bị thối không hút được chất nuôi cây. Dẫn đến cây đổ lá có thể chết cả cây.

Vườn cam sành và nhãn tuy ngập nước nhưng nhờ biết cách chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng hợp lý nên vẫn xanh tốt.

Các loại phân bón có thể tự làm bổ sung cho cây như ủ bã mía, ủ phân gà, đỗ tương làm phân bón

Trong canh tác cây trồng thì cây có mỗi giai đoạn mà cần các chất khác nhau. Có lúc cũng tùy vào thời tiết. Ví dụ như mùa nắng thì tưới và bón phân dễ. Nhưng mà tới mùa mưa hoặc nước lũ thì bón phân có khi hại tới bộ rễ cây.

Do vậy có lúc ta phải thêm chất ở lá thì mới chắc chắn được sức khỏe. Nói chung cây nhãn cũng ăn qua lá rất nhiều. Ví dụ như giai đoạn để bông. Sau khi mình tưới gốc rồi cắt nhánh. Muốn cây nhãn phục hồi để ra tượt thì mình phải phun một đợt phân bón lá.

Nói chung làm sao đảm bảo cây hút dinh dưỡng được mạnh thì mới ra hoa ra tượt nhiều. Khi cây đậu trái cũng phải phun để cho nó giữ trái. Nhiều khi không đủ dinh dưỡng thì dễ bị rụng.

Áp dụng điều chỉnh thời điểm trái cây chín

Các nhà vườn cũng áp dụng các cách để trái cây không chín vào chính vụ để bán lãi cao hơn. Tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Ngoài cách áp dụng cho chôm chôm ra trái vụ thì còn cách neo trái trên cây bằng phân bón lá rất hiệu quả. Do vậy vườn chôm chôm chín đều và trúng giá.

Chôm chôm chính vụ giá không được cao nên muốn giữ lại có thể tưới nước. Hoặc có thể xịt thêm canxi để có thể giữ lại năm ngày tới bảy ngày. Canxi giúp trái không bị úng và làm cho râu chín không bị mềm xuóng màu.

Nếu giá cao muốn chín sớm thì cũng có thể xịt để trái chín trước một tuần. Neo trái là một biên pháp rât hiệu quả nhưng khi neo trái cần cân nhắc kỹ thời gian. Vì neo quá lâu sẽ làm suy giảm sức khỏe của cây đồng thời ảnh hưởng đến mùa vụ năm sau.

Thêm phân bón lá đúng cách giúp tăng hiệu suất. Phẩm chất nông sản, giảm thiểu chi phí sản xuất. Ngược lại gây phí, làm cho cây sinh trưởng kém cân đối dẫn đến bị sâu bệnh. Tác động đến chất lượng nông sản.

Vì vậy chỉ vào những trường hợp thật cần các bạn mới dùng đến phân bón lá. Cảm ơn quý vị và bà con đã theo dõi bài viết.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận