Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây ít phải chăm sóc và tạo ra nhiều bóng râm vào mùa hè, thì cây hoa sứ là một lựa chọn tối ưu. Hãy cùng niengiamnongnghiep.vn tìm hiểu về cách giâm cành hoa sứ hiệu quả nhé!
Tổng quan
Hoa sứ (Frangipani) là một loại cây nhiệt đới mang tính biểu tượng. Những cụm hoa đầy màu sắc và tỏa mùi hương dễ chịu vào những tháng ấm áp (tháng 11 đến tháng 4).
Hoa mọc thành chùm ở cuối cành và có mùi thơm rất đặc trưng. Các cánh hoa có màu sáp và tâm của hoa có màu khác – giống hoa thông thường có hoa màu trắng với tâm màu vàng. Không giống như một số cây có hoa nở trong vài ngày hoặc vài tuần, hoa sứ ra hoa trong nhiều tháng.
Chiều cao: 5–8m theo tuổi.
Chiều rộng: có thể rộng đến 4m.
Tán lá: Lớn (dài 20–30cm x rộng 10cm), màu xanh lục đậm, đường gân chính nhìn thấy một cách rõ rệt.
Khí hậu: vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ấm, và vi khí hậu ở ôn đới lạnh.
Đất: ưa nhiều loại đất
Vị trí: đầy đủ nắng, tránh gió
Ra hoa: thay đổi theo vùng, từ tháng 12 đến tháng 4.
Tưới nước: vào những tháng ấm hơn. Tránh tưới vào mùa đông.
Quy trình giâm cành hoa sứ
Cũng giống như giâm cành hoa giấy, giâm cành hoa nhài, kỹ thuật giâm cành hoa sứ khá đơn giản. Thời điểm lý tưởng trong năm để nhân giống là cuối mùa xuân đến đầu mùa hè.
Tất cả những gì bạn cần làm là cắt bỏ một phần thân hoặc cành từ một cây trưởng thành, khỏe mạnh.
Loại bỏ lá hoặc hoa ở phía dưới, sau đó để phần cắt của bạn ở tư thế thẳng đứng từ 1 đến 4 tuần – hoặc cho đến khi phần gốc của thân cây đã khô hoàn toàn.
Sau khi phần gốc đã khô, hãy trồng phần cắt vào chậu cát thô và tưới nước khoảng một lần một tuần cho đến khi rễ hình thành. Khi vết cắt đã bén rễ có thể cấy vào chậu đất thoát nước tốt hoặc trồng thẳng xuống đất.
Bạn có thể tham khảo quy trình chi tiết sau đây:
1. Chọn một thân cây chắc chắn
Dùng dao sắc cắt khúc dài khoảng 30–50cm, cắt ở góc 45 độ. Đảm bảo rằng thân cây không quá non, nếu phần cắt là gỗ trưởng thành thì nó sẽ có màu xám. Luôn lấy cành giâm từ những cành không ra hoa.
Lưu ý, thời điểm tốt nhất để tiến hành cắt cành và giâm cành hoa sứ là cuối mùa xuân đến đầu mùa hè.
2. Đợi vết cắt phục hồi
Đặt cành giâm ở nơi thông thoáng, khô ráo và có đầy đủ ánh nắng mặt trời. Đừng để chúng trong nhà hoặc trong nhà kho.
Có thể đặt cành giâm ra ngoài nắng trong một tuần. Nó sẽ làm cho phần cuối của vết cắt bị khô và hình thành vết chai.
Đảm bảo thân cây luôn khô, tránh tiếp xúc với mưa.
Khi vết cắt khô đi, nó sẽ trải qua một quá trình mà các vết thương (ở gốc vết cắt) bắt đầu sưng lên. Lúc này, chúng ta có thể tiến hành việc trồng cây.
3. Đổ đất cát vào chậu
Đổ đất cát hoặc cát đã được làm ẩm, thoát nước tốt vào chậu. Đặt gốc cành giâm vào đó. Sau đó tưới nước khoảng một lần một tuần cho đến khi cây bén rễ. Những chiếc lá mới xuất hiện là chỉ báo tốt cho sự phát triển của rễ.
Nếu định trồng nó trong chậu, bạn nên sử dụng hỗn hợp bao gồm cát và sỏi.
Còn nếu bạn muốn trồng trực tiếp vào đất thì hãy đảm bảo rằng không trồng cây ở nơi có quá nhiều ánh nắng mặt trời hầu hết các ngày trong tuần. Vết cắt sẽ bị mất nước và chết.
Hùn đất một cách chắc chắn xung quanh hốc cây để nó có thể bén rễ.
4. Bón phân
Bón phân có hàm lượng kali cao. Đặt cây nơi ấm áp để phát triển.
5. Tưới nước và đảm bảo việc thoát nước
Sau một thời gian, bạn sẽ thấy một số mắt bắt đầu ra hoa. Hoa sứ không ưa tưới quá nhiều, chúng có khả năng chịu hạn tốt.
Hãy tưới nước khi bạn chạm vào đất và cảm thấy khô (khoảng một lần một tuần vào mùa hè) và hoàn toàn không tưới nước vào mùa đông. Nếu không tuân thủ quy tắc này thì việc giâm cành hoa sứ sẽ không thành công.
Cách chăm sóc
1. Bệnh tật
Mặc dù cây hoa sứ rất cứng cáp, nhưng vẫn dễ mắc nhiều bệnh tật, chẳng hạn như bệnh gỉ sắt. Bệnh này dễ nhận thấy nhất vào cuối mùa hè và mùa thu. Gỉ có thể trông xấu nhưng nó không ảnh hưởng tới cây trồng ngoài việc khó coi.
Cuối cùng, những chiếc lá bị ảnh hưởng sẽ chết và rụng đi hoặc bạn có thể loại bỏ chúng và đặt vào một túi nhựa (để ngăn nó lây lan) rồi vứt vào thùng rác.
Xịt phần lá còn lại trên cây với hỗn hợp một muỗng canh baking soda, một muỗng canh dầu Neem, một vài giọt xà phòng rửa bát trộn với 3.8 lít nước. Sử dụng bình xịt và xịt mỗi tuần một lần cho đến khi không thấy dấu hiệu gỉ sắt.
Không phun vào giữa ngày của mùa hè, nếu không có thể bị cháy lá. Phun vào buổi sáng hoặc buổi tối khi cây không có ánh nắng trực tiếp.
Để ý xem có mụn mủ màu vàng xuất hiện ở mặt dưới của lá trong khi mặt trên bị đổi màu và có đốm hay không. Nếu thấy hiện tượng này, hãy xịt thuốc diệt nấm như thuốc diệt nấm sinh học hoặc chế phẩm Yates Rose Shield lên các mặt của lá. Hãy nhớ loại bỏ những lá bị hỏng.
Phun thuốc trừ nấm bệnh cây gốc đồng hoặc hợp chất lưu huỳnh- vôi trong mùa đông có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Khí hậu
Cây hoa sứ phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Chúng nhạy cảm với sương giá nhưng sau khi được được tiếp xúc và thích nghi dần dần, chúng có thể chịu được sương giá nhẹ. Do đó, có thể thử trồng chúng ở những vùng khí hậu mát mẻ.
Ánh nắng
Trồng dưới ánh nắng đầy đủ, ở một nơi có ít nhất 6 giờ nắng hàng ngày
Nước
Trong mùa hè khô hạn, khi chạm vào đất có cảm giác khô thì hãy tưới nước cho cây mới trồng ít nhất một hoặc hai lần một tuần.
Sau đó, chúng có khả năng chịu hạn khá tốt và chủ yếu dựa vào việc tưới nước từ những cơn mưa. Thỉnh thoảng trời mưa sẽ có lợi cho sự phát triển hơn là việc tưới nước đều đặn.
Bắt đầu tưới nước cho cây hoa sứ trong mùa, khi có thấy có những dấu hiệu phát triển của lá. Ngừng tưới nước khi lá bắt đầu rụng vào mùa thu. Điều này có nghĩa là cây đang bắt đầu ngủ đông trong mùa vụ.
Giữ một máy đo mưa trong vườn của bạn để đo lượng mưa hàng tuần và / hoặc lượng nước tích tụ từ các vòi phun nước.
Tưới nước vào thùng cho đến khi nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước, sau đó đợi tưới lại khi đất khô. Kiểm tra các lỗ thoát nước của chậu cây định kỳ và đảm bảo chúng không bị tắc.
Đất
Cây hoa sứ sống được ở nhiều loại đất khác nhau, miễn là thoát nước tốt. Tránh những nơi đất ẩm ướt, đặc biệt là trong những tháng lạnh hơn, và tránh những nơi có gió, vì cành hoa sứ dễ gãy.
Phân bón
Những cây đã lớn hiếm khi cần thêm phân bón, nhưng những cây non hơn và đặc biệt là những cây trồng trong thùng chứa sẽ thích hợp được bón bằng phân bón tan chậm có kiểm soát vào mùa xuân và một lần vào mùa hè.
Một lớp phân bò mỏng có tác dụng làm lớp phủ hữu hiệu và cung cấp chất dinh dưỡng từ từ.
Cắt tỉa
Mặc dù cây hoa sứ không nhất thiết phải cắt tỉa, tuy nhiên nó sẽ giúp định hình chùm hoa và khuyến khích sự phát triển vào năm sau.
Đôi khi, cần phải cắt tỉa để hạn chế kích thước, cắt tỉa cành bị gãy hoặc loại bỏ cành không thuận tiện.
Những cây trưởng thành, chỉ cần cắt tỉa để giữ cho chúng ở kích thước ưa thích, hoặc nếu chúng bị hư hoặc bị bệnh.Trên những cây già hơn, hãy tìm những cành đã bắt đầu cọ xát, đâm chéo hoặc ngừng ra lá, hoa và loại bỏ chúng.
Cắt tỉa vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân để tránh ảnh hưởng đến chu kỳ nở hoa.
Nếu bạn đang cắt tỉa để loại bỏ những cành chết hoặc bị bệnh, việc này có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm và nên thực hiện ngay khi thấy có những hiệu sâu bệnh để cây phát triển khỏe mạnh.
Không bao giờ cắt bỏ hơn 10% số cành để tránh tạo áp lực lên các nhánh và ức chế sự phát triển mới.
Hoa chỉ mọc ở cuối cành và mất hai năm để ra hoa trên cành đã cắt. Cân nhắc chỉ cắt tỉa một nửa số cây vào mùa đông và nửa còn lại vào năm sau để duy trì sự ra hoa theo mùa.
Dụng cụ cắt phải được vô trùng và cắt bỏ những cành chết hoặc bị bệnh.
Nơi trồng
Bạn có thể đặt chúng trên ban công trong các thùng hoặc chậu trồng cây.
Hoặc cũng có thể trồng hoa sứ gần hàng hiên và cửa sổ, hoặc bên cạnh đường lái xe.
Rễ của chúng nông nên rất thích hợp để trồng dọc theo lối đi.
Ở những khu vực mát mẻ hơn, chọn một vị trí quay mặt về hướng Bắc sẽ tạo ra một vi khí hậu ấm áp thích hợp.
Các loại hoa sứ
Hoa sứ có mùi thơm phong phú xuất hiện vào những tháng ấm hơn, và có màu từ trắng với tâm màu vàng đến hồng rực rỡ, vàng, hỗn hợp hồng – vàng – cam và các sắc thái sẫm của đỏ gụ. Một số màu đỏ rất đậm, chúng đôi khi được mô tả là “đen”.
Hãy cùng khám phá những loại cây hoa sứ phổ biến sau:
Hoa sứ trắng
Hoa mới nở có màu vàng nhạt và nhạt dần thành màu kem đậm theo thời gian có mùi rất thơm.
Hoa sứ Darwin petite pink
Là loại cây bụi thường xanh, thấp, lý tưởng để trồng hàng rào và trồng trong thùng chứa.
Hoa có hương thơm thanh khiết, cánh hoa màu hồng nhạt cho đến trắng tinh tế.
Hoa sứ fruit salad
Sự đa dạng màu sắc của bông hoa với viền màu đỏ, hồng kết hợp với màu vàng thanh lịch.
Hoa sứ Darwin blood red
Màu đỏ thẫm phong phú và hình dạng độc đáo của những bông hoa sứ đỏ như máu sẽ tạo nên một tác động tuyệt đẹp trong khu vườn của bạn.
Hương thơm được khuếch đại khi hoa được hái.
Hoa sứ Bali
Đây là loại hoa có mùi hương rất thơm. Cánh hoa có màu vàng tươi với viền trắng
Hoa sứ Darwin blues
Giống hoa sứ mới này có những cánh hoa giống như tử đinh hương kết hợp với tán lá xanh đậm.
Hoa sứ little rainbow
Đây là một giống hoa sứ ba màu mới cho Úc. Nó giống như cầu vồng, có hương thơm với màu sắc chủ đạo từ màu cam màu trắng đến màu hồng.
Hy vọng bài viết hữu ích cho dự định giâm cành hoa sứ của bạn. Chúc các bạn thành công!
Theo: Ngọc Lan