Khắc phục sen bị bệnh thán thư gây hại

Bệnh thán thư là một trong những bệnh thường gặp trên cây sen. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh thán thư sẽ lây lan, gây hại, thậm chí là làm chết cả đầm sen. Vậy khi cây sen bệnh thán thư phải khắc phục như thế nào? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể qua nội dung bên dưới, mời bà con đón đọc.

Biểu hiện

sen bị bệnh thán thư gây hại

Bệnh thán thư xuất hiện chủ yếu trên lá cây sen, dấu hiệu đầu tiên là những đốm màu nâu nhạt hoặc nâu đậm có viền đỏ hoặc viền vàng. Khi bệnh nặng, sẽ khiến lá sen bị thối, khô rụng. Ngoài ra, bệnh thán thư còn xuất hiện ở thân cây sen với những vết bệnh màu nâu xám. Vết bệnh lõm vào trong thân cây làm cho thân khô, teo lại.

Nguyên nhân

sen bị bệnh thán thư gây hại

Bệnh thán thư ở cây sen xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

+ Do nấm bệnh tồn tại trong đầm sen

+ Do sự thay đổi thất thường của thời tiết

+ Bón quá nhiều phân đạm

+ Khi bón phân, bà con vô tình vãi quá nhiều phân lên trên lá, đặc biệt là ở những đọt non của cây sen, gây cháy lá, tạo nên những vết thương trên cây, là điều kiện tốt để nấm gây hại xâm nhập.

Cách khắc phục

– Khi bón phân cho cây sen cần tránh vãi phân lên lá sen. Nếu không chú ý mà để phân dính quá nhiều lên lá, bà con nên tưới nước để làm sạch lá.

Nên xem:   Cam bị nứt quả, nguyên nhân và cách khắc phục

– Trường hợp thấy tình trạng đầm sen bệnh thán thư quá nặng, bà con nên sử dụng các loại thuốc như: Azoxystrobin + Difenoconazole hoặc Mancozeb + Metalaxyl hoặc Copper Oxychloride + Difenoconazole hoặc Trifloxystrobin… Bà con nên pha theo tỷ lệ khuyến cáo trên bao bì. Để đạt được hiệu quả, bà con nên phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày.

Câu hỏi

sen bị bệnh thán thư gây hại

Sen trồng lấy hạt nhưng khi lấy lá non vừa lên khỏi mặt nước thì thấy lá bị teo lại như mo cau, khô đen dần. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận