Nguyên nhân cây hoa hồng bị xoăn lá

Nhiều bà con đang trồng hoa hồng thắc mắc với chúng tôi rằng: Vì sao vườn hoa hồng ngoại trồng 1 năm nay không vấn đề gì. Tuy nhiên, khoảng 2-3 tháng trở lại đây, lá hoa hồng bị xoăn, có đốm. Nhân tiện bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bà con tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi cây hoa hồng bị xoăn lá. Mời mọi người cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân cây hoa hồng bị xoăn lá, có đốm

hoa hồng bị xoăn lá

Vì sao lá hoa hồng bị xoăn?

Hoa hồng thường phát triển tốt nhất vào mùa xuân, lúc mà thời tiết có độ ẩm cao. Song, khi tiết trời mát mẻ cũng là điều kiện để sâu bệnh và nấm hại hoành hành. Mặc dù cây hoa hồng được biết đến là loại cây có khả năng kháng bệnh tốt nhưng khó tránh khỏi các bệnh phổ biến. Điển hình như: hoa khô, sùi cành, thán thư… Đặc biệt là bệnh xoắn lá ở hoa hồng.

Khi hoa hồng bị bệnh xoăn lá, sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Cây ra hoa ít, hoa ra dễ bị rụng
  • Các mầm non khi mới nhú lên bắt đầu bị xoăn lại.
Nên xem:   Phương pháp điều trị cho chanh dây bị vàng lá

“Thủ phạm” chính gây bệnh xoăn lá cho hoa hồng là rầy Aphid.

Giống rầy này thường sống ký sinh trên hoa hồng. Chúng có khả năng sinh sôi rất nhanh, trong một năm chúng có thể phát triển từ vài chục đến vài trăm thế hệ. Khi rầy trưởng thành, ấu trùng của rầy bắt đầu gây hại trên các phần non của cây hoa hồng. Chủ yếu là chồi, nụ và lá. Mục đích là để hút dinh dưỡng từ nhựa cây. Quá trình này kéo dài khiến cây hoa hồng thiếu dinh dưỡng, lá bị xoăn.

Ngoài ra, lá hoa hồng bị xoăn còn do nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn như:

  • Do cây hoa hồng không được tưới đủ nước hoặc thừa nước
  • Do thiếu ánh sáng, nhiệt độ…

Vì sao lá hoa hồng có đốm?

Đốm xuất hiện trên lá hoa hồng cũng là một bệnh thường gặp ở hoa hồng. Bệnh này thường do loài nhện đỏ gây ra. Nhện đỏ chích hút các chất diệp lục từ lá cây. Sau quá trình “cướp” đi chất dinh dưỡng của cây, nhện đỏ sẽ để lại các đốm trắng mờ trên lá cây, tạo thành các đốm lá.

Cách khắc phục bệnh xoăn lá, đốm lá cho cây hoa hồng

hoa hồng bị xoăn lá

Xem thêm: Kỹ thuật giâm cành hoa hòng với tỷ lệ sống trên 90%

Khắc phục bệnh xoăn lá

– Để khắc phục bệnh xoăn lá trên cây hoa hồng, bà con cần thường xuyên dọn cỏ dại, diệt trừ sâu bệnh cho vườn hoa hồng.

Nên xem:   Trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây hoa cúc

– Khi phát hiện cây hoa hồng đã mắc bệnh, bà con nên tiến hành phun thuốc diệt trừ sâu bệnh ngay lập tức. 

– Thường xuyên tưới nước cho cây khi thấy đất khô

– Đào rãnh để ngăn ngập úng cho cây khi mùa mưa lũ

Khắc phục bệnh đốm lá

hoa hồng bị xoăn lá

Xem thêm: Sự thật về hoa hồng rễ trần

– Với bệnh đốm lá hoa hồng, bà con nên dùng các loại côn trùng “thiên địch” trong tự nhiên để diệt trừ nhện đỏ. Thông thường, bà con sẽ sử dụng các loại nhện có khả năng ăn thịt, các loại ong kí sinh, bọ rùa, bọ mắt. 

– Bên cạnh đó, bà con nên kết hợp việc hòa tan xà phòng thành nước, sau đó phun lên lá hoa hồng để diệt trừ nhện đỏ. 

Tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục bệnh xoăn lá, đốm lá trên cây hoa hồng sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho cây. Đồng thời giúp bà con nắm được cách xử lý khi chẳng may vườn hoa hồng nhà mình đang bị sâu bệnh hoành hành. Nếu bà con còn thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhé!

Video hướng dẫn

Câu hỏi

Vườn hoa hồng trồng được hơn 1 năm, 2 tháng nay hoa có hiện tượng xoăn lá, có đốm ở lá. Đã dùng thuốc nhưng chưa khỏi. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

hoa hồng bị xoăn lá

Khắc phục cây hoa hồng bị xoăn lá

– Hiện tượng xoăn lá thường do nhện gây hại, cần kiểm tra xem có nhện đỏ hay không

Nên xem:   Cách ủ bã mía làm phân bón cho cây

– Hoặc có thể kiểm tra xem có rầy, rệp chích hút gây xoăn lá không, đây là loài còn truyền bệnh virus, do vậy cần phòng trừ rầy, rệp, nhện

– Nếu có đốm ở lá thì là do đốm đen gây hại cây hoa hồng, nếu bệnh phát triển, lây lan cần phun thuốc bằng các hoạt chất như: CUCUMINOID + GINGEROL hoặc IMIBENCONAZOLE hoặc HEXACONAZOLE hoặc DIFENOCONAZOLE, phun từ 1-2 lần.

– Nếu đúng do nhện gây hại, cần dùng thuốc có hoạt chất: PROPAZID hoặc MANTRIN hoặc ROTENONE hoặc DIAFENTHIURON.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận