Hiện tượng cây dưa leo bị teo quả, chết cả cây không còn quá xa lạ với bà con nông dân. Nếu như không khắc phục kịp thời thì bệnh tiến triển và lây lan khá nhanh, có thể làm ảnh hưởng đến cả vườn dưa leo. Vậy phải làm sao?
Như đã biết, bệnh héo xanh ở dưa leo là căn bệnh do vi khuẩn gây ra và rất khó trừ. Do vậy, biện pháp phòng thường hiệu quả hơn so với biện pháp trừ. Vì thế cho nên, với bệnh héo xanh, bà con cần đặc biệt chú ý:
– Không nên trồng các cây họ bầu, bí liên tiếp nhiều vụ trên cùng một miếng đất mà nên luân canh với các cây trồng khác.
– Khi làm đất để trồng dưa leo, bà con nên thu nhặt hết tất cả tàn dư và cỏ dại của mùa vụ trước. Sau đó đưa hết ra bên ngoài rồi tiêu hủy.
– Sử dụng vôi bột để bón cho đất tùy theo diện tích đất trồng. 25-30kg vôi bột cho 1 sào 360 mét vuông.
– Lên luống cao, 30-35cm; mặt luống nên khum hình mui ruộng để tránh tình trạng đọng nước dưới luống
– Trước khi trồng, bà con nên sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học, vi sinh để làm phân bón lót cho cây dưa leo.
– Trong quá trình chăm sóc cây trồng, bà con tránh gây những vết thương trên thân, cành của cây dưa leo. Bởi lẽ vết thương trên cây là điều kiện tốt để vi khuẩn gây bệnh.
– Khi vào mùa mưa, bà con nên thoát nước nhanh và bón phân cân đối, đặc biệt là phân lân, kali, tránh bón quá nhiều đạm
– Phòng ngừa tốt các loại côn trùng gây hại để không gây ra các vết thương trên thân
– Khi phát hiện cây dưa leo bị teo quả, bà con nên nhổ ngay những cây này, đem ra bên ngoài khu vực trồng để tiêu hủy. Sau đó, sử dụng vôi bột rắc vào vị trí gốc cây vừa nhổ để phòng trừ bệnh lây lan
– Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như: Bacillus Subtilis hoặc Kasugacin hoặc Cytosine Peptide Mycin…
Chúc bà con sớm khắc phục bệnh héo xanh ở vườn dưa leo của gia đình mình nhé!
Câu hỏi
Trồng dưa leo được 2 tháng có hiện tượng teo quả, héo quả. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Hợp tác với 3N/VTC16