Dưa leo bị vàng lá – nguyên nhân và cách khắc phục

Trồng trọt dưa leo đang là một trong những ngành đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho bà con nông dân. Tuy nhiên trong quá trình trồng trọt không tránh khỏi tình trạng dưa leo vàng lá. Vậy tại sao dưa leo bị vàng lá, cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Tổng quan về dưa leo

Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột ở miền Bắc. Nó là một loại cây thân mềm hằng năm, thân xù xì. Các lá có lông có ba đến năm thùy nhọn. Thân mang các tua nhánh để cây có thể bám vào và leo.

Dưa leo có hoa đơn tính. Chúng có yêu cầu về điều kiện trồng trọt và chăm sóc khá cao so với các loại rau màu khác như rau muống, rau cải,.. Dưa leo là một loại quả mùa hè. Quả dưa leo có hình thuôn dài khoảng 15 cm.

Quả có vỏ màu xanh lục. Chuyển dần sang trắng và vàng khi trưởng thành và già. Hiện nay dưa leo được bán phổ biến khắp các chợ và siêu thị. Có khá nhiều loại dưa leo, giá cả cũng dao động tùy loại. Trung bình dưa leo có giá từ 5k tới 20k/kg.

Tại sao dưa leo bị vàng lá

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng dưa leo bị vàng lá. Nhìn chung các nguyên nhân có thể phân loại thành 5 nhóm chính đó là sâu, bệnh, các vấn đề liên quan tới dinh dưỡng, nước và ánh sáng. Bạn có thể quan sát kết hợp thêm các triệu chứng khác để tìm ra lý do tại sao dưa leo bị vàng lá.

Sâu hại

Tương tự như nhiều cây trồng khác thì dưa leo cũng có thể bị nhiều loài sâu gây hại khiến chúng bị vàng lá. Cơ chế chủ yếu của các loài sâu bệnh này là chúng hút nhựa từ lá khiến lá bị mất nước, dinh dưỡng, mất khả năng quang hợp và chuyển sang màu vàng.

Các loài sâu điển hình phải kể đến như rệp cây, bọ phấn, rệp trắng, rầy,..

Rệp cây

Rệp cây hay gọi ngắn gọn là rệp. Chúng là những loài côn trùng nhỏ hình bầu dục này thường bám vào mặt dưới của lá. Chúng thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng và để lại một chất màu đen dính trên mặt lá. Chúng rất gay gặp ở dưa leo và các loại cây thân thảo khác như lúa, dưa hấu,…

Rệp tại lá dưa chuột

Rệp trắng

Rệp trắng cũng có thể gặp dưa leo. Chúng cũng là một loại rệp và để lại những vết trên lá như rệp cây. Có thể nhận biết chúng rõ nhất bằng cách rung lá. Nếu bạn thấy một đám côn trùng nhỏ, có cánh màu trắng bay lên, thì dưa leo của bạn đã bị rệp trắng xâm nhiễm. 

Nên xem:   Trị bệnh vàng lá do nấm gây hại cho cây rau má

Rầy

Chúng cùng là một trong những loài sâu thích việc hút nhựa từ lá cây dưa leo. Về kích thước chúng lớn hơn các loại rệp và bọ phấn. Trong quá trình hút nhựa lá, chúng còn thải ra một loại độc tố làm vàng lá. Lá sẽ nhanh chóng hỏng và rụng.

Bọ phấn

Bọ phấn cũng là loài khiến dưa leo bị vàng lá. Chúng cung giống như rầy và rệp cứ trú tại mặt dưới của lá. Bọ phấn có màu trắng, chúng tương đối nhỏ là tạo thành lớp mịn màu trắng dưới lá trong như phấn. Chính vì lẽ đó mà nó gọi là bọ phấn.

Với các loại sâu gây hại này có nhiều biện pháp sinh học để phòng trừ như phủ bạt, xịt xà phòng lên lá cây để xua đuổi. Các loại thuốc trừ rệp, rầy, bọ phấn cũng được bán khá phổ biến tại các cửa hàng bán thuốc trừ sâu.

Các loại thuốc trị rệp điển hình phải kể đến như Entobacterin, Intavir, Arrivo,.. Còn Confidor 100SL, Oshin 20WP, Sherzol, Amira 25WG,… là các thuốc điển hình có thể lựa chọn để diệt bọ phấn.

Bệnh hại

Các loại bệnh chủ yếu là do virus gây nên thường khiến lá vàng thành từng đốm sau đó lan rộng ra. Ngoài ra các loại virus còn có thể khiến lá bị nhăn và cong. Bệnh điển hình phải kể đến như khảm.

Bệnh khảm dưa chuột

Khi gặp bệnh này các lá của dưa leo thường bị nhăn và cong xuống có đốm vàng. Không có một loại thuốc đặc trị nào cho loại bệnh này. Thông thường người trồng dưa sẽ chủ yếu phòng để dưa không bị mắc phải khảm dưa chuột.

Một khi đã mắc bệnh, bạn nên loại bỏ nhanh chóng những cây này để tránh lây lan. Nếu để lâu các loại sâu như rệp và rầy sẽ lây lan mầm bệnh sang các cây lành khác. Mầm bệnh có thể tồn tại trong đất.

Bệnh khảm lá

 

Do đó biện pháp tốt nhất để phòng bệnh này đó là luôn canh với các loại cây như ớt, rau cải, đậu,..thường xuyên. Không nên trồng liên tiếp nhiều năm các cây cùng họ với dưa leo trên cùng một ruộng.

Ngoài ra bạn có thể tìm mua các loại thuốc phun để phòng bệnh khảm dưa chuột như Vibamec, Selecron, Cyperan, Vifast,.. Các loại thuốc này nên được pha và phun theo đúng chỉ dẫn ghi trên bao bì.

Bệnh héo rũ lá

Bệnh héo rũ lá khiến lá dưa leo bị vàng do một loại virus có tên Fusarium gây nên. Giống như khảm không có một biện pháp đặc trị nào cho bệnh này. Tuy nhiên có một số biện pháp phòng ngừa cho bệnh héo rũ lá.

Dưa leo bị vàng lá

 

Bạn nên xử lý đất sạch các mầm bệnh trước khi tiến hành trồng dưa leo. Hạt giống cũng nên là các loại hạt đảm bảo chất lượng. Một số loại vi khuẩn và nấm sinh học cũng có thể được sử dụng để phòng trừ loại virus này.

Nên xem:   Trồng Rau Má "siêu đơn giản" cho người mới bắt đầu

Một loại nấm tương tự khác là bệnh héo Verticillium. Điều này là phổ biến nếu cây dưa chuột của bạn được trồng trong khu vực trước đây được sử dụng cho các loại rau như ớt, cà chua, khoai tây hoặc cà tím.

Bệnh sương mai

Bệnh sương mai cũng khá thường gặp ở dưa leo. Một loại ấm có danh pháp khoa học là Peronospora parasitica gây nên bệnh này. Dấu hiệu nhận biết của bệnh sương mai là những chấm vàng trên mặt trên của lá, sau đó chuyển sang nâu.

Những đốm này chạy dọc trên các đường gân lá. Mặt dưới lá có những vết màu trắng như phấn. Lá sẽ nhanh chóng bị vàng, uốn cong và rụng. Đôi khi việc chuyển màu vàng không quá rõ ràng khiến bạn dễ bỏ qua. Trong điều kiện độ ẩm cao, các lông tơ màu xám có thể được tìm thấy ở mặt dưới của lá.

Dưa leo bị vàng lá do sương mai

 

Để ngăn ngừa bệnh sương mai có một số biện pháp. Biện pháp đầu tiên đó là trồng các loại giống dưa leo có khả năng chống chịu cao. Cải thiện độ thông thoáng cho vườn dưa chuột của bạn và giữa cho những chiếc lá thường xuyên khô ráo.

Khi dưa leo bị bệnh, hãy loại bỏ ngay những cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Các loại thuốc diệt nấm cũng có hiệu quả để chống lại bệnh sương mai. Nhưng tốt nhất bạn nên phun phòng ngừa trước khi cây nhiễm bệnh.

Vấn đề về dinh dưỡng

Dưa chuột cần một số chất dinh dưỡng khác nhau để phát triển bình thường. Nếu thiếu những chất dinh dưỡng này thì có thể xảy ra hiện tượng lá bị vàng và héo úa. Để kiểm tra chính xác xem dưa leo của bạn bị thiếu hụt chất gì bạn nên kiểm tra đất trồng.

Các chất dinh dưỡng phổ biến mà khi thiếu có thể khiến dưa leo bị vàng lá phải kể đến như nito, kali. Đặc biệt là các nguyên tố vi lượng như sắt và kẽm. Đây là những yếu tố cần thiết nhưng dễ bị bỏ qua.

Thiếu nitơ

Sự thiếu hụt nitơ không chỉ làm cho lá cây bị vàng mà còn gây cản trở sự phát triển của dưa leo. Cuối cùng cây dưa leo sẽ chết nếu tình hình thiếu nito trầm trọng và kéo dài quá lâu.

Dấu hiệu thường thấy đó là lá cây chuyển màu vàng dọc theo các gân ở chính giữa và kéo dài tới ngọn. Những chiếc lá mới ra có thể màu xanh nhưng theo thời gian sẽ chuyển dần sang vàng.

Tuy nhiên cách khắc phục lại khá đơn giản. Bạn nên bổ sung các loại phân giàu nito vào đất. Có thể sử dụng các loại phân như 6-10-10 ngay khi nhận thấy dưa leo thiếu nito.

Nên xem:   Can thiệp khi cây súp lơ bị sâu tơ, vàng lá

Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm các loại đạm hai lá khi hoa bắt đầu nở. Ba tuần sau đó lại tiếp tục bổ sung thêm lượng nhỏ nito. Lưu ý không nên bổ sung quá nhiều nito trong giai đoạn cây nuôi quả.

Thiếu hụt kali

Dưa chuột có nhu cầu kali cao. Chúng cũng là một trong những cây trồng cần hàm lượng kali nhiều hơn nitơ. Khi dưa leo thiếu kali, lá chuyển sang màu vàng ở ngọn và mép. Các lá non có xu hướng nhỏ và trông xỉn màu, khum lại hoặc vểnh ra. 

Bổ sung kali vào đất là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này. Ngoài ra bạn cũng nên sử xử lý đất để đảm bảo độ chua và độ kiềm thích hợp.

Thiếu sắt

Thiếu sắt cũng lá một nguyên nhân khiến lá dưa leo bị vàng. Thông thường khi thiếu sắt lá mới có màu vàng với gân xanh, nhưng lá già vẫn có thể xanh. Bổ sung sắt dạng hạt hoặc dạng bột vào đất xung quanh rễ là biện pháp hữu hiệu. Ngoài ra bạn có thể phun sắt dạng lỏng lên cây.

Thiếu kẽm

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong quá trình phát triển của dưa leo. Để xác định cây dưa leo bị thiếu kẽm, hãy quan sát những lá già thường chuyển sang màu. Kích thước lá thường nhỏ và sự phát triển của cây bị hạn chế.

Thông thường người trồng dưa leo sẽ bổ sung kẽm bằng việc phun dung dịch kẽm sulfat qua thân cây. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tảo bẹ hữu cơ bổ sung vào đất để cung cấp kẽm cho dưa leo.

Ánh sáng

Đôi khi, lý do lá vàng rũ xuống trên cây dưa chuột của bạn chỉ đơn giản là nó không nhận đủ ánh sáng mặt trời. Tình trạng ít gặp khi trồng dưa leo tại ruộng. Thông thường chỉ gặp khi trồng dưa leo trong nhà kính và che chắn quá kín. Chỉ cần thêm ánh sáng cho chúng là có thể khắc phục hiện tượng này.

Nước

Dưa leo là loài cây ưa ẩm. Tuy nhiên việc tưới quá nhiều nước hay ngập ứng lâu dài có thể khiến rễ cây bị thiếu oxy, lá chuyển sang màu vàng và héo.

Hãy điều chỉnh chế độ tưới hợp lý cho cây theo mùa. Tăng khi thời tiết khô hanh và giảm khi mưa nhiều. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra về vấn đề thoát nước của đất thường xuyên. Tạo các rãnh và các đường thoát nước lớn hơn đặc biệt vào mùa mưa.

Tóm lại có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cây dưa chuột bị vàng lá. Tuy nhiên chúng ta vẫn có những cách khắc phục cho tình trạng trên. Hy vọng rằng những chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận