Cách chăm sóc hoa hồng leo nở rộ chỉ trong 1 tuần

Cách chăm sóc hoa hồng leo khỏe mạnh, ra hoa sớm thực ra không phức tạp như nhiều người nghĩ. Do được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa” nên hoa hồng leo bị cho là khó tính. Để giống hoa này ra hoa đẹp, lâu tàn và sai hoa, quan trọng nhất là chế độ chăm sóc phù hợp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo chăm sóc hoa hồng leo cực đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao.

Không tưới quá nhiều nước

Hoa hồng là giống cây rất sợ úng. Do đó, đất trồng và đặc biệt là chế độ tưới cần hết sức chú ý.

Giá thể phải thông thoáng, thoát nước tốt. Cần tưới cho cây 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối sau khi nắng tắt. Khi tưới chỉ nên tưới vào gốc, thỉnh thoảng xịt rửa lá cho trôi bụi bẩn. Đặc biệt, nếu tưới vào ban đêm không nên tưới lên lá để tránh cây bị nấm.

Mùa đông trời nhiều mưa, độ ẩm cao thì chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần. Lượng nước tưới cũng ít hơn so với mùa hè.

Cách trộn giá thể, thay giá thể cho hoa hồng

Cách trồng hoa hồng leo cần hết sức lưu tâm đến giá thể trồng cây. Nếu trồng trong chậu thì sau khoảng 1-2 năm cần phải thay đất. Bởi chất dinh dưỡng trong giá thể cũ đã không còn, cây sẽ chậm lớn, còi cọc. Ngoài ra, sử dụng phân hóa học sẽ khiến đất bị chai không thể cải thiện được. Cây cũng có hiện tượng lá bị già, khô héo, cành khẳng khiu, lâu bật mầm.

Nên xem:   Mô hình trồng khoai lang Nhật - Chi phí trồng khoai lang Nhật

Phương pháp thay giá thể như sau:

– Cắt nước 1 ngày để tránh hiện tượng vỡ bầu.

– Dùng xẻng trồng cây xắn nhẹ quanh thành chậu, chú ý không làm đứt rễ. Dốc ngược bầu cây xuống và lấy ra ngoài.

– Rũ bớt đất cũ.

– Trộn giá thể mới bao gồm đất đỏ, xỉ than, trấu hun, phân bò/ phân trùn quế. Giá thể phải đảm bảo thoát nước tốt, không ứ đọng, không quá ẩm.

Sau khi thay chậu, cần tưới đẫm nước cho cây. Tưới từ từ cho đến khi thấy nước chảy ra từ đáy chậu thì ngưng. Quan sát tốc độ rút nước trên bề mặt chậu. Khi thay chậu cần tỉa bớt cành tăm, lá già, lá vàng để kích thích cây bật mầm.

Chú ý ánh nắng khi chăm sóc cây

Cách chăm sóc hoa hồng leo cũng cần chú ý đến lượng nắng cho cây. Hoa hồng nói chung và hoa hồng leo nói riêng là loài rất ưa nắng. Lưu ý cây ưa nắng nhưng không thích hợp với khí hậu quá nóng. Cây phù hợp trồng nơi mát mẻ. Cần đặt hoa hồng leo tại nơi có ánh nắng ít nhất 6 tiếng/ ngày. Tốt nhất, nên đặt cây ở hướng Đông để có thể đón được ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. Vào những trưa hè nắng nóng, bạn nên dời cây đến vị trí mát mẻ, tránh bị khô héo, vàng lá do bị mất nước.

Nên xem:   Nhân giống lan hồ điệp "đơn giản" mà hiệu quả ngay tại nhà

Bí quyết kích thích bung nụ hoa

Cách chăm sóc hoa hồng leo để được kết quả như ý muốn đó là cần chú ý tỉa bớt cành lá. Thứ nhất là để thoáng cây, đảm bảo thẩm mỹ, cây có không gian để phát triển mạnh mẽ. Thứ hai là để tập trung chất dinh dưỡng ra chồi, đóng nụ. Thứ ba là hạn chế các mầm bệnh hại trên cây.

Cắt tỉa cành còn kích thích cây ra nhiều chồi mới khỏe hơn, cho hoa to và dày hơn.

Cách chăm sóc hoa hồng leo như trên là quy trình chuẩn dành cho mọi loại hoa hồng. Bạn chỉ cần nhớ rằng ánh sáng, nước và giá thể là 3 yếu tố quyết định tới chất lượng hoa. Nếu tuân thủ những kiến thức về chăm sóc cây trên, chắc chắn cây sẽ ra hoa sớm và đẹp. Chúc bạn nhanh chóng được chiêm ngưỡng những bông hoa hồng leo thơm, to và bền do chính tay mình chăm sóc nhé.

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận