Gà Đông Tảo hiện không còn là đối tượng mới nữa nhưng không bởi thế mà chúng hạ nhiệt. Chính vì vậy biết được những điểm cần lưu ý trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản. Sẽ giúp nhà nông dần thành thạo, mang lại thu nhập cao.
Mục lục nội dung
Cách ghép gà Đông Tảo đẻ
Giữa gà tơ và gà già thì mình xen kẽ vào để cho mái già kèm con mái tơ. Thứ nhất là về ổ, gà tơ cũng chưa rành về mọi thứ nên cần những con có kinh nghiệm kèm theo. Ví dụ như gà già ít ăn trứng mà gà tơ đẻ thấy trứng là hay ăn.
Gà tơ mà nhốt chung với nhau nhiều cũng nảy sinh như mổ lông, đá nhau. Nên nhốt chung với mái già nó sợ, dí cho chạy một lần rồi những lần sau khép nép. Những vấn đề đó sẽ không còn tiếp diễn.
Nên với kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản các bác rút kinh nghiệm nếu có con nào mà nó kêu ổ. Thì ta nên xen kẽ vào với gà mái già hoặc trống lớn thì nó kèm con mái. Chẳng hạn nó kiếm ổ giùm này, cho đẻ trên xác ổ này, rồi nó hạn chế chuyện ăn trứng nữa,… nói chung là sẽ đạt hơn.
Chăm sóc gà sinh sản
Gà Đông Tảo mới đẻ lứa so mà được chăm sóc chuẩn thì tông cũng khá nặng rơi vào hai kí rưỡi tới ba kí. Tùy theo cách mà bà con chăm, lượng thức ăn phối hợp rồi chế độ bổ sung.
Cũng chưa cần phải cho ăn đồ tươi cao như thịt cá hay những con côn trùng. Chỉ cần cơ bản là cám, thóc, rau và lâu lâu là vitamin để giúp cho chúng khỏe hơn.
Những bác nào mới nuôi gà Đông Tảo chắc chắn chưa rút ra được nhiều điều đâu. Chính vì thế có thể xem qua tham khảo kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản của chúng tôi là rất hợp lý.
Đối với con trống chân sùi thì chẳng hạn nó to sẽ đạp rất nặng nề. Con nào chân tròn đạp vẫn chính xác, tỉ lệ được cao hơn. Nên những người mới nuôi đến tám mươi phần trăm lại thích chân tròn.
Những con nào đẻ kém thì mình loại ra để nuôi bán thịt.
Cách trộn thức ăn
Cách trộn thức ăn cho gà Đông Tảo và canh lượng thức ăn phù hợp.
Gà Đông Tảo bốn tháng đạt cân nặng 1,6 – 1,8 cân với con mái. Chăm thêm hai tháng nữa là bắt đầu vào sinh sản rồi. Chăm kĩ thì mỗi tháng nó sẽ đạt thêm ba lạng nữa.
Gà Đông Tảo nặng và mau lớn, thêm nữa quý. Nên với một khoảng chăm như nhau, lượng thóc rồi cám tính ra cũng khá như nhau. Thì nuôi gà Đông Tảo nhanh thu lời hơn là gà ta, chỉ có điểm là gà giống đầu tư có hơi cao chút.
Gà Đông Tảo sinh sản cho ăn gì
Với kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản thức ăn ta cho như sau:
Về cơ bản sẽ có lúa, cám, bắp xay, lúa thì ta ngâm sơ qua khoảng hai đêm, để ráo xong rồi trộn. Còn về tỉ lệ thì năm kí lúa mình trộn ba tới bốn kí bắp thêm một kí rưỡi đến hai kí cám.
Hoặc không đơn giản hơn thì ta cứ trộn ba lúa, ba bắp, một cám. Đó là thành phần cho gà giò hay gà Đông Tảo đẻ ăn đều được. Còn để tiết kiệm nhất thì ta chỉ cho ăn lúa với bắp thôi. Là với gà Đông Tảo nuôi thả thì ta chă ăn lượng đạm ít hơn lại.
Ngoài tự nhiên thì có nhiều thứ chúng nhặt được. Còn các bác nào nuôi nhốt gà Đông Tảo thì mình cần thêm một chút qua cám. Để tránh bị gầy gà cũng thêm vitamin các loại theo nước uống.
Đối với trường hợp mà gà Đông Tảo cắn mổ nhau thì các bác nên cho nó thêm vitamin. Đó là cách giảm vấn đề này nhất là thời điểm gà Đông Tảo dưới một tháng.
Con nào mà bị mổ thì mình dùng thuốc cho heo, bò là loại thuốc tím đó để bôi, xịt. Nếu thấy vân mổ thì nên bôi thêm cho một số con nữa để đánh lạc hướng. Chúng không thấy lạ nữa và không mổ vào chỗ màu đó.
Về lúa để cho gà cao nhất sẽ là tám ngàn, còn với bắp mua số lượng lớn đã phơi rồi thì là năm ngàn đổ về. Bắp đã xay thì giá có thể gần bằng lúa.
Khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Đông Tảo
Đối với gà thuần chủng thì các bác sẽ biết gần như là họ chẳng bao giờ cho con mái ấp trứng. Tại vì một số điều như đầu tiên là chân to. Và thêm một điều nữa con gà này cũng khá vụng nên đừng cho ấp.
Nuôi gà Đông Tảo sinh sản các bác nào muốn thì có thể làm theo cách qua máy ấp. Cách hai vẫn có thể ấp nhờ các loại gà ta khác hay là những con gà tây.
Với gà tây khả năng ấp nó được nhiều với lại nó ấp khéo và ổn. Mình mà cho trứng liên tục nó ấp được theo như vậy luôn. Nên thường thì kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản người ta sẽ tránh cho con gà mái ấp là như vậy.
Đặc điểm thứ hai nữa là tỉ lệ trứng đẻ mối lứa của con mái thì hơi thấp. Và thông thường bà con sẽ thấy mái này chỉ đẻ tám đến mười quả thôi là dừng. Sau đó là sang chu kì đẻ mới là nó sẽ nghỉ tầm mười ngày hay nửa tháng gì đó.
Nên vì thế số lượng trứng mỗi đợt chưa cao. Ta lại còn cố vào ấp nữa thì gần như hiệu quả thu nhập chẳng được cao.
Thứ ba nữa là do chân quá cỡ nên chúng cũng vụng. Gần như những người đã nuôi qua gà Đông Tảo rồi chưa thấy con nào ấp mà đạt tỉ lệ tốt được.
Lưu ý
Và chú ý trứng có trống của gà này cũng sẽ ít hơn so với gà ta đâu. Bởi kỹ năng đạp cũng kém hiệu quả hơn so với gà tre, gà rừng khác.
Bình thường bác nào mua trứng và ấp trứng gà biết độ nở của nó chỉ là bảy tám mươi phần trăm. Và lượng có trống cao nhất sáu đến tám mươi phần trăm.
Vì vậy tính chung lại đến khi nở ra mà đạt năm sáu mươi phần trăm là rất đạt rồi. Còn bây giờ khi mà công nghệ phát triển rồi thì kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản ở một số trại. Người ta sẽ làm theo kiểu nhân tạo, dù con gà chân to chân nhỏ thế nào thì người ta cũng để làm giống được.
Tại vì những con gà như vậy người ta sẽ nhốt kiểu quy mô công nghiệp. Sau đó lấy để làm thao tác thụ tinh nhân tạo.
Nuôi gà Đông Tảo trong chuồng lạnh
Theo các chuyên gia thì khi nuôi sinh sản gà Đông Tảo tại các hộ. Tỉ lệ trứng nở không cao, dễ bị hao hụt bởi dịch bệnh. Để tránh được tình trạng này một số hộ đã bắt tay vào đầu tư chuồng lạnh. Bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể.
Gà Đông Tảo ba tháng sẽ được lựa chọn đưa vào nuôi sinh sản trong chuồng lạnh. Thông thường phải mất một hai hôm tập cho gà thích nghi với môi trường nuôi nhốt.
Thế nhưng khi đã quen với môi trường mới chúng tăng trưởng nhanh. Tiền mua thức ăn giảm gần nửa, hiệu suất sinh sản của gà cũng được cải thiện lên tới bảy mươi phần trăm.
Khi đã quen rồi theo chế độ ăn theo giờ, đến giờ ta cho theo khẩu phần và tốc độ lớn thì cũng như bên ngoài. Quản lý dịch bệnh cũng dễ hơn, con nào bệnh ta cho uống thuốc con đấy. Không cần cho thuốc cả đàn như ở ngoài, kỹ thuật nuôi gà đông tảo sinh sản này giảm chi phí hơn so với ở ngoài nhiều.
Nuôi gà Đông Tảo chuồng lạnh có nghĩa là toàn bộ chuồng trại sẽ hoàn toàn riêng biệt và tự động. Chuồng sẽ được gắn các thiết bị cảm ứng có khả năng tự điều chỉnh nhiệt. Đảm bảo luôn duy trì quanh ở khoảng từ 22 – 24. Đây là khoảng thích hợp để gà Đông Tảo sinh trưởng tốt.
Lưu ý khi nuôi gà chuồng lạnh
Từng nuôi gà sinh sản chuồng hở và thấy tiền thuốc nhiều và nắng nóng cũng mất nhiều. Với mô hình này thì hiệu quả cao hơn và trong quá trình nuôi rút kinh nghiệm. Xử lý được nhiệt tùy từng mùa là gà sẽ thuần được ở trong đó.
Trong chuồng lạnh lồng nuôi được làm theo dạng tầng. Trên mỗi tầng lồng nuôi sẽ được chia nhỏ thành với kích thước trung bình là bốn mươi phân.
Thông thường mỗi ô sẽ nuôi từ hai tới ba mái. Và khu chuồng lạnh rộng chừng ba trăm mét vuông thả được hai ngàn gà Đông Tảo.
Điểm khác biệt khi nhốt, gà sẽ làm hoàn toàn kiểu thụ tinh nhân tạo. Vì thế hiệu suất sinh sản sẽ được cải thiện hơn so với bán chăn thả.
Gà Đông Tảo nói chung đẻ chưa phải mức kém nhưng bởi lượng trống to. Đạp ít thành công, trứng trắng nhiều và không hiệu quả. Mặc dù bán giá đắt nhưng vẫn không có lời.
Tỉ lệ so với ở nuôi đất chỉ được khoảng bốn mươi phần trăm. Còn trong chuồng lạnh lên tới tám mươi phần trăm.
Gà sau khi đưa vào một tháng tới một tháng rưỡi sẽ bắt đầu sinh sản. Với một con giống một hai ngày sẽ được bán với giá năm mươi ngàn một con. Đây là mức giá mềm hơn so với ngoài thị trường khá nhiều.
Nuôi gà Đông Tảo dùng đệm lót sinh học
Rải trấu ở dưới sàn, mặc dù nhiều phân nhưng có đệm lót sinh học rải trộn chung. Nên sẽ đảm bảo được yêu cầu khô sạch và ít mùi, có thể để bốn tới sáu tháng mới phải thay một bận. Ta chỉ cần lót khoảng bốn đến năm phân thôi.
Sau đó lớp sàn trấu này mang ra trộn với vôi bột, tiếp tục ủ trong vài tháng là có thể bón được cho cây cam, cây bưởi,…
Mặc dù gà đi nhiều trong chuồng nhưng sẽ rất khô và gần như là không thấy mùi. Ta dễ dàng quản lý và tận dụng lót trấu thời gian dài mới phải thay. Nếu các bác làm lưu ý thêm thì như vậy sẽ tối ưu được kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản.
Đa phần trong khẩu phần ta sẽ cho chúng ăn thóc tại vì đang trong thời gian sinh sản với đẻ rồi. Thì cho ăn thóc để gà mái đẻ tốt hơn.
Riêng thóc thì ta ngầm hai mươi bốn tiếng, khi ngâm như vậy thì hạt phình ra và tạo nhiều chất bổ. Thường sẽ cho ăn làm ba cữ, như vậy ăn thêm rau cỏ với nhặt thêm ngoài vườn là đủ rồi. Nói chung đến tầm đẻ thì chỉ cho ăn như vậy để đẻ đều hơn và khả năng sinh sản tốt hơn.
Với những lưu ý trên mong rằng bà con đang và sắp nuôi gà Đông Tảo có thêm kiến thức để nâng cao nguồn thu cho gia đình.
Theo: Thủy Tiên