Lan kiều tím là một giống lan không quá đắt nhưng cho hoa khá là đẹp. Phù hợp cho những người yêu thích lan và mới chơi lan.
Hôm nay tôi sẽ giúp các bạn biết được các đặc điểm của lan kiều tím. Cũng như hướng dẫn cách trồng ghép và chăm sóc sao cho lan phát triển tốt và cho hoa đẹp.
Mục lục nội dung
Đặc điểm lan kiều tím
Lan kiều tím thường tìm thấy ở Việt Nam ở độ cao khoảng 1200 mét. Là loại cây biểu sinh có kích thước trung bình. Phình ra ở thân giữa thuôn nhọn ở cả hai đầu. Và mang 2 đến 5 lá hình mác thuôn dài, hướng về phía đỉnh và nở hoa vào mùa xuân và mùa hè trên một chùm hoa dài 30 cm, buông rủ.
Lan kiều tím là một loài thuộc chi lan với giả hành có khả năng trữ nước. Bộ rễ của chúng phát triển rất mạnh nên về cơ bản là khá dễ trồng.
Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, những loại cây này mọc ở mọi kiểu khí hậu. Từ vùng đất thấp ẩm ướt đến vùng núi cao, mát mẻ.
Lan kiều tím có thân tròn màu nâu hoặc xanh đậm. Dài từ 40-100 cm, các lá mọc xen kẽ từ giữa đến đỉnh của thân.
Hoa mọc thành chùm dài 20-25 cm từ gần ngọn. Đường kính cụm hoa vào tầm 10 cm gồm nhiều hoa đơn. Hoa màu tím nhạt, cuống và noãn dài 4 – 5 cm. Lá hình mác, đầu hơi nhọn, dài 2,8 – 3 cm, rộng 1,4 – 1,6 cm.
Cánh hoa lan bầu dục. Phía đỉnh cánh tròn, dài 3 – 3,2 cm, rộng 1,9 – 2 cm. Hoa nở vào mùa hè khoảng cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, mùi thơm ngào ngạt.
Hoa không để được lâu, chỉ khoảng 5-10 ngày. Nhưng hoa có dạng chùm lớn, màu sắc tươi tắn và nổi bật. Đặc biệt khi có ánh nắng chiếu vào chùm hoa có cảm giác rất rực rỡ. Do đặc điểm của các vùng khác nhau nên cánh hoa của loại cây này có màu trắng hoặc tím.
Điều kiện phát triển của lan kiều tím
Chú ý đến điều kiện phát triển của lan là chìa khóa để có một cây khỏe mạnh và nở hoa tốt. Kiều tím thích những chậu nhỏ, nơi rễ của chúng có thể hơi chật chội và chúng cần được đặt cạnh cửa sổ sáng nếu bạn để lan trong nhà.
Ánh sáng
Lan kiều tím phát triển tốt dưới ánh sáng mặt trời một phần. Nhưng ở trong nhà, bạn cần đặt chậu hoa ở cạnh cửa sổ sáng nhất. Tốt nhất là cửa sổ hướng Nam để nở hoa tốt.
Đây là loài cây chịu nắng khá tốt khoảng 70-80%. Tuy nhiên cây này không ưa thời tiết thất thường. Cây lan mới ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.
Dưới đây là các biểu hiện của lá đối với ánh sáng:
Lá màu xanh tươi sáng cho thấy một cây khỏe mạnh.
Lá xanh đậm cho thấy cây không nhận đủ ánh sáng.
Lá màu xanh vàng hoặc đỏ cho thấy cây có quá nhiều ánh sáng.
Đất
Hoa lan không mọc trong bầu đất thông thường. Mà trong một hỗn hợp đặc biệt giống môi trường của chúng trong tự nhiên. Lan kiều tím cũng vậy.
Sử dụng giá thể trồng lan thương mại thường bán ở các của hàng cây cảnh. Thường chứa rêu than bùn, đá trân châu, hoặc vỏ cây linh sam. Hoặc tự làm bằng cách sử dụng các thành phần tương tự.
Đất cho lan kiều tím phải đảm bảo môi trường có độ thoáng và thoát nước tốt. Để rễ cây không bị giữ ẩm quá nhiều trong một thời gian dài.
Nước
Trong mùa sinh trưởng, lan kiều tím ưa ẩm nhưng không nên trồng trong môi trường bão hòa.
Tưới quá nhiều nước có thể dẫn đến thối rễ và cuối cùng làm cho cây bị vàng hoặc héo. Trong những tháng mùa đông, bạn có thẻ thỉnh thoảng mới cần tưới nước. Nhưng đừng để đất cây lan bị khô hoàn toàn.
Nhiệt độ và độ ẩm
Lan kiều tím thích khí hậu ấm áp và phát triển ở nhiệt độ trên 15 độ C.
Lan thích độ ẩm từ 50% đến 70% (tối thiểu là 45%). Đầu lá lan màu nâu có thể là dấu hiệu cho thấy không khí quá khô đối với cây lan của bạn.
Chậu trồng lan
Chọn kích thước của chậu hoa theo kích thước của nhóm rễ. Hoa lan có xu hướng chọn chậu nhỏ hơn. Nếu chậu quá lớn, lan sẽ sử dụng hầu hết năng lượng của nó để ra rễ.
Chậu hoa sẽ ảnh hưởng đến cách bạn tưới nước. Lan trồng trong chậu đất sét có lỗ thoát nước cần tưới thường xuyên hơn lan trong thùng nhựa.
Hướng dẫn trồng và nhân giống lan
Lan kiều tím phát triển tốt vào mùa xuân – hè. Nên thời điểm ghép cây tốt nhất là vào mùa này. Tốt nhất nên chọn những bụi có nhiều giả hành trưởng thành. Không quá già cũng không quá non.
Nếu cây của bạn có ít nhất bốn nhánh lan mang lá khỏe mạnh. Bạn có thể chia nó ra thành cây mới.
Dùng một con dao cứng lớn để cắt qua thân rễ và phần rễ, cố gắng giữ cho phần rễ nguyên vẹn nhất có thể. Loại bỏ tất cả chất trồng khỏi bộ rễ. Và sau đó cắt bỏ bất kỳ rễ dài hoặc rễ chết.
Cắt rễ cách thân rễ 3-5 cm, dội nước sạch, ngâm toàn bộ cây với dung dịch Atonik hoặc B1 hoặc N3M (thêm vài giọt thuốc chống nấm như Ridomil là tốt) cho 1-2 cây giờ và sau đó trồng.
Đặt cây vào chậu có kích thước gần bằng khối lượng rễ của nó. Và phủ bầu lan lên rễ. Ấn mạnh giá thể xuống và đợi một tuần để tưới nước thật sạch.
Cây giá thể thường chọn là cây nhãn, gỗ trắc hoặc gỗ cứng có vỏ dày hoặc chắc, tươi, không mục nát.
Nếu bạn có thể ngâm cây trồng trong nước vôi trong khoảng nửa – 1 ngày trước khi ghép thì càng tốt
Sau khi trồng xong cần tránh mưa. Treo ở bóng râm. Tưới cho 1-2 lần tùy theo khô hay ẩm. Nếu trời khô có thể tưới cây, mỗi tuần phun lại B1 hoặc Atonik để kích thích ra rễ.
Hướng dẫn chăm sóc lan kiều tím
Lan kiều tím ưa môi trường ẩm ướt. Đến thời điểm cây ra nhiều rễ thì chúng ta cần đặt ở nơi có nhiều nắng thì cây sẽ ra nhiều hoa. Cây vừa trồng trong chậu vừa thân gỗ, khá dễ trồng, rễ mọc nhanh và nhiều. Kiều tím không rụng lá khi ra hoa.
Tưới nước
Lên kế hoạch tưới nước và cho cây lan của bạn thường xuyên trong suốt mùa sinh trưởng. Để biết được cây lan có đủ nước hay không. Đơn giản nhất đó là quan sát rễ của chúng.
Bộ rễ màu trắng đầy đủ cho thấy cây lan đó khỏe mạnh và có thể được tưới nước đúng cách. Sau khi tưới nước, rễ khỏe mạnh sẽ chuyển sang màu xanh tươi.
Rễ lan có màu trắng xám cho thấy cây lan cần nhiều nước hơn.
Thân rễ teo tóp hoặc xốp, đen đen chứng tỏ cây đã thối rữa, nên giảm tưới nước.
Tưới nước cho đến khi nước chảy ra khỏi chậu một cách tự do. Khi không khí trong nhà khô, phun nước ấm cho lan để duy trì độ ẩm.
Cẩn thận không làm ướt lá khi bạn tưới lan. Nếu chẳng may làm ướt lá, hãy lau cẩn thận bằng khăn giấy hoặc tăm bông.
Phân bón
Bón phân cho lan kiều tím thường xuyên trong mùa sinh trưởng bằng phân bón cân đối cho lan. Vào cuối mùa sinh trưởng, giảm lượng phân bón khoảng một nửa.
Nói chung, lan được bón phân hai tuần một lần trong thời kỳ cao điểm (mùa xuân và mùa hè). Và mỗi tháng một lần trong thời kỳ ngủ đông (mùa thu và mùa đông).
Sử dụng phân bón có tỷ lệ nitơ cao hơn cho các chồi mới. Sau đó sử dụng phân bón có nhiều phốt pho và kali hơn. Đừng bón phân quá nhiều cho lan.
Theo kinh nghiệm thì thường dùng phân bón NPK 30-10-10 pha loãng đến một nửa rồi tưới cho lan. Khi gần ra hoa bón phân cân đối để cây an toàn.
Nhiệt độ và thông gió
Duy trì nhiệt độ thích hợp. 18-30 độ C là thích hợp nhất. Hoa lan cũng có thể chịu được nhiệt độ từ 16-37 độ C trong thời gian ngắn. Nhiệt độ lạnh sẽ khiến lá cây bị vàng và rụng nhiều nhất.
Đảm bảo không khí lưu thông tốt. Không khí lưu thông tốt có thể có tác động quan trọng đến sức khỏe của hoa lan. Đồng thời có thể giữ cho hoa và lá khô ráo để ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại nấm và bệnh này.
Mở cửa sổ vào mùa hè để luồng không khí tự nhiên lưu thông trong không khí.
Sâu bệnh
Hoa lan tương đối không bị sâu bệnh. Nhưng có một số loại sâu bệnh có thể xảy ra. Những điều này có thể được giải quyết bằng các phương pháp không dùng hóa chất. Ví dụ như rửa bằng nước ấm và xà phòng diệt côn trùng, hoặc sử dụng tăm bông và cồn.
Một số bệnh có thể gặp ở lan kiều tím đó là bệnh thối ngọn. Làm cho cây đang phát triển chuyển sang màu đen hoặc thối. Phòng tránh bằng cách không để đọng nước trên tán cây, nếu không sẽ sinh bệnh.
Bệnh đốm lá là bệnh do nấm hoặc vi khuẩn gây bệnh trên lan. Biểu hiện là một đốm tròn hoặc hình chữ nhật trên lá hoặc hoa kiều tím. Bạn có thể loại bỏ các lá bị bệnh bằng cách cắt chúng cho tới lá khỏe mạnh không có dấu hiệu của bệnh.
Ốc sên và sên có thể ăn chồi, hoa, lá và thân mềm.Do đó cần chú ý bắt bỏ khi chậy lan có sên.
Cắt tỉa
Chăm sóc những bông hoa. Thời kỳ nở rộ của lan bắt đầu vào cuối mùa đông, chủ yếu vào tháng 2 và tháng 3 ở miền Bắc.
Thời kỳ ra hoa thường kéo dài 4-12 tuần. Khi hoa tàn, cắt bỏ phần gai cao hơn đầu lá 12 mm. Đồng thời cắt bỏ lá chết và héo, bao gồm cả thân và lá hoa già, các bộ phận bị thối, rễ chết, v.v.
Sử dụng các dụng cụ vô trùng để cắt tỉa phong lan. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh lây lan từ cây này sang cây khác. Bạn nên ngâm nó trong thuốc tẩy giữa khi sử dụng dụng cụ, hoặc sử dụng lưỡi dao dùng một lần.
Cách để lan kiều tím ra hoa đẹp
Trước mùa hoa khoảng 1 tháng ta tưới ít nước nhưng vẫn phun phân NPK 10-30-10 1 tuần 1 lần để kích thích ra hoa. Đồng thời đưa cây ra ngoài nắng nhiều.
Nếu lúc này bạn tưới nhiều nước hoặc cây thiếu ánh nắng thì cây sẽ không ra hoa mà chỉ ra thân mới. Sau mùa ra hoa lan kiều tím cần tưới nhiều hơn. Và lúc này thời tiết thường khá nóng. Bạn nên chuyển lan về nơi ít nắng.
Tưới nhiều hơn, bón phân NPK 30-10-10 hàng tuần để cây phát triển thân cây.
Khi chồi mới mọc lên, hãy giữ đất ẩm nhưng không ướt. Sau đó, khi hoa nở thì tưới nước cho cây 1 lần / tuần. Sau đó, giảm tưới nước để đất khô dần khi lá chuyển sang màu vàng và bắt đầu khô héo.
Trong điều kiện tối ưu, lan kiều tím có thể nở hoa nhiều lần mỗi năm. Nếu việc nở hoa có vẻ không đạt mức tối ưu, hãy thử cung cấp thêm ánh sáng cho cây lan của bạn.
Theo: Băng Giá