Kỹ thuật nuôi đà điểu cho lãi cao

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu. Cách cho đà điểu ăn, khẩu phần ăn đầy đủ cho đà điểu đầy đủ dinh dưỡng gồm những gì? Cách chăm đà điểu con hiệu quả nhất

Đà điểu là hàng gia cầm lông vũ, mỗi chân có hai móng, được nuôi ở Việt Nam. Giống đà điểu tốt, khối lượng cao tới 140 kg có ở trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương.

Mùa nuôi đà điểu chính là từ tết âm lịch cho đến độ tháng 8 – tháng 9.

Kỹ thuật nuôi đà điểu – khu chuồng nuôi đà điểu

Đà điểu con ban đầu cũng chỉ cần khoảng sân vừa phải, rào lưới B40 xung quanh và rải nền cát phẳng dày từ 10 – 15 cm. Máng nước và máng ăn vừa phải cũng không cần quá to.

Nói chung cũng giống với nuôi gia cầm thông thường. Đó là phần sân chơi, khi đà điểu to thì thả ra vườn rộng hơn để chạy nhảy thoải mái.

Cạnh sân chơi bố trí khu chuồng để cho đà điểu vào ban đêm. Có thể tận dụng chuồng , chuồng heo, khu công trình phụ. Tóm lại là chuông rất đơn giản, căng bạt và buông xuống vào mùa đông để chống rét.

ky thuat nuoi da dieu

Nền có thể để nền cát hoặc trấu để dễ vệ sinh. Bên cạnh ngăn chuồng cũng có thể bố trí một ôn chơi để khi mưa bão to thì chúng ở trong chuồng không bị ướt. Các bạn nên che kín lưới quanh chuồng để chống cáo, mèo hay chó tấn công đà điểu lúc còn bé.

Đó cũng có thể được coi là khu vực úm. Các bạn nên thiết kế khu vực ngủ và sân chơi cho đà điểu như vậy. Giai đoạn còn nhỏ các bạn nên giữ được nhiệt độ. Tất nhiên là chúng cũng có thể rỉa lông nhau nhưng không có vấn đề gì cả.

Khi các bạn nuôi được từ 10 – 15 cân thì nên thả ra nhiều cho chúng chạy nhảy.  

Tiêm vaccin và bổ sung khoáng chất

Ngoài ra trong quá trình úm đà điểu các bạn có thể bổ sung vitamin và các thuốc, vaccin. Nói chung là không khác mấy so với các bạn úm một lứa gà. Tập tính của chúng cũng là tập tính bầy đàn. Lưu ý là các bạn không nên để lạnh, không nên để ẩm ướt bí bách chúng sẽ dễ di ngoài.

Nuôi đà điểu chuyên nghiệp thì nền nuôi bao giờ cũng phải sạch sẽ phẳng phiu. Tránh va vấp vào các hố, gốc cây làm hỏng đôi chân. Có một số trường hợp chậm ăn thì các bạn nên bắt riêng để nuôi riêng trong một thời gian.

Nên xem:   Nuôi gà Ai Cập đẻ trứng thực sự có hiệu quả?

Thỉnh thoảng cũng nên bổ sung cho đà điểu một vài viên B1 và các thuốc phòng, thuốc kháng bệnh vào thức ăn. Và giữ được nhiệt độ. Một số hộ cũng cho uống nhiều canxi quá thì chúng cũng bị sùi khớp, sùi xương và tập tễnh. Do vậy nhiều quá hay ít canxi quá thì đều không tốt.

Riêng về giống chim này là phải cho vận động và ăn nhiều chất xơ.

Kỹ thuật nuôi đà điểu cho ăn đúng cách lớn nhanh

Khó khăn với người nuôi là cần có nguồn kinh phí lớn, quỹ đất rộng. Bởi mõ con nuôi tầm mười tháng thì mới có thể xuất bán. Thân hinh chúng to lớn như vậy tất nhiên là ăn cũng rất nhiều.

Vây làm sao để hạ kinh phí thức ăn, hạ giá thành sản xuất một cân thịt. Sau đây là một số hướng dẫn vể những vấn đề lưu ý trong chăn nuôi đà điểu thương phẩm.

Những lưu ý về vấn đề dinh dưỡng nuôi đà điểu thịt

Đây là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, lá cây, các loại rau củ. Và các loại hạt ngũ cốc. Ngoài ra chúng càn ăn các loại cám , cám ngỗng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì thức ăn dành cho đà điểu cũng thay đổi theo thành phần.

Giai đoạn từ ba đến sáu tháng tuổi chúng tăng khối lượng cở thể trong giai đoạn này. Lượng tăng đạt 12 – 13 cân một tháng. Khi còn nhỏ nên cho ăn cám viên cho gia cầm. Khi đà điểu đã lớn thì có thể cho ăn cám tự chế từ các nguyên liệu có sẵn ở địa phương.

Thức ăn cho đà điểu thịt được chia ra làm ba giai đoạn. Giai đoạn từ một đến ba tháng tuổi thì chúng ta có thẻ phối trộn dinh dưỡng cao hơn. Protein đạt tầm 20 -21 %, và năng lượng đạt tầm khoảng 2700 – 2800 kcal.

ky thuat nuoi da dieu

Giai đoạn thứ hai thì chúng ta chia từ 4 đến 6. Protein chúng ta sử dụng 17 – 18 % và năng lượng tầm khoảng 2600 kcal. Và giai đoạn thứ ba là giai đoạn từ 7 đến 12 tháng thì protein chúng ta dùng khoảng 14 – 16 % và năng lượng tầm khoảng 2500 – 2600 kcal.

Lượng ăn trong ngày đối với giai đoạn nhỏ chỉ hết khoảng hai đến ba lạng. Nhưng giai đoạn trưởng thành thì hết khoảng một cân rưỡi thức ăn mỗi ngày. Một cân rưỡi thức ăn tinh và một cân rưỡi thức ăn xanh thì chúng ta có thể cho ăn vào đầu giờ sáng. Trộn cho ăn hai bữa trong ngày, thêm một bữa vào đầu giờ chiều.

Khẩu phần ăn cho đà điểu

Khi mà phối trộn như vậy thì chúng sẽ ăn hết. Không được để thức ăn lưu cữu sang ngày hôm sau để tránh chua, mốc và ẩm thấp.

Chính vì vậy phải cho ăn tự do rau, cỏ xanh. Nên thái nhỏ từ ba tới bốn cm giúp dễ ăn, giảm giá thành. Các thức ăn như cám ở bên dưới, rau cho lên trên hoặc cho rau ra một máng khác. Rau lấy cho đà điểu ăn có thể là các loại lá bắp cải, cỏ ghi nê, cỏ voi non, chè đại, rau muống, thân cây chuối, xuyến chi.

Nên xem:   Quy trình phòng bệnh cho ngỗng sư tử

Thêm nguồn chất xơ từ vỏ đậu xanh

Trong khẩu phần thức ăn của đà điểu thịt thì để giảm giá thành thức ăn, ngoài phối trộn ngô thóc. Thì hiện tại nay trên thị trường ví dụ như ở thành phố Hải Dương. Có tỷ lệ vỏ đỗ xanh sau khi lấy phần thịt đi rồi để làm bánh đỗ xanh, còn lại phần ngầy và phần vỏ rất nhiều.

ky thuat nuoi da dieu

Trước đây bà con nông dân thường đem ra đốt bỏ hoặc làm vỏ gối. Tuy nhiên bây giờ khi nghiên cứu ra rằng thu mua phần vỏ đỗ xanh đó trộn thêm vào khẩu phần ăn cho đà điểu. Giúp giảm tỷ lệ đạm xuống và tăng tỷ lệ xơ lên.

Khi đà điểu ăn được tăng tỷ lệ xơ thì thịt sẽ có màu đỏ hơn và giảm được tỷ lệ mỡ trong cơ thể đà điểu. Nếu ăn một cân thức ăn thảng giá 11 ngàn thì khi trộn thêm các loại thức ăn vào giảm xuống còn 8 ngàn.

Vào giai đoạn cuối của thời kỳ vỗ béo, các bạn cần cho lượng thức ăn tinh tăng lên. Để cho thịt của đà điểu có độ săn chắc, ít nước hơn. Sau mười tháng nuôi chúng có thể đạt trọng lượng thịt. Với con mái nặng khoảng chín mươi kg. Con trống nặng một trăm đến 105 kg.

Hiệu quả từ mô hình nuôi đà điểu thịt

Tám đến chín giờ sáng là thời điểm gia đình ông Đề cho đà điểu ăn và vận động. Trong khu vườn rộng 200 mét vuông, ông Đề thả nuôi gần 50 con đà điểu thương phẩm. Mỗi con đà điểu này nặng tới gần một tạ.

Theo ông để nuôi đà điểu thì yêu cầu đầu tiên là phải có đất đủ rộng để cho chúng chạy nhảy. Vì cơ bản giống này chạy được nên cần diện tích khá lớn. Có chỗ chạy thì chúng phát triển tốt hơn. Cỏ voi, bèo tây hay cây hoa ngũ sắc, cây xuyến chi, đây là những loại rau xanh ưa thích của đàn đà điểu.

Ngoài thức ăn công nghiệp của gà hay thức ăn phối trộn từ ngô, thóc, lúa mì, cám gạo. Thì rau xanh chiếm một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của chúng. Mỗi một ngày, một con trọng lượng tám mươi cân có thể ăn tới ba cân rau xanh.

Việc tận dụng được các sản phẩm nông nghiệp địa phương chính là một thuân lợi khi nuôi đà điểu. Chúng ăn được rau vào thì sẽ phát triển mạnh. Thói quen của đà điểu sống ở sa mạc hay thường xuyên tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng ngoài da.

Vì thế của nền khu nuôi và sân cần trải cát. Để đà điểu có thể tắm cát giống tự nhiên. Không chỉ vậy đây cũng là cách giúp đảm bảo an toàn cho đôi chân đà điểu. Bởi chúng rất hay chạy và tốc độ có thể đạt 50 tới 60 km/ giờ.

Nên xem:   Cách tẩy giun sán cho lợn sau sinh

Kỹ thuật nuôi đà điểu con

Vườn phải rải được 15 cm cát san phẳng thì mới đảm bảo nuôi đà điểu. Khi chúng chạy không bị sứt chân hay gãy chân, do nuôi tại nhà nên rất hay bị trật khớp. Đà điểu rất ít khi bị bệnh và chóng chịu tốt với thời tiết. Do đó việc phòng trừ bệnh tương đối đơn giản.

Theo ông Đề trong quá trinh chăn nuôi chỉ cần đặc biệt lưu ý thời điểm mới bắt con giống về nuôi và giai đoạn úm sau đó. Khi bắt giống về là mình phải cho ở trên thảm khoảng độ 15 ngày. Tức là rải thảm ra để úm cho nó nằm trên thảm xong bắt đầu mới cho ra cát.

ky thuat nuoi da dieu

Trong 15 ngày đó mình úm thì nhiệt độ lúc nào cũng phải điều tiết từ 30 đến 32 độ C. Theo ông Đề, đà điểu thương phẩm từ khi bắt giống về đến khi có thể xuất bán thường mất từ tám đến mười tháng. Từ năm mươi con đà điểu thịt, mỗi lứa ông Đề có thể thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

Tuy nhiên theo ông lợi nhuận có thể còn cao hơn nữa nếu lượng thức ăn xanh trong khẩu phần ăn của chúng tăng lên. Chi phí trong một thời gian mình chăn thả từ tám tháng đến chín tháng thì mỗi một con hết khoảng độ hai triệu rưỡi tiền thức ăn.

Cộng thêm một triệu rưỡi tiền giống ban đầu, với lại cắt thêm cỏ cho chúng ăn thì lợi nhuận cao hơn. Vì đỡ phải cho ăn nhiều cám. Trừ chi phí hết đi rồi mỗi con thu lãi khoảng 1,5 đến 2 triệu.

Phát triển nuôi đà điểu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, sau gần 20 năm nhiên cứu và phát triển. Đà điểu đã được nghiên cứu và triển khai rộng rãi tại nhiều vùng sinh thái. Đến nay đã có khoảng trên 50000 đà điểu giống được nuôi tại các trang trại cả nước.

Cho hiệu quả kinh tế rất khả quan, đặc biệt là các hộ dân đã đầu tư với mô hình nhỏ là từ 30 đến 50 con. Và mô hình lớn là trên 300 con.

Thịt đà điểu có màu đỏ khác với những loại gia cầm khác và được nhiều người yêu thích do có giá trị dinh dưỡng cao.

Da của chúng cũng là nguyên liệu trong công nghiệp. Mỡ, lông, xương, vỏ trứng và móng là nguyên liệu quý làm thuốc và làm mỹ phẩm, trang sức. Hiện nay thị trường thịt thương phẩm còn khá rộng mở tuy nhiên con giống vẫn còn khan hiếm và giá giống cao.

Kỹ thuật nuôi đà điểu cần có thời gian để tìm hiểu và làm quen. Vì đây là đối tượng chăn nuôi mới nên có nhiều điều còn bỡ ngỡ. Tuy nhiên khi nắm vững các kỹ thuật lại trở nên rất đơn giản. Chúc các bạn thành công với kỹ thuật nuôi đà điểu.

Chuyên gia: Quang Hưng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận