Kỹ thuật chiết cành CHANH ”cực đơn giản” ra rễ cực nhanh

Chanh là một loài cây phổ biến được sử dụng nhiều trong thực phẩm và đồ uống. Nhưng chanh có thể trồng bằng cách nào thì có thể nhiều người chưa biết? Giống như các loại cùng họ như cam, bưởi, quýt,… chanh có thể trồng bằng hạt, ghép, hay chiết cành chanh.

Nhưng cách nhân giống phổ biến và đạt hiệu quả cao hiện nay vẫn là chiết cành chanh. Hãy cùng Niên giám tìm hiểu kỹ thuật này nhé.

Tổng quan về cây chanh

Để có thể chiết cành chanh đúng thời điểm một cách hiệu quả nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc tính cây chanh nhé.

Thực vật

Nguồn gốc của chanh được cho là ở khu vực Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Chúng được du nhập vào châu Âu vào thế kỉ thứ 2 sau công nguyên.

Quả chanh

Khác với khế có mùa rụng lá, chanh xanh quanh năm. Chanh có thân gỗ nhỏ, chiều cao phổ biến là từ 1-3m. Nếu không tỉa chúng có thể cao lên tới 6 mét. Lá chúng có hình bầu dục, khi mới mọc có thể có màu hơi đỏ, khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu xanh lục.

Đa số chanh có gai nhọn ở cuống lá, một số loài có thể không có. Hoa nhỏ 5 cánh màu trắng ở trên và màu tím đỏ ở dưới. Giống như bưởi, hoa chanh cũng có mùi thoang thoảng ngọt ngào rất dễ chịu.

Quả chanh có hình bầu dục, có nhiều múi. Vỏ màu xanh khi chín chuyển sang màu vàng có các tuyến dầu khá rõ ở vỏ. Phần bên trong vỏ xốp trắng. Hạt nhỏ, hình trứng, đầu nhọn. Hiện nay có một số loài chanh không có hạt.

Sử dụng chanh

Chanh chủ yếu dùng quả trong thực phẩm như một gia vị làm tăng hương vị. Nước cốt chanh là thành phần không thể thiếu của nhiều món bánh tráng miệng và bánh ngọt. Nước chanh pha loãng được nhiều chị em sử dụng như một thức uống giúp giảm cân.

Nước chanh pha loãng và thêm đường là một thức uống phổ biến giải khát cũng như tăng đường huyết được nhiều người nông dân sử dụng. Ngoài ra lá chanh cũng giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn đặc biệt là gà luộc.

Chanh chứa nhiều một lượng lớn axit citric, có thể lên tới 5 % trọng lượng của nước chanh. Chanh cũng chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin C và chứa một lượng nhỏ vitamin B, đặc biệt là thiamin, riboflavin và niacin.

Cây chanh

Thời điểm chiết cành chanh

Chanh là loài phát triển tương đối nhanh và xanh quanh năm nên chiết chanh thời điểm nào trong năm cũng được. Tuy nhiên các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng chỉ nên chiết vào mùa xuân hoặc mùa hè hoặc mùa xuân. Đây là giai đoạn cây phát triển tốt nhất.

Cũng nên tránh chiết cây vào mùa đông vì đây là thời điểm khí hậu đặc biệt ở miền Bắc thường khá lạnh. Cây sẽ kém phát triển. Một điều lưu ý khác là không nên chiết cành vào đúng lúc chúng ra hoa. Điều này sẽ làm giảm khả năng đậu quả cũng như giảm năng suất cây trồng.

Nên xem:   Mít nghệ CS M99I

Cách chiết cành chanh

Dụng cụ để chiết cành chanh không yêu cầu nhiều cũng như không hề phức tạp. Để chiết cành chanh bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như: kéo, kìm, dao sắc. Các nguyên liệu để chiết cành như đất, nilong, dây lạt, dây dù.

Chọn cây chiết

Chanh có nhiều loại, hiện nay ở Việt Nam phổ biến các loại như chanh bốn mùa, chanh trắng, tranh đào,… Các loài này về cơ bản điều kiện trồng cũng như chăm sóc tương đối giống nhau. Do đó bạn có thể chọn loại chanh phù hợp với sở thích.

Để cả cây chanh cũng như cành chiết tốt và không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây mẹ thì mẹo chọn cây để chiết rất quan trọng. Bạn nên chọn những cây mẹ xum xuê, đang phát triển xanh tốt.

Những cây có nhiều cành cao sẽ rất phù hợp để chiết vì đồng thời giúp tỉa cây mẹ luôn. Bạn cũng nên chọn những cây chanh đã ra quả để chắc chắn rằng cây giống của bạn có thể ra quả sau khi trồng.

Không nên chiết những cây có dấu hiệu vàng lá, sâu bệnh hại. Chanh phát triển khá nhanh nên các ây chanh trồng từ cành chiết, giâm cành có độ tuổi từ 1 năm trở nên là có thể bắt đầu chiết cành.

Chanh mặc dù có thể sống tương đối lâu nhưng thông thường người ta chỉ để cây đến khoảng 6-7 năm tuổi, sau đó sẽ thay thế cây mới. Do đó không nên chiết các cây mẹ quá già, vì chúng thường sẽ thoái hóa và khả năng phát triển thường yếu hơn.

Chọn cành chiết

Với cành chiết, bạn cũng nên chọn những cành còn xanh và tươi tốt. Hiện tại người nông dân thường chiết cành chanh thành hai loại. Một loại cành chiết nhỏ cỡ khoảng ngón tay út. Loại này thường sẽ chiết với số lượng tương đối nhiều.

Loại tiếp theo nhỉnh hơn một chút. Các cành chiết sẽ to khoảng cỡ ngón tay cái. Thông thường các cành chanh chiết này sẽ dài khoảng 30 tới 50 cm. Bạn cũng không nên chiết quá nhiều cành một cây sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây mẹ.

Trong quá trình chiết nên đồng thời tỉa bớt cành cây thừa, cành kẹ. Điều này giúp cây thông thoáng cũng như tập trung phát triển cành chiết nhanh hơn.

Lột vỏ

Chiết cành chanh

Bước tiếp theo sau khi xác định cây và cành chiết đó là khoanh và lột vỏ. Sau những ngày mưa, chanh sẽ dễ lột vỏ hơn do chúng tăng dòng lưu thông từ gốc lên ngọn. Dùng dao sắc khoanh hai đường tròn quanh thân cây cách nhau khoảng 1.5 cm tới 2 cm.

Tiếp tục rạch một đường ở giữa hai vết cắt này, sau đó bóc toàn bộ vỏ cây. Dùng dao cùn hơn một chút cạo một lớp mỏng sau khi lột vỏ. Nên chú ý cạo sạch sao cho khi sờ tay vào bạn không còn cảm thấy còn lớp nhựa trơn của cây mà chỉ còn lớp gỗ của chanh.

Tuy nhiên không nên cạo quá sâu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của chanh. Bạn nên tiến hành bóc vỏ và cạo hết các cành định chiết sau đó mới tiến hành bó bầu. Để cây có thể có thời gian tiếp xúc với không khí và khô vết lột vỏ lại.

Nên xem:   Cách trồng Cà Rốt cho năng suất cao

Bạn có thể dùng thuốc kích thích ra rễ bôi vào vết cắt để cành ra rễ tốt hơn. Chấm một ít thuốc kích thích rễ vào bông gòn và bôi vào chỗ lột vỏ trước khi bó bầu. Tuy nhiên bước này cũng không thực sự cần thiết vì chanh phát triển tương đối nhanh.

Bó bầu

Yêu cầu của đất để bó bầu chiết cành chanh tương đối giống xoài, khế. Đất nên là loại đất thịt giàu dinh dưỡng và có khả năng giữ nước tốt. Thông thường có thể lấy đất chỗ giàu dinh dưỡng hoặc đất thường trộn thêm phân hữu cơ hoặc rơm băm nhỏ.

Cách 1

Chiết cành chanh

Có hai cách bó bầu chanh được các nhà nông nghiệp sử dụng. Thứ nhất là bó bầu thông thường. Sau khi có hỗn hợp đất đạt yêu cầu, sẽ làm ướt hỗn hợp bằng nước đến khi có thể nặn đất thành những hình gần cầu kích thước cỡ bằng nắm tay.

Bạn cũng có thể thêm một ít thuốc kích rễ để trộn cùng sẽ khiến cây ra rễ nhanh hơn. Số lượng bầu tương đương số cành bạn chiết, không nên làm thừa tránh lãng phí. Bầu đất đã tạo tròn sẵn có thể đem đi bó cây.

Bạn dùng tay tách đôi bầu đất, để cành chanh đã lột vỏ vào giữa sau đó nặn bầu đất cố định lại tại vị trí đó. Sau đó dùng ni lông quấn quanh bầu và buộc cố định tại hai đầu bằng dây lạt hoặc dây dù

Ni lông sử dụng nên là loại trong để dễ quan sát khi chúng mọc đủ rễ. Kích thước tấm nilong phụ thuộc vào kích cỡ bầu đất nhưng thông thường sẽ là hình vuông có kích thước khoảng 15cm x 15cm hoặc 25cm x 25cm.

Cách 2

Cách thứ hai để tạo bầu bó cây đó là cho sẵn đất ẩm vào túi ni lông và buộc lại. Sau đó, cắt một đường dọc giữa thân túi, đặt cành chanh vào giữa. Điều chỉnh lớp đất trong túi sao cho phân bố đều xung quanh cành chanh chỗ lột vỏ.

Bó bầu

Buộc lạt, dây dứa hoặc dây dù cố định bầu chiết. Với cách tạo bầu này thông thường sẽ buộc cố định tại 3 chỗ. Chỗ đầu gần gốc nên buộc chắc chắn cố đinh. Buộc một nút ở giữa bầu để tránh sự di chuyển của đất.

Và buộc một nút cuối tại đầu gần ngọn thì buộc lỏng hơn để có thể đễ dàng tháo ra, cung cấp thêm nước cũng như điều chỉnh khi cần thiết.

Buộc cố đinh

Cành chiết chanh phát triển tương đối nhanh sau khoảng 2 tới 3 tuần là bạn có thể nhìn thấy rễ chúng phát triển. Và sau khoảng từ 1 tháng tới 1 tháng rưỡi là cành chanh có thể trồng.

Khi chiết cành chanh cần lưu ý những gì?

Nguyên tắc ra rễ của chiết cành chanh là làm gián đoạn quá trình vận chuyển chất từ lá và ngọn xuống cây tại vị trí lột vỏ. Trong khi quá trình cung cấp nước và muối khoáng từ rễ vẫn tiếp tục. Dòng vật chất từ lá và ngọn bị tích tụ lại vị trí bó bầu, gặp môi trường thuận lợi sẽ kích thích cây mọc rễ.

Nên xem:   Cách chiết cành KHẾ ra rễ cực nhanh

Sau khi chiết cành bạn cần chú ý tới cành chiết. Tuy nhiên chúng không cần chăm sóc quá nhiều. Chanh có thể chiết nhiều đợt trong năm vì thời gian phát triển rễ của cành chiết tương đối ngắn.

Thông thường đất sẽ đủ giữa ẩm trong suốt hơn 1 tháng để cành chanh ra rễ mà không cần tác động gì. Tuy nhiên nếu tháy bầu cây quá khô bạn có thể tưới thêm nước cho chúng bằng cách tháo bớt một đầu trên của bầu và bổ sung nước sau đó buộc chúng lại.

Nếu mưa nhiều ngày liên tiếp, bạn cũng nên kiểm tra bầu. Nếu chúng có nước động bạn nên tạo một lỗ nhỏ để chúng có thể thoát nước tránh úng hỏng rễ. Hoặc nếu cây có dấu hiệu bầu bị vỡ hãy nhanh chóng bó chúng lại chắc chắn.

Chế độ chắm sóc cho cây cũng không cần thay đổi. Hiện nay đa số các loại chanh đều có nhiều hơn 1 mùa quả nên lúc chiết cành có thể đúng mùa quả phát triển. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, vì thông thường các cành chiết sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của quả.

Trồng cành chiết như thế nào?

Chanh phát triển tương đối nhanh do đó khi nhìn thấy các sợi rễ chuyển từ máu trắng trong sang màu vàng nhạt là cành chiết có đủ điều kiện để đem trồng.

Cách trồng cành chiết

Bạn nên cắt cây ngay bên dưới bầu, cắt mạnh và dứt khoát. Thông thường các cành chanh chiết đều tương đối nhỏ. Do đó bạn có thể dễ dàng cắt chúng bằng kéo.

Cành con sau khi chiết cành chanh

Chanh có sức chịu đựng tương đối tốt. Do đó sau khi cắt cành bạn có thể trồng chúng ra ruộng vườn luôn và không cần tiến hành ươm. Nhưng nếu có điều kiện thì có thể trồng chúng trong vườn ươm, để rễ trưởng thành hơn trước khi trồng.

Sau khi cắt cành, tháo nhẹ nhàng lớp bọc ni lông ra tránh làm hỏng rễ, có thể gỡ bớt đất bầu cây đi hoặc để nguyên. Tạo một hố tương đối sâu cỡ khoảng 30 cm hoặc 40 cm bằng xẻng hoặc cuốc để trồng cây.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên lót một lớp đất dàu dinh dưỡng ở dưới sau đó trồng cây. Vùi đất thấp hơn mặt bằng khoảng 1cm tới 2cm để tránh xói mòn cũng như dễ cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn rễ chưa trưởng thành.

Chăm sóc sau trồng cành

Cây con có sức chịu đựng không thể bằng cây trưởng thành được. Do đó bạn cần cung cấp một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nên tưới cho cây thường xuyên vào mỗi buổi sáng sớm hoặc buổi buổi muộn.

Nên định kì tưới thêm kích rễ cho cây cho tới khi cây ra được thêm 2 lớp lá mới. Các loại phân bón qua lá cũng nên được cân nhắc để sử dụng cho cây phát triển nhanh và tốt hơn.

Cách chiết cành chanh tương đối dễ. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn không lúng túng khi chiết cành chanh. Chúc bạn may mắn và thành công!

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận