Cách pha vôi quét cho gốc cây, cách quét vôi cho gốc cây hiệu quả nhất

Đi dọc các con phố không khó để bắt gặp những cây trồng quanh đường được quét vôi quanh gốc. Vậy quét vôi cho gốc cây như vậy có hiệu quả gì, cách quét vôi ra sao? Trong nông nghiệp thì nồng độ vôi nên pha như thế nào? Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Tổng quan về vôi

Vôi là một hợp chất của canxi. Hiện tại trên thị trường có ba loại vôi chủ yếu là vôi sống, vôi nung và vôi tôi. Vôi sống chính là bột đá vôi có công thức hóa học là CaCO3 còn gọi là canxi cacbonat.

Vôi sống có dạng bột màu trắng, không mùi, thực tế ít tan trong nước. Vôi sống trên thị trường hiện nay vôi sống thường ở dạng lẫn tạp chất như silic, lưu huỳnh,… Thực tế trong nông nghiệp không cần canxi cacbonat dạng tinh khiết.

Vôi nung là dạng vôi sống đã được co vào lò nung với nhiệt độ cao. Loại này có ưu điểm hơn vôi sống là có tính kháng khuẩn cao thường ở dạng viên tương đối cứng. Tuy nhiên lại rất dễ sinh nhiệt khi gặp nước. Có nhiều trường hợp bị bỏng do sử dụng vôi nung chưa đúng cách.

Vôi tôi có dạng bột. Là dạng vôi nung đã được tôi trong nước. Hoặc để thời gian dài trong không khi và được tôi từ từ bởi hơi ẩm trong không khí. Loại này có khả năng sát khuẩn tương tự như vôi nung. Tuy nhiên điều chế tốn nhiều thời gian hơn và thường có giá thành đắt hơn.

Tác dụng của việc quét vôi cho gốc cây

Việc bón vôi cho đất không còn xa lạ gì với người nông dân. Việc này giúp tiêu diệt các mầm bệnh hại có trong đất và giúp cải tạo lại đất được biệt là đất bị nhiễm phèn. Tuy nhiên lợi ích của việc quét vôi cho đất chưa thực sự có nhiều người biết.

Quét vôi cho gốc cây

 

Tán xạ ánh sáng, giảm nhiệt độ cho cây

Thời gian trước đây, nhiều người cho rằng việc quét vôi các gốc cây ở trên khắp con các đường là giúp cho cảnh quan đẹp hơn. Đồng thời vôi trắng giúp tán xạ ánh sáng giúp người đi đường định hướng. Đặc biệt là khi trời tối và trong điều kiện chưa nhiều đèn đường trước đây.

Đó cũng là một trong những tác dụng của việc quét vôi. Ngoài ra quét vôi còn có rất nhiều những tác dụng khác. Do đó hiện nay chúng đang được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Đặc biệt là các loại cây ăn quả thân gốc như bưởi, hồ tiêu, xoài, mít, chanh,…

Nên xem:   Cây táo bị đốm vàng trên lá là bị bệnh gì và cách chữa ra sao?

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Bốn mùa phân biệt tương đối rõ rệt. Mùa hè thường khá nóng nhiệt độ có thể lên tới 40 oC thậm chí cao hơn khi ở ngoài trời. Do đó quét vôi chính là lợi dụng tính chất tán xạ ánh sáng của vôi.

Vôi ở gốc cây sẽ tán xạ ánh sáng giúp cây tránh được nhiệt độ cao thiêu đốt từ mặt trời. Cây sẽ được điều hòa nhiệt độ tốt hơn, tránh thoát hơi nước nhiều. Từ đó sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn dù thời tiết nắng nóng.

Giảm thiểu và phòng ngừa sâu bệnh

Tác dụng tiếp theo của việc quét vôi đó chính là giảm thiểu sâu bệnh. Nước ta có đa dạng khí hậu bốn mùa. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật cũng như sâu bệnh sinh sôi và phát triển.

Tác dụng của việc quét vôi gốc cây

 

Vào khoảng tháng 5 lúc mùa hè, bạn thường tiến hành tỉa cành lần đầu cho cây. Sau khi tỉa cành sẽ để lại các vết cắt trên thân cây. Cây thường có sức sống yếu hơn cũng như khả năng chống chịu kém hơn sau khi tỉa cành.

Việc quét vôi thời điểm này sẽ giúp khử trùng vết thương. Bịt kín toàn bộ vết thương trên cây. Nếu không quét vôi thì các vết cắt rất dễ bị mốc. Sâu bệnh đặc biệt là nấm và virus rất dễ xâm nhập theo các vết thương này.

Vào mùa đông, các cây ăn quả các cây thân gỗ dưới tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ ngày đêm, cùng với độ ẩm không khí thấp rất dễ hình thành các vết nứt ở thân cây. Càng về cuối năm thì các vết nứt thường càng to.

Các vết nứt này là nơi lý tưởng cho sự xâm nhập của các côn trùng gây hại. Đặc biệt là rệp kim một loại côn trùng màu trắng. Rệp kim hoạt động rất mạnh vào tháng 12 âm lịch. Do đó việc quét vôi quanh gốc lấp đầy các vết nứt sẽ ngăn chặn cửa xâm nhập của sâu bệnh.

Vết nứt trên thân cây

 

Đồng thời, việc quét vôi cũng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các bào tử nấm và rong rêu.

Tần suất và thời điểm quét vôi cho cây

Tần suất hợp lý nhất để quét vôi cho gốc cây là hai lần mỗi năm. Một lượt nên quét vào cuối năm và một lượt vào giữa năm. Hoặc có thể quét vào đầu mùa mưa một đợt và cuối mùa mưa một đợt.

Cách pha vôi quét cho gốc cây

Dụng cụ nguyên liệu cần thiết

Nguyên liệu và dụng cụ pha nước vôi quét cho cây rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau: xô, vôi, găng tay, chổi quét, cũng như là que để khuấy.

Vôi sử dụng để pha nên là loại vôi nung hoặc vôi tôi để đạt hiệu quả cao nhất. Với vôi nung nên tôi vôi trước khi quét. Vôi nung hay vôi tôi thì đều nên để vôi tôi kĩ khoảng một tới 2 tháng trước khi quét.

Nên xem:   Khắc phục hiện tượng không ra trái ở cây mận

Do vôi chưa tôi kĩ có đặc tính háo nước rất cao. Nếu quét vôi chưa tôi kĩ thì sau vài tháng sau khi quét vôi chúng sẽ hút nước từ môi trường ẩm và trở nên rất dễ bong tróc. Từ đó làm giảm hiệu quả của việc quét vôi.

Cách pha vôi

Tùy thuộc vào tình trạng cũng như độ tuổi của cây mà nồng độ nước vôi để quét sẽ có sự khác nhau. Các tỷ lệ vôi và nước thông thường là 1:1 tức là 1 kg vôi pha với 1 lít nước. Hoặc 1:5 tức là 1 kg với 5 lít nước. Hoặc nồng độ 1% tức là 1 kg vôi với 100 lít nước.

Với những cây lâu năm, cây có tình trạng sâu bệnh hoặc rêu mốc ở thân cây nhiều thì nên tiến hành quét vôi với tỷ nước vôi và nước 1:1 để đạt được hiệu quả mong muốn. Với những cây non ít sâu bệnh thì có thể sử dụng nước vôi 1% là đã đạt được độ bám dính cần thiết.

Ước chừng lượng vôi cần quét cho cả khu vườn của bạn. Sau đó cân vôi và đong nước theo tỉ lệ đã định sẵn. Đổ vôi và nước và khuấy đều lên. Tiến hành lọc khi cần thiết.

Cách quét vôi cho gốc cây hiệu quả

Trước khi quét vôi cho gốc gây

Trước khi quét vôi, bạn nên kiểm tra thân cây. Nếu thân cây có nhiều mảnh rêu, nấm có thể loại bỏ bớt trước khi quét để vôi có độ bám dính cao. Thông thường, người nông dân thường sử dụng phun nước có áp lực cao điển hình như máy phun nước rửa xe để loại bỏ.

Quét vôi cho gốc cây

Có hai cách chính để quét vôi cho gốc cây. Một là tiến hành dùng chổi quét thông thường. Hai là dùng bình phun. Bình phun với ưu điểm là nhanh hơn nhưng bạn cần có bình để phun. Do đặc tính tan không hoàn toàn trong nước của vôi nên có thể gây tắc vòi khi phun.

Quét vôi cho gốc cây bằng chổi quét

Bạn nên tiến hành quét đều hết từ dưới gốc sát mặt đất lên tới thân cây. Nếu tiến hành quét cho cây vào đúng thời điểm cây đang nuôi quả thì bạn nên chú ý tránh để vôi dây vào quả khiến quả bị xót và cháy quả.

Dùng chổi quét

 

Bạn có thể bọc các quả lại để tránh vôi bị dây vào quả. Đối với các cây ăn quả trưởng thành thì nên quét vôi cao tầm khoảng 2 mét tính từ mặt đất. Quét cả ra các đầu cành.

Bọc quả khi quét vôi cho gốc cây

 

Phun vôi cho gốc cây

Với quy mô lớn nhiều cây thì việc quét vôi cho cây có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian. Do đó người nông dân trồng cây lâu năm chia sẻ rằng bạn hoàn toàn có thể sử dụng bình phun để phun vôi lên gốc cho nhanh hơn.

Nên xem:   Nguyên nhân khiến cam Canh bị khô múi

Vôi sau khi pha ra, dùng vải màn lọc khoảng 2 tới 3 lần là có thể tiến hành cho vào bình phun. Bạn nên tiến hành phun từ trên xuống sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian so với quét vôi thông thường.

Cho nước vôi vào bình phun

 

Nếu có thời gian và điều kiện, bạn nên tiến hành phun hai lần để đạt hiệu quả cao. Sau khi phun lần một từ 1-2 ngày khi vôi trên thân cây sẽ khô lại thì có thể tiến hành phun lại lần hai.

Nước vôi pha để phun thường có tỷ lệ 1:5 hoặc nước vôi 1%. Với các tỷ lệ đậm đặc hơn thường khó lọc và rất dễ gây tắc vòi phun. Một điều cần lưu ý nữa trong khi phun đó là nước vôi cần lọc thật kĩ để tránh tắc vòi phun.

Phun nước vôi

 

Vôi được bán ở đâu?

Hiện nay vôi được bán rất phổ biến ở hầu hết các cửa hàng hóa học thực vật, các cửa hàng vật tư nông nghiệp. Ở các vùng trồng cây ăn quả còn có các xe bán vôi dạo. Giá vôi tùy thuộc vào từng loại vôi. Tuy nhiên giá của chúng cũng không quá đắt dao động từ 8.000- 10.000 đồng một kg.

Kết hợp pha đồng với vôi

Hiện nay, ngoài việc bón vôi không thì người nông dân còn kết hợp đồng với vôi để quét gốc cây. Việc này giúp tăng hiệu quả chất lượng cũng như tiết kiệm thời gian. Đồng thường sử dụng là hợp chất đồng sunfat.

Các gói đồng hiện nay được bán rất phổ biến ở các cửa hàng hóa học thực vật. Loại đồng phổ biến được bà con hay dùng đó là Sago Đồng, PPer Sunlfat,… Loại đồng này thường được đóng gói 1 kg trên mỗi túi.

Với mỗi túi có thể tiến hành pha với hai phi xanh nước vôi. Tương ứng tỉ lệ sẽ rơi vào khoảng từ 0,5 kg cho mỗi 200 lít nước. Do đặc tính của đồng rất dễ kết tủa nên thường phải tiến hành ngâm đồng vào nước trước sau đó mới phối hợp với nước vôi.

pha đồng vào nước

Tiến hành pha đồng với khoảng 10 tới 20 lít nước máy. Khuấy kĩ cho tới khi đồng tan hoàn toàn. Nước đồng khi pha ra sẽ có màu xanh dương tương đối đẹp mắt. Sau đó tiến hành đổ nước đồng vào nước vôi. Đồng thời vừa đổ phải vừa khuấy đều liên tục để tránh kết tủa.

Sau khi phối hợp là có thể tiến hành quét hoặc phun cho gốc cây. Với dạng hỗn hợp này nếu tiến hành phun cần chú ý đầu phun phải sử dụng đầu phun rửa xe. Đồng thời đầu lấy nước vào vòi phun cần có màng lọc để tránh hút phải kết tủa gây tắc.

Phối hợp đồng với nước vôi

 

Cách pha vôi quét cho gốc cây không hề phức tạp. Với một vài lưu ý nhỏ là bạn có thể giúp cây của bạn tăng sức chống chịu sâu bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

4.2/5 - (6 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận