Hướng dẫn úm gà gà con và cách chăm sóc

Hiện nay chăn nuôi gà được nhiều bà con lựa chọn bởi đặc tính dễ nuôi cũng như lợi nhuận kinh tế mà nó đem lại. Thay bằng việc mua con giống to thì việc úm gà con sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí tương đối nhiều.

Vậy hôm nay tôi sẽ cùng bà con đi tìm hiểu phương pháp cách úm gà con và những điểm lưu ý trong giai đoạn úm gà con mới nở. Làm sao để sau bài này bà con sẽ có những đàn giống tốt, khỏe mạnh thuận lợi cho quá trình chăn nuôi sau này nhé.

Cách úm gà con

Để úm gà con thành công bà con cần đảm bảo đúng quy tắc khắt khe từ chuồng gà cũng như nhiệt độ úm gà, cách chăm sóc, ăn uống… Giờ chúng ta sẽ đi vào từng phần một để bà con biết cách úm sao cho hiệu quả, tăng khả năng sống sót của gà con nhé.

Cách làm chuồng úm gà con

Chuồng úm gà con

Về chuồng úm gà bà con sẽ có 2 phương pháp là chuồng úm gà con theo kiểu truyền thống và chuồng úm gà con cải tiến.

Chuồng úm gà con truyền thống

Gà con mới nở sức khỏe cũng như sức đề kháng còn yếu, dễ bị cảm lạnh nên cần phải sưởi ấm liên tục để đảm bảo cho sức sống của gà.

Thường để sưởi ấm cho gà con theo phương pháp truyền thống bà con sẽ sử dụng bóng đèn điện vàng đặt trong chuồng. Một số khác thì tiến hành đốt than để sưởi ấm.

Việc dùng đèn để sưởi ấm cho gà con sẽ chỉ phù hợp với những hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ, không thích hợp với mô hình trang trại. Còn việc dùng than đốt nếu lâu dài, thường xuyên sẽ gây ô nhiễm không khí, ảnh đến những gia đình bên cạnh

Chuồng úm gà con cải tiến

Vị trí và hướng đặt chuồng

Bà con lựa chọn làm chuồng úm gà con ở nơi khô thoáng, tránh những nơi ẩm ướt, bí khí. Nên lựa chọn hướng chuồng là hướng Đông Nam. Hướng này sẽ đảm bảo hứng được ánh năng buổi sáng nhưng lại tránh được cái nắng gắt vào buổi chiều.

Nơi dựng chuồng cần tính toán để thuận lợi cho việc lấy nước cũng như nối điện để bật đèn.

Hệ thống rào chắn

Xung quanh chuồng nuôi bà con cần làm hệ thống rào chắn kín như thép B40 để đảm bảo an toàn cho đàn gà con. Vì gà con sẽ rất dễ gặp nguy hiểm, bị các con vật khác ăn thịt như mèo, rắn. Nên bà con cần tuyệt đối để ý đến rào chắn xung quanh chuồng.

Nên xem:   Gà bị sổ mũi chữa thế nào nhanh khỏi?

Đặt ống nhựa dưới nền để chuồng luôn thoáng khí

Đối với chuồng gà cải tiến ở dưới nền chuồng bà con tiến hành đào rãnh có độ sâu khoảng 1m, rộng 0,6 m. Chiều dài của rãnh khoảng 4 – 5 m.

Rãnh sau khi đào tiến hành đặt ống nhựa, đặt ống sao cho hơi nghiêng để ống hút được khói truyền lên phía trên. Chiều dài hợp lý của ống là 7m, ống dưới nền được nối với một ống nằm ngang xuyên qua tường.

Mục đích của hệ thống ống nhựa này là để giữ nhiệt cho chuồng cũng như giữ cho chuồng luôn thông thoáng, không bị bí bách.

Nền chuồng giữ nhiệt

Sau khi đặt hệ thống ống thì bà còn tiến hành lát nền xi măng. Nền chuồng nên lát mỏng để hệ thống truyền nhiệt có hiệu quả tốt nhất. Không những thế còn giúp bà con tiết kiệm chi phí làm chuồng.

Mái chuồng

Mái chuồng bà con chọn vật liệu cách nhiệt tốt. Hoặc không có thể dùng lá cọ để lập cũng rất thoáng mát cho gà con.

Nhiệt độ úm gà con

Trong quá trình úm gà thì nhiệt độ úm là khâu cực kỳ quan trọng quyết định đến độ thành công của việc úm gà. Gà con có khỏe mạnh và phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ trong chuồng

Gà sau khi nở cần để ở ngoài khoảng 3 – 4 tiếng. Cần đảm bảo rằng lông gà con thật khô trước khi cho vào úm.

Do gà mới nở nên vẫn đang quen với nhiệt độ khá cao khoảng 37 độ. Nên sau khi chuyển qua chuồng úm bà con cũng cần lưu ý điều này. Giữ cho nhiệt độ phù hợp, không quá cao cũng không được quá thấp. Khoảng nhiệt độ hợp lý là tầm 32 – 35 độ.

Lý do không nên để nhiệt độ 37 tương ứng vì cần phải tạo điều kiện cho gà con thích nghi dần với môi trường bên ngoài.

Trong 3 – 4 ngày đầu từ khi mới nở thì bà con duy trì nhiệt độ chiếu sáng cho gà con cả ngày 24h. Khi gà con đã được 2 tuần tuổi. Bà con có thể giảm nhiệt độ úm gà xuống 1 -2 độ.

Thả gà con vào chuồng

Sau khâu chuẩn bị chuồng cũng như nhiệt độ bà con tiến hành thả gà con vào chuồng để úm. Đảm bảo các động tác bắt thả hết sức từ từ, nhẹ nhàng. Gà con mới nở rất yếu và non nớt. Nếu để gà sợ chạy sẽ rất dễ gây thương tật cho gà con.

Cách nuôi gà con sau úm ít chết

Nuôi gà con để có tỷ lệ đạt cao cần đòi hỏi bà con tuân thủ đúng quy tắc úm gà. Không những vậy cần có những kinh nghiệm từ nhiều lần úm mới có thể thành công được.

Vì vậy để bà con không phải tốn thời gian cũng như bớt tổn hại về kinh tế. Tôi sẽ đưa ra cho bà con những lưu ý căn bản để úm gà con ít chết.

Bữa ăn đầu tiên của gà con

Thời gian cho gà con ăn bữa đầu tiên rất quan trọng. Tuyệt đối không cho gà con ăn ngay sau khi vừa mới nở. Việc cho gà con ăn không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gà con. Tệ hơn có thể khiến gà con bị chết.

Nên xem:   Thức ăn cho gà trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt (P1)

Tùy vào loại gà mà bà con nuôi mà sẽ có thời gian cho ăn thích hợp như sau:

Gà ta thả vườn: Thời gian cho gà con mới nở ăn bữa đầu tiên là sau 24h

Gà chọi: Thời gian cho gà con mới nở ăn bữa đầu tiên là sau 72h

Bà con lưu ý trong quá trình đợi cho gà con ăn bữa đầu tiên bà con có thể cho gà con uống thêm nước.

cách úm gà con

Máng ăn cho gà con

Gà con mới nở còn bé và non nớt nên trong vòng 1 – 2 ngày đầu tiên bà con nên lót giấy. Sau đó rải thức ăn ngay trên sàn. Điều này sẽ giúp gà dễ dàng ăn mà không cần phải rướn cổ lên ăn.

Sau đó khi sang đến ngày thứ 3 bà con chuyển sang máng dài. Chiều cao của máng tầm 4,5 cm. Không nên cao quá gà con sẽ khó khi ăn.

Tùy theo số lượng gà con trong đàn mà bà con điều chỉnh số máng sao cho hợp lý. Bà con cố gắng để không gian tầm 6cm cho một chú gà con. Để đảm bảo hiệu quả cho bữa ăn của gà.

Máng nước uống

Máng cho gà con uống nước cần lưu tâm hơn một chút. Vì chiều cao của máng phải phù hợp sao cho gà con dễ uống nước. Nhưng cũng không được thấp quá. Vì như vậy sẽ dễ làm lông gà bị ướt.

Nước uống phải đảm bảo luôn trong trạng thái sạch sẽ. Nếu không rất dễ đem mầm bệnh vào trong gà con.

Nhỏ rượu tỏi

Nhỏ rượu tỏi cho gà đã được bà con làm và thấy cực kỳ hiệu quả. Rượu tỏi sẽ giúp gà con hạn chế bị bệnh. Giúp tăng khả năng sống sót cho gà con mới nở.

Bà con tiến hành nhỏ rượu tỏi ngay sau khi cho gà con nhịn vì đây là thời điểm hệ tiêu hóa của gà con bắt đầu hoạt động bình thường.

Ngày đầu tiên bà con tiến hành nhỏ cho gà con 2 lần sáng và tối. Mỗi lần nhỏ 1 giọt. Từ ngày thứ 2 trở đi mỗi ngày tăng thêm một giọt. Và duy trì liên tục trong vòng 5 ngày đầu tiên.

Rượu tỏi rất an toàn, không hóa chất. Nên bà con yên tâm sử dụng cho gà con để gà con khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Vắc xin cho gà con mới nở

Tiêm vắc xin cho gà con mới nở là việc mà bà con cần phải lưu tâm đến. Vì nó sẽ quyết định đến sức khỏe cũng như tốc độ tăng trưởng của gà con sau này.

Việc gà con được tiêm vắc xin đầy đủ thì sau này quá trình chăn nuôi của bà con sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng với thị trường vắc xin như hiện nay thì tiêm vắc xin nào cho hiệu quả là điều mà không phải ai cũng biết.

Tiêm vắc xin loại nào sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của gà con. Nên bà con cố gắng lưu ý để tránh bỏ quên mất giai đoạn hiệu quả của vắc xin.

Giai đoạn gà con dưới 1 tháng tuổi

Gà con từ 1 – 3 ngày tuổi:

Nên xem:   Bí quyết nuôi Gà Ri đẻ trứng để thu "lợi nhuận tối đa"

Trong giai đoạn này bà con bổ xung B – complex và các loại vitamin.

Gà con 4 ngày tuổi:

Ở thời điểm này bà con tiến hành nhỏ vắc xin Gum boro vào mắt hoặc mũi của gà con. Mỗi bên nhỏ 2 giọt.

Gà con 7 ngày tuổi:

Đây là thời điểm vàng để bà con phòng trừ bệnh dịch tả rất nguy hiểm cho gà. Vắc xin bà con có thể sử dụng là Lasota.

Gà con 10 – 14 ngày tuổi:

Khi gà con được 10 ngày tuổi bà con tiếp tục tiếp vắc xin Gumboro lần 2 cho gà con. Ở giai đoạn này nên kết hợp tiêm vắc xin cúm gia cầm luôn để hạn chế bệnh cho gà con.

Gà con 3 tuần tuổi:

Ở giai đoạn này bà con bổ sung các loại kháng sinh đường ruột cho gà con. Bằng cách trộn cùng với thức ăn cho gà con.

Tiến hành tiêm vắc xin Lasota lần 2 cho gà con. Lần tiêm lại này cực kỳ cần thiết để vắc xin phát huy hiệu quả cao nhất.

Giai đoạn gà con hơn 1 tháng tuổi

Gà con 2 tháng tuổi

Khi gà con được 2 tháng tuổi bà con nên tiêm phòng ngay bệnh gà rù. Ở thời điểm này nên kết hợp luôn tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà.

Gà con 3 tháng tuổi

Khi gà con được 3 tháng tuổi rất dễ mắc bệnh cầu trùng. Gây tổn thương cho hệ tiêu hóa của gà con.

Bà con có thể hòa men tiêu hóa lẫn vào với nước uống để phòng bệnh cho gà.

Gà con 2 – 5 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bà con thường xuyên tẩy giun cho gà. Để đảm bảo đường ruột của gà luôn mạnh khỏe, mau lớn. Thuốc tẩy giun bà con có thể sử dụng là Bio – Pharmachemie.

Đi đôi với việc dùng thuốc bà con phải giữ vệ sinh chuồng úm. Cũng như máng ăn, uống cho gà con để gà mạnh khỏe, phát triển tốt nhất.

Cách bảo quản vắc xin cho gà

Để vắc xin phát huy hiệu quả tối ưu phòng bệnh được cho gà con thì bà con cần bảo quản kỹ càng và đúng cách:

Vắc xin cho gà con bà con cần bảo quản ở trong tủ lạnh. Đối với vắc xin sống bà con để nhiệt độ từ 2 – 6 độ. Còn đối với vắc xin chết thì vặn cho nhiệt độ xuống dưới 0 độ.

Khi mua vắc xin trên đường di chuyển bà con cần tránh để ánh nắng mặt trời chiếu vào vắc xin. Nếu cẩn thận hơn bà con có thể dùng đá để bảo quản vắc xin.

Chỗ để hay đựng vắc xin cần được khử trùng và giữ vệ sinh sạch sẽ.

Trên đây là những lưu ý trong quá trình nuôi úm gà con mới nở. Tôi mong với những kiến thức trên đây sẽ phần nào giúp được bà con trong quá trình chăn nuôi của mình. Nếu bà con thực hiện đúng những điều trên chắc chắn sẽ đem lại kết quả như mong muốn.

Theo: Băng Giá

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận