Kỹ thuật canh tác mít Thái siêu sớm năng suất

Mặc dù có nhiều vườn trồng mít Thái siêu sớm phục vụ thị trường. Nhưng mỗi nơi lại có một cách chăm sóc, canh tác khác nhau. Để giúp bà con tránh khỏi những bỡ ngỡ, thiếu sót kinh nghiệm. Chúng tôi xin được chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm trồng mít Thái siêu sớm hiệu quả.

Kinh nghiệm trồng mít Thái siêu sớm

Tưới nước cho mít Thái như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm làm cho để cho cây mít Thái siêu sớm lớn nhanh nhất. Tại vì nó là mít Thái siêu sớm mà thì chúng ta phải làm sao để mà nó phải lớn nhanh. Để cho nó nhanh có khả năng ra trái. Vẫn theo một cái nguyên tắc ngày xưa của ông bà mình thôi, thì là nước, phân bón, chăm chỉ, giống.

Một cây trồng thì đầu tiên mình phải quan tâm thứ nhất là vấn đề về nước. Thì ta phải đảm bảo độ ẩm cho cây để cho cây lớn lên. Về nước thì cũng có rất nhiều cách. Ta có thể tưới trực tiếp hoặc là tưới pep hay tưới giọt. Thì tùy theo điều kiện của chúng ta mà chọn.

Phân bón cho mít Thái siêu sớm

Thứ hai nữa là về cái vấn đề về phân. Trên cây mít con thì mình sẽ làm cách như sau. Một tháng thì mình sẽ bón phân cho cây mít loại hữu cơ một lần. Ta sẽ có các loại phân vi sinh này, phân viên nén nở của Bỉ Hà Lan Nhật. Hoặc là dòng bột cũng được.

Với cây con đường kính gốc tầm hai cm thì ta sẽ bón tầm nửa kí. Rải quanh gốc, khi cây to dần lên thì ta cũng sẽ bón lượng lớn dần theo. Một vấn đề nữa là phân NPK, phân này thì ta sẽ bón cỡ khoảng hai mươi ngày một lần.

Để cho cây phát triển tốt hơn, nhưng số lượng bón mỗi lần rất là ít. Ta có thể bón dòng 20 – 10 – 10 hoặc là 30 – 10 – 10. Để cho cành tán phát triển. Mối lần ta sẽ bón cho cây con khoảng năm mươi gam. Rải đèu xung quanh gốc. Hai mươi hôm ta bón một lần, chỉ cần bón ít như vậy thôi nhưng mà cây sẽ hấp thụ tốt.

Nếu như các bạn bón thì có thể lấp hoặc tưới nước luôn để cho mít thái siêu sớm nhanh hấp thụ. Cùng với đó thì chúng ta cũng nên kết hợp với lại một số các dòng để tạo rễ. Thì cũng một tháng các bạn nên xịt tạo rễ một lần. Với hàm lượng nhỏ thôi nhưng cây sẽ hấp thu được nhiều hơn.

Khi cây ra lá ngọn sẽ rất là mập, cây sẽ có lực hơn. Tuy nhiên khuyến cáo các bạn là không nên lạm dụng nhiều quá chất kích thích. Bởi vậy cây sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Nên xem:   Cách trồng nấm bào ngư thu hoạch sau 1 tuần
mit thai sieu som

Cắt tỉa những cành nào?

Về vấn đề nữa là cỏ xung quanh gốc rồi thì sâu bệnh. Ta phải xịt ngừa rầy, dệp để không bị ăn mất cơi đọt mới. Cây sẽ phát triển toàn diện hơn. Rồi một số nguồn còn nói về kĩ thuật tạo cành, tỉa tán cho cây mít. Cây mít đúng thì chúng ta sẽ chọn được cành nào để và cành nào nên bỏ.

Mít khi trồng được bốn tháng thì nên cắt bỏ những cành đực và cành tăm đi. Để phân biệt được cành đực cũng rất dễ. Cành đực thường bị lõm ở dưới gốc cành, còn cành cái thì lồi ra. Tỉa bớt để cây dồn lực vào những cành mang cái.

Đối với cây mít được khoảng từ hai mét tám tới ba mét thì ta nên bấm đọt. Tùy theo vùng miền của ta, nếu như có gió nhiều. Thì nên bấm đọt cho nó để tránh bị đổ ngã. Tiếp theo nữa là khi mình trồng cây mít con thì cần có một cây để mà chống. Để gió không làm đung đưa rễ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Giống mít Thái siêu sớm phát triển tốt

Vấn đề về giống thì phải phụ thuộc với đất và khí hậu. Đối với mít Thái siêu sớm rất hợp với khí hậu ở Việt Nam và phát triển cũng rất tốt. Nếu như các bạn làm đúng kĩ thuật đối với cây mít thì từ mười lăm cho tới mười tám tháng là có thể cho bói.

Tùy theo lúc đó ta nhìn vào cây và lực cành của nó thì mình để trái như thế nào cho phù hợp nhất. Mỗi người lại có một cách làm riêng về cây mít Thái siêu sớm. Tuy nhiên theo chúng tôi thì yếu tố siêng năng quyết định rất nhiều đến thành công.

Cũng có nhiều bà con hỏi bón phân gì cho mít Thái siêu sớm tốt nhất. Thật ra thì loại phân bà con cảm thấy tin tưởng ở đại lý uy tín thì mua về dùng. Với cây con thì nên chọn dòng có đạn cao hơn một chút, ví dụ như 20 – 10 – 10. Nhưng cũng không được lạm dụng phân hóa học quá.

Nền hữu cơ tốt làm cho hệ sinh Thái vi sinh vật tốt. Thì cây sẽ hấp thụ tốt, còn về phân hóa học chỉ có tác dụng thúc thôi. Giai đoạn nên bón hữu cơ. Khi nó ra búp to hơn một chút thì ta nên bón hữu cơ nhiều hơn.

Rồi sau đó khoảng cỡ bảy ngày thì các bạn nên bồi thêm một ít phân hóa học. Thì như vậy hiệu quả sẽ cao hơn rất là nhiều.

mit thai sieu som

Kĩ thuật làm bông mít Thái siêu sớm

Với vấn đề làm bông mít, để cho bà con biết được thứ nhất là tại sao lại làm bông mít. Mít có cần làm bông hay không? Thực tế ra nếu như bà con để tự nhiên thì mít nó cũng không cần làm bông. Người ta nói rằng mít thì đụng cành mà chanh thì đụng rễ.

Có nghĩa là với mít chúng ta đụng cành, chúng ta tỉa tót sơ sơ thì nó cũng ra. Nhưng mà với đúng mục đích như mình mong muốn thì nó không có đạt được hiệu quả. Vậy nên chúng ta cần làm gì để mít ra hoa?

Nên xem:   Kỹ thuật trồng Chanh đại trà cho năng suất cao

Chúng ta làm bông theo một phương pháp mà bà con làm bông chuyên nghiệp rồi. Hay mới làm bông thì cũng đạt được hiệu quả nhất định. Ta sẽ lấy một loại lân, lân Văn Điển hay supe lân gì cũng được. Chín ký lân mình cộng một kí kali. Đây là kali đơn và lân đơn, thường thường sẽ là kali trắng.

Còn nếu như mà vùng nào không bị, ít bị chua. Hay còn gọi là bị phèn đó, thì chúng ta có thể dùng kali đỏ cũng được. Nhưng nên nhớ là chín kí lân và một kí kali. Chúng ta đem trộn đều, xong đó rải quanh gốc.

Cắt nước ủ mầm

Và chúng ta tưới nước đẫm, tưới thật đẫm xong rồi chúng ta cắt nước nó từ bảy đến mười ngày. Cũng có thể là hơn mười lăm ngày. Thí dụ như là chúng ta cắt nước xong rồi đến ngày thứ bảy. Mà chúng ta thấy cái cơi đọt, cái lá gần trên ngọn nó còn chưa già.

Cây mít thì chắc chắn phải có lá non lá già. Nhưng chúng ta chú ý quan sát tổng quan nhé. Cơ bản là bảy mươi phần trăm mà thấy lá nó chưa già thì kiên nhẫn đợi thêm ba đến bốn ngày nữa. Để cho lá nó già thêm.

Khi đó ta sẽ xịt thuốc kích đọt ở trong tán lá và ở trong thân. Sau khi đó thì ta cũng đồng thời tưới nước luôn. Thường thường sẽ canh xịt kích vào những ngày trơi nắng. Trời mưa chẳng ai xịt hết. Ta xịt phủ hết quanh và ở những điểm chúng ta mong muốn thì bông nó sẽ tự xì ra.

Bởi trong thời gian ủ bảy đến mười ngày đó thì mầm mít thái siêu sớm đã ủ. Khi chúng ta xịt nó tức thì sẽ trồi ra. Có những điểm mà ta không muốn thì vặt bỏ đi. Phần còn lại thì ta sẽ để và chọn lựa cái sau này.

Ta xịt kích ba cữ như vậy để cho cây nó đẩy bông ra ngoài. Cách hai tuần lại xịt, có bông ra trước, bông ra sau cũng được. Trái này thu hoạch xong một tháng đến trái kia là cũng được rồi. Bông đực thì chúng ta để để thụ phấn, không được cắt.

Xử lý sơ đen

Vậy thì quản lý sơ đen trên mít Thái siêu sớm như thế nào?

Quản lý sơ đen là một trong những nghệ thuật. Mà để cho trái mít của chúng ta ngăn ngừa được nấm khuẩn. Ngăn ngừa được sơ đen. Thì thường thường bà con sẽ thấy sơ đen chủ yếu là mùa mưa.

Sơ đen thì nó có bốn nguyên nhân như sau. Thứ nhất là nấm khuẩn, thứ hai là sâu rầy. Thứ ba là thời tiết, thứ tư là thiếu cân bằng dinh dưỡng. Thiếu dinh dưỡng thì ta có thể bổ sung vào đầu mùa mưa. Bổ sung thêm canxi cho nó. Cái quan trọng là chúng ta phải xịt sản phẩm để ngăn ngừa nấm khuẩn sơ đen.

Về nấm khuẩn chúng ta lưu ý sử dụng chai mít sơ đen. Cái sơ đen của chúng ta không phải như nhiều người nói là do trái bói nên bị. Mà ở đây chủ yếu do bà con tưới nước không có đều. Hay để trái mít thái siêu sớm thụ phấn vào mùa mưa.

Nên xem:   Khắc phục cây bưởi bị vàng lá, rụng lá, vàng đọt

Khi bà con làm bông xong rồi thì bà con sẽ có những phương pháp. Thứ nhất là ngăn ngừa sơ đen. Thứ hai là làm cho bông phấn hay còn gọi là cái nhị. Nó sẽ cứng nhị, sẽ đạt được mức thụ phấn lâu.

Dùng mít sơ đen cộng với siêu canxi bo. Mục đích cộng thêm là làm cứng thành tế bào cũng như là hạn chế nứt trái sau này. Nó cung cấp canxi và bo để cho trái của chúng ta cứng thành tế bào. Cũng như là những cái nõn bông nó sẽ hình thành lâu hơn. Đậu lâu hơn để được thụ phấn đều.

Cách để trái mít nở đều, múi dày

mit thai sieu som

Và khi nó thụ phấn đều thì trái mít của chúng ta sẽ tròn đều và không bị móp méo. Cái tình trạng mà trái bị móp méo là do bị thiếu dinh dưỡng, nữa là lúc thụ phấn không được đều. Sau khi tổng kết lại chúng ta xử lý từ nhỏ luôn như vậy.

Nghĩa là phối hợp hai loại trên, đứng cách khoảng hai mét. Xịt tập trung vào trái ở những cây có trái non hay nhú cựa gà. Chúng ta cứ mười hoặc mười lăm ngày lại xịt một lần như vậy. Để chúng ta ngăn ngừa được khuẩn sơ đen. Cũng như là hạn chế được nấm khuẩn, trái sẽ được xanh.

Với những trái đạt mà nằm trong kẽ cành thì phải tìm mọi cách để đưa nó ra ngoài. Hạn chế trái bị móp méo sau này. Cứ yên tâm rằng chúng ta không thể để hết được số trái non đó. Sau này để lớn thêm một chút thì sẽ phải tuyển chọn lại những trái đạt yêu câu. Móp méo thì cũng không giữ lại được.

Vấn đề làm bông cơ bản cũng rất là dễ, không có gì mà phức tạp hết. Trước khi làm bông thì cái cây của chúng ta nó phải xung. Sau khi thu xong thì chúng ta cũng nên sử dụng thêm bộ sản phẩm siêu phục hồi. Đợi đến khi cây khỏe thì mới lại làm bông tiếp.

Cây mẹ khỏe thì quả mới ngon được, mít mới dày múi được. Cái vấn đề sơ đen ta ngăn ngừa nó như vậy là được rồi. Còn vấn đề xì mủ, chúng ta biết phân bón, biết chăm sóc hiệu quả. Thì xì mủ sẽ không bao giờ diễn ra trên vườn của mình.

Giá mít Thái siêu sớm

Hiện tại đang được các thương lái thu mua với giá từ hai mươi đến hai mươi lăm ngàn một ký.

Mít Thái siêu sớm là loại cây rất phù hợp. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu của nước ta. Xử lý cây vào thời điểm quan trọng, chăm bón hợp lý. Chính là chìa khóa để có vườn mít khỏe mạnh, năng suất. Chúc bà con thành công với kĩ thuật trồng mít Thái siêu sớm.

Theo: Thủy Tiên

4/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận