Mít là một loại quả thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trồng trọt mít đang là một trong những ngành đem lại lợi nhận kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc có thể gặp một số tình trạng như cây mít ra hoa đực, không ra hoa cái.
Vậy những cây không ra hoa cái liệu có phải là cây mít đực? Cách phân biệt cây cũng như hạt mít đực và mít cái như thế nào? Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé
Mục lục nội dung
Cây mít có ra hoa không?
Mít có danh pháp khoa học là Artocarpus heterophyllus, là loại cây thường xanh nhiệt đới cao tới 20 m. Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ đến Bán đảo Malaya. Nó là một loại cây lớn, thân tương đối thẳng và có nhánh.
Mít khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thân, cành và lá chứa một chất nhựa dẻo, dính màu trắng. Các lá hình elip, hình hình trứng dài 5 tới 7 cm có màu xanh lục bóng. Hoa chủ yếu nở vào mùa xuân đến mùa thu tùy thuộc vào giống và khí hậu.
Khác với nhiều loài ăn cả như táo, cam, chanh, xoài,.. hoa mọc ở đầu cành thì mít có hoa mọc ở thân và các cành lớn. Quả thường lớn nặng trung bình từ 2 tới 5kg. Quả chứa nhiều hạt. Quả lớn có thể có từ 100 đến 500 hạt.
Quả mít là một quả kép. Nhiều người cứ lầm tưởng đó là một quả mít nhưng thật sự không phải như vậy. Mỗi gai mít là một quả mít. Mỗi quả mít chúng ta thường gọi là rất nhiều những quả mít nhỏ ghép lại.
Vỏ quả được bao phủ bởi các núm cứng giống hình nón hơi nhọn mà chúng ta thường gọi đó là gai mít. Quả chưa chín có màu xanh nhạt, chín chuyển sang màu vàng xanh hoặc nâu. Quả chín có mùi thơm rất đặc trưng.
Các loại mít và cách phân biệt
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại mít nổi tiếng với năng suất cao và sức chống chịu tốt. Các loại mít điển hình phải kể đến như mít Thái, mít Tố Nữ, mít mật, mít dai, mít Thái ruột đỏ,..
Nhìn chung các loại mít đều cho lại năng suất tương đối cao và đầu ra ổn định. Giá mít tùy thuộc vào loại cũng như giống mít dao động trong khoảng từ 20 cho tới 50 nghìn đồng mỗi kg. Bạn có thể dễ dàng mua mít tại các chợ dân sinh hay siêu thị. Mít còn được bóc sẵn để bán với giá nhỉnh hơn từ 80-100k cho mỗi kg.
Cách phân biệt mít đực và mít cái.
Trong trồng mít thì ngoài giống mít thì việc phân biệt được mít đực và mít cái là điều rất cần thiết. Quả mít đực thường rụng đi sau một thời gian mà không thể phát triển thành quả trưởng thành. Chỉ có mít cái mới có khả năng phát triển.
Do đó việc phân biệt mít đực mít cái từ sớm sẽ rất hữu ích. Từ đó giúp người trồng mít có những biện pháp chăm sóc cho cây mít. Loại bỏ những cây, cành, quả không thích hợp để đạt năng suất cao mà ít tốn công.
Để phân biệt mít đực và mít cái không hẳn là dễ những cũng không quá khó. Một cây mít thì thông thường sẽ ra cả mít đực và mít cái. Khi cây ra quá nhiều mít đực và ít mít cái thì người ta sẽ gọi đó là cây mít đực. Và ngược lại cây ra nhiều mít cái hơn sẽ được gọi là mít cái.
Có một số đặc điểm bạn có thể nhìn thầy để phân biệt mít đực và mít cái luôn tùy theo từng giai đoạn phát triển của mít.
Dựa vào quả mít
Quả mít đực hay còn gọi là mít dái, mít gió. Nhiều người lầm tưởng là chúng ra nhằm mục đích thụ phấn cho mít cái nhưng thực tế không phải như vậy. Mít đực thường ra sớm hơn so với mít cái do đó khi quả mít cái ra thì mít đực đã rụng mất rồi.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của mít đực đó là dựa vào cuống quả. Quả mít đực có cuống thường nhỏ và sau này sẽ khô đi và khiến quả rụng dần. Trong khi quả mít cái thì cuống to. Thông thường gai mít cái sẽ rõ và thường mỗi gai mít là một bông hoa có khả năng phát triển thành quả.
Dựa vào cành mít
Với các cây mít cái thì khoảng 90% cành trên cây sẽ là cành cái còn khoảng 10% là cành đực. Còn những cây mà có tới trên 40% là cành đực thì đó sẽ là cây mít đực. Vậy làm sao để phân biệt cành mít đực và mít cái?
Cành mít cái thì tại gốc cành sẽ có gờ bao quanh và hơi lồi lên. Cành mít cái thường mập mạp hơn và mang toàn bộ gen tốt của cây mẹ.
Còn cành mít đực thì không có gờ lồi ở xung quanh gốc cành. Mà phía trên của gốc cành còn có một vệt lõm hằn tương đối sâu vào bên trong nhìn rất rõ. Đặc biệt đối với cây mít trồng từ hạt thì sẽ trông thấy chúng rất rõ.
Việc phân biệt mít đực mít cái dựa vào cành rất hữu ích cho việc nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Khi bạn chiết cành thì lựa chọn đúng cành cái chiết sẽ cho ra nhiều quả và đạt năng suất giống cây mẹ hơn.
Việc phân biệt mít đực và mít cái dựa vào cành cũng rất hữu ích trong việc nhận biết cây ngay giai đoạn đầu khi trồng. Khi phát hiện những cây đực thì bạn nên tiến hành loại bỏ luôn. Điều này sẽ khiến bạn không mất quá nhiều công chăm sóc, không mất công trồng xong rồi lại chặt bỏ.
Nguyên nhân mít ra hoa đực và cách khắc phục
Nguyên nhân mít ra hoa đực
Nguyên nhân mít ra hoa đực chủ yếu là do sự mất cân bằng giữa bộ rễ và tán lá. Thông thường khi có sự mất cân bằng, tán lá phát triển quá mạnh sẽ khiến cây ra nhiều hoa đực và ít hoặc không ra hoa cái.
Một nguyên nhân khác nữa khiến mít ra hoa đực và ít ra hoa cái mặc dù đã cắt tỉa theo đúng hướng dẫn đó là thời điểm cắt tỉa. Thời điểm cắt tỉa nếu quá muộn hoặc quá sớm đều sẽ làm lỡ mất nhịp phát triển của mít.
Cách khắc phục
Cách khắc phục không quá khó. Có một số biện pháp mà người trồng mít lâu năm thường tiến hành để giúp mít ra nhiều hoa cái, đậu nhiều quả hơn đó là tỉa cành, bấm ngọn.
Thời điểm cắt tỉa cành đốn ngọn thông thường sẽ vào thời điểm giữa cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2. Hoặc có thể cắt tỉa vào đợt cắt tỉa ở đầu tháng 8 và cuối tháng 9. Có cắt tỉa vào đúng thời điểm thì cây mới ra hoa, ra quả nhiều vào đúng thời điểm của nó.
Tỉa cành
Tỉa cành là một trong những những biện pháp hữu ích. Bạn nên cắt tỉa cây hằng năm. Đặc biệt là các cành đực không có khả năng ra quả để tạo độ thông thoáng cho cây. Vào tháng 9 dùng dao vạc loại bỏ các khối u lồi trên cây thì đến mua hoa sau cây sẽ cho ra nhiều hoa cái và tỉ lệ đậu quả cao.
Ông cha ta có câu “Mít chạm cành, chanh chạm rễ”. Không phải tự dưng mà có câu như vậy mà đó là kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta qua hàng nghìn năm. Trong trồng chanh thì để chanh là nhiều quả phải tác động tới rễ. Còn mít phải tác động tới cành.
Với những cây mít tương đối lớn hoặc các cây mít lâu năm để cây ra nhiều hoa cái ít hoa đực thì bạn nên đốn các cành cao, các cành ngọn đi. Với các cây mít cổ thụ ra nhiều hoa đực bạn có thể tiến hành đốn đau cho cây.
Sau khi đốn đặc biệt là đốn cành to thì bạn nên dùng vôi pha loãng bôi lên cây để tránh nhiễm trùng tại vết cắt.
Bấm ngọn
Bấm ngọn thường áp dụng cho những cây mít mới trồng có độ tuổi từ 1 năm tới 2 năm tuổi. Cắt ngọn sẽ giúp dòng dưỡng chất tập trung vào thân, cây ra nhiều cành con hơn. Đặc biệt là các cành nhỏ để ra hoa và ra quả.
Khi cây mít đạt độ cao từ 2 mét tới 2 mét rưỡi thì tiến hành bấm khoảng 20 phân ngọn. Khi bấm ngọn sẽ giúp cây mít hãm sự phát triển chiều cao lại và tập trung phát triển vào thân và cành nhánh chính.
Bấm ngọn càng sâu thì cây sẽ càng cho ra nhiều ngọn hơn. Tuy nhiên khi bấm ngọn không nên bấm quá sâu. Việc bấm quá sâu sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của cây mít cũng như khả năng phát triển vào những mùa tiếp theo sau đó.
Khoanh gốc
Khoanh gốc thường là biện pháp thực hiện cuối cùng sau khi tỉa cành, bấm ngọn mà mít vẫn ra hoa đực và ít hoa cái. Tiến hành khoanh gốc vào khoảng tháng 12 âm lịch. Có thể dùng dao để tiến hành khoảng sâu khoảng 1 cm quanh gốc cây.
Dao nên được khử trùng bằng cồn hoặc tiến hành rửa sạch và phơi khô để trành nhiễm mầm bệnh cho cây. Tiến hành khoanh khoảng 4 khoanh từ dưới gốc lên. Mỗi vết khoanh cách nhau khoảng 15 cm.
Cách phân biệt hạt mít đực và mít cái
Ranh giới để phân biệt hạt mít đực và mít cái không rõ ràng. Thông thường khi đem trồng thì sẽ chọn các hạt mít tròn, mẩy. Các hạt mít đem trồng nên là các hạt được lấy từ một nửa quả mít gần thân cuống. Nửa quả mít phần đuôi quả thường sẽ cho những hạt mọc chậm hơn.
Dinh dưỡng từ quả mít
Mít có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng điển hành phải kể đến như là vitamin C, vitamin A, đạm, Riboflavin,,… Và nhiều nguyên tố vi lượng như magie, đồng, kẽm, sắt,…
Mít có nhiều chất chống oxy hóa mạnh, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Các chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào của bạn khỏi stress, hay xuất hiện các gốc tự do.
Mít cũng giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch. Trong mít chứa một lượng lớn các vitamin A và C. Giúp tăng cường miễn dịch trong mít có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Một số thông kê cũng cho thấy ăn mít có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm virus.
Ngăn ngừa các vấn đề về da cũng là một lợi ích của mít. Loại quả này cung cấp một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Những chất này có thể cải thiện sức khỏe làn da. Có bằng chứng cho rằng ăn nó có thể làm chậm quá trình lão hóa da của bạn.
Cây mít ra hoa đực là một tình trạng thường thấy. Tuy nhiên chúng ta vẫn có nhiều cách để nhận biết và khắc phục tình trạng mít ra nhiều hoa đực. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.
Theo: Biển Lặng