Mía được coi là cây trồng chủ lực ở nhiều vùng. Tuy vậy chắc hẳn nhiều nông dân băn khoăn về cách trồng mía sao cho chuẩn. Bài viết sau đây, xin mời bà con tìm hiểu về cách trồng mía làm sao để đạt năng suất cao nhất. Quy trình chúng tôi hướng dẫn có thể giúp mía đạt chuẩn theo các nhà máy thu mua.
Mía có thể trồng theo hố hoặc trồng theo rãnh truyền thống. Kỹ thuật trồng mía, cách trồng mía đề cập trong bài sau đây sẽ liên quan nhiều đến phương pháp trồng truyền thống.
Mục lục nội dung
- 1 Bước 1: Làm đất
- 2 Bước 2: Lựa chọn giống mía phù hợp
- 3 Bước 3: Thời vụ trồng mía
- 4 Bước 4: Chuẩn bị hom giống
- 5 Bước 5: Khoảng cách hàng trồng mía
- 6 Bước 6: Bón phân lót
- 7 Bước 7: Đặt hom lấp đất và chống hạn
- 8 Bước 8: Bón phân thúc
- 9 Bước 9: Làm cỏ và vun gốc
- 10 Bước 10: Phòng trừ sâu bệnh
- 11 Tiêu chuẩn mía nguyên liệu
- 12 Bước 11: Để lá sau thu hoạch
Bước 1: Làm đất
Một số lưu ý khi chuẩn bị đất trồng mía
Cày sâu bừa kĩ là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng. Giúp mía nảy mầm đều sinh trưởng tốt và tăng số năm để gốc.
Cày ba chảo hai lượt sao cho thành hình ô bàn cờ để tránh lỏi. Và đạt độ sâu cần thiết ba mươi đến ba mươi lăm cm.
Bừa bảy chảo một đến hai lần đảm bảo đất tơi nhỏ bằng phẳng. Không có cục đất to hơn mười cm, số lần vừa phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của đất.
Cày rạch hàng với khoảng cách hàng từ tám mươi cm đến một mét. Độ sâu rạch từ hai mươi lăm đến ba mươi cm. Phải có lớp đất bột dưới đáy rãnh.
Bước 2: Lựa chọn giống mía phù hợp
Chọn giống mía đạt chuẩn cho cách trồng mía
Xin giới thiệu với bà con bốn giống mía thích hợp nhất để trồng. Đã được tuyển chọn kỹ lưỡng từ hàng trăm giống mía khác nhau. Mỗi giống mía lại có các ưu nhược điểm khác nhau. Do vậy mà bà con căn cứ vào các yếu tố nội tại mà lựa chọn cho hợp lý.
– Giống mía VN84-4137
– Giống mía ROC 10
– Giống mía F156
– Giống mía My55-14
Để lựa chọn giống phù hợp bà con nông dân nên lưu ý lựa chọn giống theo đất.
– Nếu đất tốt, giữ ẩm tốt lựa chọn ROC 10.
– Nếu đất đổi tốt hoặc trung bình lựa chọn giống F156, VN84-4137.
– Nếu đất đồi xấu hoặc trung bình thì chọn giống My55-14, VN84-4137.
Lựa chọn giống theo trình độ thâm canh:
– Nếu có điều kiện đầu tư thì lựa chọn ROC 10, F156.
– Nếu không có điều kiện đầu tư chọn My55-14, VN84-4137.
Bước 3: Thời vụ trồng mía
Có hai thời vụ chính trong năm đó là phụ xuân trồng vào tháng hai và tháng ba. Ưu điểm giá sống rẻ, trồng mía mười hai tháng khi thu hoạch. Vụ thu vào tháng tám đến tháng mười, ưu điểm mía dễ nảy mầm do có đủ độ ẩm. Thu sau mười bốn đến mười lăm tháng nên rất đạt.
Có 2 vụ trồng chính: Vụ xuân trong vào tháng hai đến tháng ba. Vụ thu trồng vào tháng tám đến tháng mười.
Bước 4: Chuẩn bị hom giống
Sau chuẩn bị đất xong và bón phân lót xong thì ta có một khâu quan trọng. Đó là lựa chọn giống mía. Thì lựa chọn ở đây là muốn nói đến là chọn hom giống. Ta phải lựa chọn giống mía ở ruộng không bị sâu bệnh. Và tốt nhất là ở dưới tám tháng tuổi.
Hoặc trường hợp mía già thì ta phải lựa chọn từ nửa cây trở lên. Sau khi lựa chọn nguồn giống xong thì ta tiến hành chặt hom giống. Việc làm này để nhằm mục đích loại bỏ những hom xấu và chọn những hom tốt trồng. Bảo đảm cho mía mọc đều.
Mỗi hom như vậy ta chặt từ hai đến ba mắt. Hoặc mỗi hom như vậy để dài từ hai mươi lăm đến ba mươi cm. Chặt hom như thế này thì mía sẽ lên nhiều hơn, và ta sẽ loại bỏ những hom mà có mắt bị hỏng. Hom mía tiêu chuẩn sẽ có ít nhất hai mắt còn tốt.
Hom mía
Việc chuẩn bị hom giống là rất quan trọng, quyết định đến tỉ lệ cây mọc. Ta nên lựa chọn hom giống trước khi giải hom. Để đảm bảo hom giống có đầy đủ mắt mầm.
Bước 5: Khoảng cách hàng trồng mía
Tùy theo điều kiện canh tác để quyết định khoảng cách này. Tuy nhiên thông thường hiện nay ở vùng nên sử dụng từ khoảng cách hàng từ tám mươi phân đến một mét hai. Nếu đất tốt và trồng mía vụ thu thì nên tạo hàng tầm một đến một mét hai. Cách trồng mía trắng và cách trồng mía tím đều như vậy.
Nếu đất xấu và trung bình trồng mía vụ xuân thì nên tạo hàng từ tám mươi phân một mét.
Bước 6: Bón phân lót
Sau khi chuẩn bị đất xong thì có một việc rất quan trọng. Đó là phải bón lót phân cho mía trước khi trồng. Khi lựa chọn phân cho mía thì có nhiều loại. Đó là phân vô cơ hay hữu cơ. Trong phân hữu cơ thì có bã mùn, phân chuồng, phân xanh.
Phân vô cơ thì có phân lân NPK và trong đó thì có loại supe lân là loại thông dụng nhất. Sau khi rạch hàng xong thì phải tranh thủ bón lót và trồng mía ngay khi đất đang còn đủ độ ẩm. Đây là lần bón phân rất quan trọng cho mía.
Nông dân có thể bón nửa tấn đến một tấn vôi bột trước khi rạch hàng. Và ba trăm cân phân lân vào rãnh. Nếu không có phân lân có thể bón năm trăm cân phân bón NPK với tỉ lệ 8-4-8 cho một hecta.
Lưu ý phân lân là phân chậm tan nên phải bón toàn bộ phân lân. Không thể dùng phân lân để bón thúc trong kĩ thuật trồng mía:
– Vôi 500 – 1000 kg / 1 hecta, bón trước khi bừa lần cuối.
– 300 kg lân hoặc 500 kg phân NPK 8-4-8 / 1 hecta
Bước 7: Đặt hom lấp đất và chống hạn
Sau khi bón lót thì phải tranh thủ đặt hom và lấp đất ngay khi đất còn đủ độ ẩm. Đây là biện pháp giúp chắc cho nảy mầm tốt. Nếu đất đủ ẩm hoặc trồng vụ thu thì đặt hom nối đuôi nhau với mức khoảng sáu tấn giống cho một hecta.
Nếu đất ẩm trồng vụ xuân thì nên đặt hom gối nhau 1,5 hom với mức chín tấn một hecta. Nếu đất khô hạn thì đặt hàng đôi song song với mức mười đến mười hai tấn một hecta. Nếu nông dân có điều kiện thì nên tưới nước khoảng ba lít nước cho một mét và lấp đất.
Nên lấp đất dày từ năm đến bảy cm và sau khi lấp đất xong phải dậm chặt. Đảm bảo toàn bộ hom được tiếp xúc với đất bục nhỏ tơi xốp. Nếu nông dân có điều kiện thì bón bã mùn hoặc cho phân hữu cơ phủ lên hom giống rồi lấp đất.
Đây cũng là một biện pháp chống hạn đảm bảo đủ ẩm cho mía nảy mầm.
Một số lưu ý đặt hom cách trồng mía
– Đặt hom giống ngay sau khi rạch hàng
– Tưới nước nếu thời tiết khô hạn.
– Lấp đất nhỏ và dậm chặt.
Bước 8: Bón phân thúc
Điểm lưu ý đầu tiên đó lựa chọn phân bón. Phân bón tốt nhất ta lựa chọn phân đơn. Phân đơn thì có hai loại vận đơn quan trọng cho việc bón thúc. Thứ nhất đó là phân urê, loại phân đơn quan trọng tiếp theo đó loại phân Kali.
Ngoài hai loại phân đơn quan trọng rất tốt cho cây mía. Thì ta có thể cho phân hỗn hợp NPK để bón trực tiếp cho cây mía. Có hai loại phân hỗn hợp NPK thích hợp cho cây mía đó là NPK 8-4-8 và NPK 11-1-8.
Khi mua phân bón NPK để bón cho mía thì ta lưu ý có hai chỉ số quan trọng. Là chỉ số N và chỉ số K, hai chỉ số này cao thì sẽ tốt mía.
Bà con chú ý bón phân kỹ thuật trồng mía:
Bón thúc lần 1: Khi đẻ nhánh, bà con nên bón một trăm kg Ure, bảy mươi lăm kg kali. Hoặc ba trăm kg NPK 8-4-8 cho một hecta.
Bón thúc lần 2: Khi mía bắt đầu vươn lóng, bón một trăm kg Ure, bảy mươi lăm kg kali. Hoặc ba trăm kg NPK 8-4-8 cho một hecta.
Chống úng cho mía
Để giúp cây mía thoát nước tốt mà con nên làm rãnh và lối thoát nước ở nơi trồng mía.
Bước 9: Làm cỏ và vun gốc
Làm sạch cỏ sẽ quyết định đến năng suất của mía. Làm cỏ khi chúng còn nhỏ đó sẽ giúp cây mía không bị cạnh tranh. Vun gốc giúp cây mía chống hạn tăng dinh dưỡng và chống đổ. Ngoài việc làm cỏ thủ công thì bà con còn có thể sử dụng thuốc trừ cỏ. Có giá thành rẻ và hiệu quả cao hơn so với làm cỏ thủ công
Một số hướng dẫn sử dụng thuốc cỏ
– Thời điểm phun: Tốt nhất là sau khi cày bón phân xong và đất đủ ẩm.
– Loại thuốc phun: ANSARON ba kg hỗn hợp với ZICO ba đến năm chai một hecta
– Cách pha thuốc: Pha dung dịch mẹ sau đó pha loãng rồi cho vào bình bơm.
– Lượng nước phun: 400 lít cho 1 hecta.
Tác dụng của việc bóc lá mía
Khi cây mía đủ lớn thì bà con nên bóc lá mía thường xuyên. Giúp cho cây mía phát triển nhanh tránh được sâu bệnh. Và giúp cho dụng mía luôn luôn được thông thoáng.
Bước 10: Phòng trừ sâu bệnh
Cây có rất nhiều đối tượng sâu bệnh có hại. Tuy nhiên trong khuôn khổ này chúng tôi chỉ giới thiệu hai loại chính đó là rệp hại và bệnh than. Trong các đối tượng gây hại hay gặp trên mía thì rệp sợi bông trắng. Hay dân gian gọi là rầy là đối tượng nguy hiểm nhất. Sâu đất hại mía cũng thỉnh thoảng xuất hiện.
Nếu mía bị rệp hại thì cây mía sẽ bị giảm độ đường. Và có khả năng làm mất khả năng lưu gốc. Trong năm thì rệp phát sinh và tăng trong hai giai đoạn.
Thứ nhất là vào tháng tư đến tháng sáu, thứ hai là từ tháng chín đến tháng mười một. Điều kiện để cho rệp hại mạnh đó là nhiệt độ ấm và độ ẩm cao trên ruộng mía non. Là đối tượng điển hình hại mía xuất hiện vào giai đoạn tháng chín.
Phòng rệp hại mía
Để phòng chống rệp hại tốt thì trước hết ta nên có quan điểm là trồng cây mía khỏe. Là chăm sóc tốt và bón phân cân đối, thoát nước tốt và năng thăm ruộng. Khi ta phát hiện ra mía đã bị rệp hại thì tùy theo tình hình rệp hại. Để ta áp dụng các biện pháp phòng trừ hợp lý.
Nếu rệp xuất hiện từng ổ ở từng đám nhỏ thì ta cắt bỏ đám rệp đấy. Bỏ vào bao và đem chôn hay đốt và bóc lá mía sạch sẽ. Để thoát nước tốt để ruộng mía thoáng. Trong trường hợp rệp mía ở mật độ cao và xuất hiện tỉ lệ cao thì ta sẽ cho thuốc hóa học hay thuốc sinh học.
Thuốc hóa học thì có nhiều loại thuốc để phòng trừ rệp. Chúng tôi giới thiệu một số loại:
Thứ nhất là đối với Sutin là loại thuốc đặc trị cho rệp sơ bông trắng. Một gói như thế thì pha cho một bình có dung tích từ tám đến mười lít. Và loại thứ hai là loại Vibasa, đóng gói chai 250ml. Một chai như vậy pha từ năm đến sáu bình từ tám đến mười lít.
Trong khi sử dụng thuốc hoá học thì ta lưu ý đọc kỹ nhãn trước khi dùng.
Biện pháp phòng bệnh than
Than là loại bệnh rất nguy hiểm chưa có biện pháp trừ. Mà phải dùng biện pháp trồng giống kháng than VN84-4137, ROC 10, F156, My55-14.
Thu hoạch mía là công đoạn cuối cùng ở cuối cùng của quá trình sản xuất mía. Khi thu hoạch mía ta cần lưu ý hai về vấn đề. Vấn đề thứ nhất là thời điểm thu hoạch và vấn đề thứ hai là kỹ thuật thu hoạch. Bởi vì thu hoạch mía là ta thu hoạch vào mùa khô.
Vì vậy thời điểm thu mía không đúng sẽ tác động đến khả lưu gốc. Có nghĩa rằng ta phải thu đúng khi mía chín. Nếu nó non thì ảnh hưởng đến khả năng lưu gốc sau này. Đối với kỹ thuật thu hoạch thì ta phải thu hoạch mía thật sát gốc. Và không được thu khi còn non. Chặt sát gốc thì ta tận dụng được năng suất và đảm bảo được mía gốc chồi tốt hơn.
Khi chặt ngọn mía ta không chặt các phần ngọn non dài. Mà ta phải chặt bỏ phần đót ngắn và có bẹ lá bọc.
Tiêu chuẩn mía nguyên liệu
– Mía phải chín công nghiệp: thu hoạch theo đúng lệnh hoạch thu hoạch.
Mía phải sạch:
– Không có ngọn non (phần còn trắng).
– Không có mía mầm, mía khô, mía ủng.
– Khi bốc lên xe phải vứt bỏ hết lá và ngọn mía dùng để bó.
– Tạp chất dưới 2%
Mía phải tươi: không để quá 48 giờ trên ruộng.
Mía có chất lượng tốt: độ đường CCS trên 8. Không bị cháy hoặc chặt chờ lâu trên ruộng.
Bước 11: Để lá sau thu hoạch
Trong thời gian qua nhiều hộ nông dân khi thu thì đốt lá mía. Việc đốt lá mía làm giảm khả năng nảy mầm đặc biệt là những năm khô hạn. Bà con nông dân nên để lá mía sau thu hoạch vì để lá mía có những ưu điểm sau:
– Tăng lượng mùn và dinh dưỡng cho đất.
– Chống hạn cho đất hạn chế cỏ dại.
– Giảm rửa trôi xói mòn đất.
Trên đây là một số bước hướng dẫn bà con nông dân trồng mía đúng kỹ thuật. Chúc bà con áp dụng thành công cách trồng mía và có một vụ mùa bội thu.
Theo: Thủy Tiên