Kỹ thuật trồng mía: phương pháp lưu gốc mía hiệu quả

TT Khuyến Nông Khuyến Ngư Quốc Gia

Hiện nay, diện tích trồng mía vùng nguyên liệu trong tỉnh Sóc Trăng giảm sút, vì giá vật tư, công lao động, giá nguyên liệu luôn biến động bất thường. Mặt khác, nông dân trồng mía có tập quán mỗi năm đều trồng lại mía mới, cũng làm tăng thêm chi phí trồng mía.

Để nông dân trồng mía có lãi và giữ vững vùng mía nguyên liệu ổn định thì rõ ràng rất cần có những giống mía mới năng suất cao, kháng bệnh tốt, khả năng tái sinh mạnh, trữ đường cao và giống có đặc tính thích nghi cho từng vùng đất thấp, đất nhiễm phèn, mặn như: ROC22; ROC27; VĐ86-368; C85-391; DLM24, ROC16; R579. Từ đó hạ giá thành, tăng thu nhập cho người trồng mía.

Việc trồng lưu gốc mía thì người dân lại bỏ ngõ chưa thật sự quan tâm. Tuy nhiên, trồng mía lưu gốc có nhiều lợi thế hơn hẳn so với diện tích trồng mới. Do giảm được chi phí sản xuất khoảng 30% (chủ yếu trong các khâu làm đất, giống mía và công trồng). Mía có khả năng nảy mầm, đẻ nhánh cây con từ gốc của vụ trước mạnh, nếu chăm sóc bón phân tốt năng suất mía cây và hàm lượng đường của mía gốc vụ 1 cao hơn mía tơ khoảng 10,8 tấn/ha. Thời gian chăm sóc vụ gốc sớm hơn, thu hoạch sớm hơn vụ tơ 1 tháng, khẩn trương xử lý và chăm sóc kịp thời, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho mầm mía mọc nhanh và đều hơn. Thường là trồng 1 vụ mía tơ và 2 vụ mía lưu gốc tùy theo điều kiện canh tác của từng vùng. Vì vậy kỹ thuật chăm sóc khi trồng mía lưu gốc cần lưu ý một số vấn đề sau.

Nên xem:   Công ty TNHH TM & SX Quang Nông

1. Giống: Giống mía để gốc cần có khả năng tái sinh mạnh, trồng và chăm sóc tốt mía vụ tơ.

2. Xử lý khi thu hoạch: Không thu hoạch mía để gốc vào thời gian khi mưa nhiều hoặc quá khô hạn sẽ làm ảnh hưởng sự nẩy mầm của gốc mía.

3. Xử lý sau thu hoạch: Dùng cuốc sắc bén để không bị dập nát mầm mía làm hạn chế sự tái sinh của gốc mía, cuốc ngang sát mặt đất theo hàng mía, loại bỏ những gốc chặt còn cao, cây chết và các chồi non còn sót lại để gốc mía tái sinh đồng đều. Sau đó cần tiến hành thu gom lá mía và tàn dư thực vật đem đốt. Đốt lá mía còn diệt trừ được mầm mống sâu bệnh và làm tăng nhiệt độ đất, giúp mía gốc tái sinh sớm, nhanh, mạnh và tỷ lệ tái sinh cao.

4. Cày hoặc cuốc xả hai bên hàng gốc mía: Nếu đất khô tưới nước vào làm cho mềm đất. Cuốc cách tâm gốc mía 20 – 30cm và sâu 15 – 20 cm. Mục đích để chặt bứt những rễ mía già, tạo đất thoáng khí, kích thích ra nhiều rễ mới và mầm mía phát triển.

5. Bón phân: Lượng phân bón sử dụng tương đương lượng phân bón cho mía trồng mới, rãi phân xong lấp đất lại cho kín gốc mía để gốc mía mọc mầm thuận lợi. Riêng về hàm lượng phân đạm bón cho mía gốc phải tăng 15 – 20 % so với mía mới trồng, lượng phân bón N.P.K và quy ra phân đơn để sử dụng cho mía gốc cụ thể như sau:

Nên xem:   Trồng và chăm sóc Lan Cattleya
Loại míaPhân hữu cơ (tấn/ha)Đạm(kg/ha)Lân(kg/ha) Kali(kg/ha)
  NUrêP2O5Lân superK2OKCl
Mía gốc10 – 2018039190560150250

    Trong thời kỳ sinh trưởng của mía được chia ra các thời kỳ bón phân:

+ Bón lót: Sau khi cuốc gốc, bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân  130 kg Urê + 560 kg Super lân + 125 kg Kali

+ Bón thúc lần 1: 1,5 – 2,5 tháng sau khi cuốc gốc: 130 kg Urê + 125 kg Kali  + Bón thúc lần 2: 4 – 5 tháng sau cuốc gốc: 130 kg Urê.

Cách bón lót là đào rãnh sâu 15 – 20 cm hai bên hàng mía, rải phân rồi lắp đất. Ngoài ra ta có thể sử dụng thêm vôi (CaO) để khử chua, tăng độ pH đất giúp cho mía hấp thu chất dinh dưỡng. Lượng vôi (CaO) bón cần căn cứ vào độ pH đất, thường đất có độ pH = 4 – 5 nên cần phải bón thêm từ 500 – 1.000kg vôi/ha, bón liên tục khi đạt độ pH thích hợp 5,5 – 7,5. Cách bón rãi đều trên mặt khi cày và bón từ từ qua nhiều năm để nâng độ pH.

6. Trồng dặm: Khi mầm gốc đã mộc – 4 tuần, lúc này cây con cao khoảng 10 – 15 cm và có 1 – 2 lá thật thì tiến hành trồng dặm những chỗ mất quãng để đảm bảo độ đồng đều và mật độ cây cần thiết lúc thu hoạch đạt 70.000 – 82.000 cây/ha. Ngay khi thu hoạch cần giâm sẵn một số hom cùng giống mía với ruộng mía gốc để trồng hoặc chọn những nơi có những bụi mía dầy, bụi lớn, nhiều cây để bứng dặm vào khoảng trống, nên cắt bớt lá để giảm sự mất nước. Những chỗ trồng dặm cũng phải bón phân lót đầy đủ và sau khi trồng dặm cần đạp nén đất quanh gốc thật kỹ.

Nên xem:   Cách phân biệt nhím đực, nhím cái

7. Đánh lá: Những lá khô và bẹ lá hở không bám vào thân mía thì cần tiến hành đánh lá kết hợp với làm cỏ, xới xáo, bón phân. Nhưng khi đánh lá mía cần chừa lại 10 – 12 lá cho cây mía đủ sức quang hợp. mục đích làm thông thoáng ruộng mía, để giảm bớt tác hại sâu bệnh, tránh nước động và hạn chế mọc rễ thân.

8. Lưu ý:

– Thu hoạch mía trồng mới đúng thời điểm mía chín (mía già, vỏ bóng, đọt mía không phát triển) để cho gốc mía mọc mầm đều.

– Không lưu gốc những ruộng mía đã nhiễm sâu bệnh như bệnh than, vì bệnh này khó trị và làm giảm năng suất mía rất nhiều.

– Chăm sóc cho cây mía sinh trưởng tốt như làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bón phân cho mía đúng giai đoạn đẻ nhánh lúc cây mía được 1,5 – 2,5 tháng (có 5 – 10 lá), để đạt năng suất tối đa.

Đỗ Thị Mỹ Hạnh – TTKNKN Sóc Trăng

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận