Cách phòng trừ và thuốc đặc trị nhện đỏ

Nhện đỏ phá hại lá và quả, là mối đe dọa nguy hiểm cao với các cây ăn trái và các cây khác. Chúng tăng trưởng nhanh khi gặp điều kiện thời tiết khô. Nhện hút các chất trên lá và quả. Làm lá khô, cây cằn cọc, kém phát triển.

Nguyên nhân, triệu chứng và đặc điểm gây hại của nhện đỏ trên cây bưởi.

Suốt một tuần qua gần như ngày nào ông Thanh cũng có mặt tại khu vườn bưởi của giá đình. Ông không phát hiện thấy sâu bệnh gì. Nhưng từng chiếc lá bưởi cứ lần lượt bị bạc màu vàng lá rồi rụng dần.

Thời điểm gần đây phát hiện ra điểm rõ nét nhất của cây bưởi là lá nó chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Và đồng thời như vậy là một số bệnh vẽ bùa. Hiện nay cây không ra lộc nữa thì thấy bệnh đó không phát triển.

Không phải do sâu vẽ bùa gây hại, vậy hiện tượng vàng lá này là do căn bệnh gì? Bác Thanh cũng lo lắng và có gọi điện nhờ chuyên gia tư vấn.

Bác Thanh cũng đã làm theo các việc mà chuyên gia dặn dò. Thế nhưng mà có một việc là thời gian vừa rồi hanh khô. Thì bác lại không để ý đến một thời gian, quay lại nhìn kiểm tra thì thấy lá bưởi nó bị vàng hết.

nhen do

Chuyên gia cũng cho rằng không thể nào là vàng lá gân xanh hay vàng lá thối rễ bởi mùa này không phải mưa rào. Cho nên rất khó mà xảy ra hai cái bệnh đó. Sau khi xem ảnh thì chuyên gia có nghi rằng là đã bị nhên đỏ và quyết định đến kiểm tra trực tiếp.

Triệu chứng cây bị mắc

Kiểm tra thực tế tình hình cây bưởi. Chuyên gia phát hiện trên lá có xuất hiện những mảng tơ nhện nhỏ. Đã đi kiểm tra hết cả vườn bưởi và các cây có lá vàng. Thì thấy chúng bị co lá hết, nhưng mà thực tế nó không phải là bệnh. Mà đây là nhện đỏ gây hại.

Theo chuyên gia nhìn thực tế thì trên lá co lại, quăn queo lại. Và mặt trên mặt dưới có rất là nhiều nhện. Như một cái lá chuyên gia xem thử là phải có đến trên 50 con nhện ở mặt trên. Và ở mặt dưới thì cũng rải rác khắp mặt lá và cũng phải đến trên bốn mươi con.

Chuyên gia cho biết để nhận biết chắc chắn nhện đỏ thì các bạn có thể dùng giấy trắng miết thử. Nếu thấy có lấm tấm màu đỏ trên giấy chính là dấu hiệu có sự xuất hiện của nhện đỏ. Bởi đây là loại động vật khó có thể phát hiện bằng mắt thường nếu xuất hiện đơn lẻ.

nhen do

Trên một cây thì chúng ta chia ra ba tầng lá trên ngon, giữa và dưới. Chúng ta điều tra khoảng hai mươi lá trên một cây. Ít nhất là chúng ta phải đếm được số nhện ở hai mươi lá trên một cây. Xong chúng ta chia trung bình.

Nên xem:   Chăm sóc cây mít sau thu hoạch

Chia trung bình nếu mà mật độ bón đến năm con trên một lá là chúng ta đã phả nghĩ đến chuyện là phòng trừ nó rồi. Chuyên gia cho biết lá là bộ máy quang hợp cho cây nhờ diệp lục. Điều này có nghĩa, không có diệp lục cây sẽ chết.

Nhện đỏ phá hại bằng cách nào

Thức ăn duy nhất của chúng là các diệp lục trên mọi loại cây trồng. Mất đến đâu thì lá cay bạc màu đến đấy. Những tổn thương hở mà nhện đỏ tạo ra trên lá cây là nơi mà vi khuẩn, virus và nấm bệnh dễ dàng xâm lấn và tấn công vào cây.

Mất diệp lục đồng nghĩa không thể quang hợp, lá mất khả năng tạo chất dinh dưỡng. Sẽ bị rụng và kết quả là sự tăng truỏng của cây bị đảo lộn.

Do mật độ nhện quá cao thế cho nên là nó bị co lại và nó hút mất dinh dưỡng. Cho nên nó bị biến vàng như thế này, mất dinh dưỡng biến vàng. Và nó đã bị quăn queo lại hết. Với mật độ này thì đáng lẽ là chúng ta phải phòng trừ từ lâu rồi. Thì bình quân chỉ có từ bốn đến năm con trên một lá là ngưỡng mà chuyên gia khuyến cáo cho bà con nông dân là phòng trừ trên cambưởi.

Nhiệt độ phát triển lý tưởng của nhện đỏ là dưới ba mươi lăm độ C và có độ ẩm thấp. Vì vậy trong điều kiện thời tiết khô lạnh, luồng ẩm bất thường. Nhện đỏ có thể bùng phát và lây lan nhanh chóng tại không ít các tỉnh thành miền bắc.

Thời điểm nhện đỏ tấn công

Ngày xưa thì chúng ta cứ dự đoán là tháng hai tháng ba thì hanh khô. Thế rồi cả tháng chín mười. Thế nhưng bây giờ thì mùa mưa và mùa khô cứ xen kẽ nhau. Thế cho nên nó lại càng là cái điều kiện thuân lợi cho con nhện phát triển.

Ví dụ như thời điểm kiểm tra hiện tại là thời tiết khô và nắng. Nên nhện đỏ vẫn còn dày đặc ở trên các lá. Trước những thay đổi bất thường của thời tiết. Việc phòng trừ nhện đỏ hại cây trồng là vô cùng quan trọng.

Nhện đỏ thuộc dạng đa ký chủ, vòng đời ngắn chỉ khoảng mười cho đến mười lăm ngày. Do vậy chúng nhân lên với tốc độ cực nhanh. Để diệt trừ loại côn trùng gây hại này, từ xưa đến bây giờ nhà trồng lớn vẫn hay phun xịt các loại thuốc trừ liên tục đều đặn.

Hoặc khoảng từ tám đến mười ngày một bận. Vừa gây tốn kém, nâng chi phí sản xuất. Cùng đó tạo ô nhiễm và làm tác động xấu đến người lao động. Vậy làm cách nào để quản lý nhện đỏ gây hại cây có múi có hiệu quả nhất?

Biện pháp phòng trừ nhện đỏ gây hại trên cây bưởi

Thực tế đã cho thấy việc thuốc bảo vệ thực vật phun trừ nhện đỏ có tác dụng nhanh chóng. Ngay trong đợt phun đầu tiên có thể làm chết 90 % nhện đỏ. Nhưng ở lần phun tiếp theo có thể chỉ tiêu diệt được trên dưới 5 % số lượng. Tại sao lại như vậy? Bí mật nằm ở đặc tính sinh học của nhện đỏ.

nhen do

Thứ nhất là nó có vòng đời ngắn, sinh sản lại rất nhanh và nó di chuyển chậm. Cộng với cơ thể nhỏ bé thì nó rất thích nghi với các loại thuốc khi chúng ta phun một lần. Phun lần một thì có thể nó chết, đến lượt thứ hai thì nó đã chết giảm và đến lần thứ ba thì hiệu quả của nó đã giảm xuống.

Nên xem:   Cây dừa bị nấm gây hại thì phải làm sao?

Ví dụ lúc đầu chúng ta phun là chín mươi phần trăm. Đến lúc sau có khi chỉ chết được tám mươi phần trăm. Và lần sau nữa chúng ta phun có thể chỉ được sáu mươi phần trăm. Thế cho nên riêng con này là phải đổi thuốc liên tục.

Kết hợp giữa sinh học và thuốc thảo mộc thì mới trị được nó. Chứ còn các bạn mà cứ cho một loại thì vể sau nhện đỏ sẽ quen thuốc.

Vì vậy song song với những cách phòng trị nhện hại theo chỉ dẫn của chuyên gia nông nghiệp. Nhà nông cần có giải pháp canh tác tốt để tăng sức đề kháng cho cây trồng và bảo vệ được các loại thiên địch có ích.

Có cách nào để phòng trừ và xử lý diệt?

Với mật độ cao như thế này và qua kiểm tra thì cũng không thấy một con thiên địch nào ở trên lá. Thì trước tiên chúng ta sử dụng thuốc hóa học để dập dịch. Ví dụ có những thuốc như là COMAI, hoạt chất là propasid.

Hay là thuốc HESITHIAZOX, nó là nisoran, thế rồi là FENTIROXIMATE. Những cái thuốc đó thì đều trừ được con này. Sử dụng thuốc hóa học một lần thôi, thế xong chúng ta lại luân phiên với những thuốc sinh học.

nhen do

Ví dụ như thuốc có hoạt chất MATRIN rồi ROTENON đều trừ được. Hoặc là thuốc trừ sâu thế hệ mới DIAFENTIURON. Thế rồi chúng ta lại luân phiên thêm giữa hóa học và thảo mộc. Rồi lại kết hợp thêm với dầu khoáng trừ sâu.

Chúng ta hỗn hợp với dầu khoáng để nó tăng hiệu quả của các thuốc. Và dầu khoáng thì nó cũng có tác dụng là trừ nhện. Và hiện nay thì nó là một trong những hoạt chất mà khi đánh giá tính kháng. Thì nó chưa kháng với thuốc này.

Theo chuyên gia dầu khoáng có tính kết dính cao. Khi hõn hợp khô lại sẽ ép cho cơ thể của nhên đỏ vỡ và chết. Có thể xem rằng giải pháp trị nhện đỏ một cách an toàn nhất cho môi trường.

Phun nước phòng trừ nhện đỏ

Thêm nữa còn có cách rất hữu hiệu trong việc làm giảm số lượng nhện đỏ phá hại. Đồng thời giữ được các thiên địch, đó chính là nước. Nếu như tưới phun với áp lực cao thì nó sẽ giảm được hai mươi đến ba mươi phần trăm số nhên ở mặt trên của lá. Thì đó cũng là biện pháp làm giảm mật độ.

Nên xem:   Giải mã nguyên nhân khiến bí ngô xoăn đọt, vàng lá

Chúng rất sợ nước bởi không thể bám dính. Chỉ cần phun nước lên cây thường xuyên thì cũng có thể rủa trôi được. Khi phun cần phun cả mặt trên và mặt dưới của lá. Tuy nhiên biện pháp phun nước rửa trôi lại khó có thể áp dụng trong giai đoạn cây trồng ra hoa đậu quả vì có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu.

Xử lý nhện đỏ trên cây bưởi

Nhà tôi trồng cây bưởi được bảy năm tuổi. Hiện tượng có con bọ màu đỏ chích hút làm vàng lá và cứng lá. Ngoài ra vẫn bình thường. Tôi đã dùng thuốc đặc trị sâu và rệp cho cây nhưng vẫn không hiệu quả. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Theo đúng những hiện tượng mô tả thì chuyên gia tư vấn là cây đã bị nhện đỏ gây hại. Chúng chích hút làm cho cây còi cọc không lớn được. Lá hoa héo sau đó rụng, trái nhỏ sần sùi không lớn được, phẩm chất giảm, thiệt hại lớn. Vậy làm thế nào để phòng trừ được nhện?

Nhện đỏ sinh sôi phát triển tồn tại ở các khu vườn kỹ thuật trồng hạn chế, vườn kém thoáng đãng. Bên cạnh đó việc về sinh vườn không thường xuyên cũng tạo cơ hội cho nhện tồn tại phát triển.

Để khắc phục khu vườn cây bị nhên gây hại thì cần xử lý như sau. Những năm mà bị nhện đỏ gây hại nhiều thì bà con dùng tưới lên tán lá. Thì bản thân tưới đã rửa trôi bớt nhện ở trên lá. Tuy nhiên giai đoạn ra hoa thì chúng ta lại còn liên quan đến chuyện đậu hoa đậu quả. Thế nên không dễ dàng gì có thể tưới lên lá, đó là lưu ý.

Công thức xà phòng và dầu khoáng

Thứ hai là pha nước xà phòng, hay là nước rửa chén, rửa bát. Cộng với lại dầu khoáng hoặc dầu ăn cũng được. Chúng ta hòa lẫn với nhau với công thức là một muỗng xà phòng với bốn muỗng dầu và tám lít nước.

Theo chuyên gia thì dầu bao bọc biểu bì, bịt lỗ thở của nhện làm chúng không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Chúng sẽ bị chết. Hiệu quả sử dụng dầu khoáng sẽ cao hơn nếu kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ nhện.

Tuy vậy để không ảnh hưởng đến việc thụ phấn thì nên xịt rửa vào thời gian sáng hoặc chiều mát. Tránh phun tưới khi hoa nở.

Cách thứ hai là các thuốc hóa học các thuốc đặc trị giống như trên cộng với dầu khoáng phun vào chiều tối. Thuốc làm tê liệt thần kinh, khiến nhện chết từ tư do thiếu chất dinh dưỡng. Vì thuốc cũng có thể làm rụng hoa, giảm tỷ lệ đậu quả. Do đó chỉ sử dụng khi thấy mật độ trên 5 % lá một cây.

Lưu ý phun đều cả hai mặt đồng thời luân chuyển thuốc. Ngoài ra thì các bạn cũng cần chú ý đến kỹ thuật canh tác trong vườn.

Chuyên gia: Quang Hưng

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận