Bệnh đóng dấu lợn khá ít gặp trong đàn lợn, vì thế bà con hay lúng túng chưa biết cách xử trí kịp thời. Vậy bệnh đóng dấu lợn sinh ra từ đâu, phòng chữa thế nào. Tất cả bí kíp sẽ có tại bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
Bệnh đóng dấu lợn
Bệnh đóng dấu lợn dễ dàng xuất hiện trên đàn lợn nhà bà con bất cứ lúc nào. Có tính lan truyền qua các con đường tiêu hóa, vết thương trên da niêm mạc. Lợn mắc bất kì thời điểm nào trong năm, riêng vụ đông xuân thì tỉ lệ mắc bệnh cao. Đặc biệt khi sức đề kháng của lợn bị giảm.
Vi khuẩn gây bệnh này còn gọi khuẩn thổ nhưỡng vì nó tồn tại bên trong bệnh súc, quanh môi trường nuôi. Khoảng 50 % loài vật nuôi mang vi khuẩn này trong hạch amidan. Chúng luôn ở trong con lợn cùng môi trường bởi đi ra qua cùng nước bọt hay nước tiểu. Trong đó phân là nguồn lây nhiễm chính.
Sau đây lời khuyên từ chuyên gia giúp bà con sớm nhận ra dấu hiệu của bệnh. Cũng như là cách phòng trị bệnh đóng dấu lợn hiệu quả.
Bệnh không mới nhưng lạ
Gia đình nuôi gần năm trăm con heo, mới chỉ bảy hôm trước con heo nái mang thai sắp sinh lăn ra ốm. Chỉ hai hôm sau chết. Người nuôi ở trong thế bị động bởi mới đề phòng dịch tả, tai xanh nên chưa để ý tới lợn bị đóng dấu. Đến khi nhận biết được ra thì đã muộn.
Cùng chung hoàn cảnh là đàn heo thịt mỗi con nặng khoảng năm mươi cân. Chỉ hai tháng nữa là xuất bán thì lại thấy trên da lợn có các vết đỏ. Khi biết được là bệnh đóng dấu lợn thì cuống cuồng tìm cách chữa. Nhưng cuối cùng vẫn thiệt hại mất một phần tư tổng đàn heo thịt.
Bệnh hầu như lâu không xuất hiện nên người nuôi có phần bất ngờ và bị động. Thông thường xuất hiện ở phía bắc nhưng do du nhập heo giữa các miền. Nên hoàn toàn xảy ra khả năng bệnh đóng dấu lợn xuất hiện ở vùng nuôi phía nam.
Và sở dĩ để chết là do người chăn nuôi chưa có kinh nghiệm về bệnh đóng dấu lợn. Với lần đầu xuất hiện sẽ khiến người nuôi hoang mang, khó xử lý kịp thời gây chết nhiều.
Nguồn gốc gây bệnh
Vi khuẩn đóng dấu lợn nói chung tồn tại được tại nhiều kiểu môi trường. Một khi đã mắc thì hệ miễn dịch con lợn sẽ bị suy giảm. Tạo ra cơ hội tuyệt vời để các virus khác đi vào, phát triển bệnh.
Có hai loại thường đi kèm là dịch tả và tai xanh. Dưới sự tác động của đóng dấu khiến cho hệ miễn dịch của heo suy giảm. Virus tả heo làm cho mạch tắc dẫn tới tình trạng heo xuất huyết trên da. Truyền qua phân, nước tiểu, nước bọt, qua cọ sát của vết thương hở trên cơ thể heo.
Theo chuyên gia tất cả những lây lan bệnh đóng dấu son qua các bệnh lý khác trên heo. Đều xuất phát bởi khâu quản lý vệ sinh chuồng trại kém.
Khâu chăm sóc ta làm kém, ví dụ tình hình giá cả ta không chăm sóc đàng hoàng chuồng lợn. Chính là cơ hội cho vi khuẩn phát bệnh do sức đề kháng của heo giảm đi.
Theo các chuyên gia chăn nuôi bệnh đóng đấu son trên heo thường ủ từ một tới tám hôm. Gây ra bất kể mọi lứa tuổi. Nhưng lại kì lạ ở chỗ là chúng chưa gây bệnh cho heo nhỏ hơn hai tháng tuổi, vậy tại sao lại có sự kì lạ này?
Thông thường heo nái rạ khoảng ba bốn lứa trở lên thì nó được tiếp xúc thường xuyên với mầm bệnh. Nó có miễn dịch truyền qua cho con con. Giúp bảo vệ lên đến mười tuần tuổi, hay nói khác đi là heo con tạm thời miễn nhiễm với khuẩn đóng dấu lợn.
Các thể bệnh đóng dấu lợn
Đóng dấu lợn xảy ra bà con gặp các dạng quá cấp, cấp và mạn tính. Về mặt lâm sàng thay đổi tùy thuộc độc lập vi khuẩn, sức đề kháng con vật. Và phương thức truyền lây trong thiên nhiên.
Trường hợp cổ điển nhất mà chúng ta rất dễ dàng phân biệt. Đó là nó xuất hiện những quầng hình vuông rồi hình thoi, hình góc cạnh. Sờ vào ta thấy cộm lên ở da con lợn, và những vùng đỏ đấy thì không quá đỏ. Chỉ dạng như đỏ hồng thôi, nhờ vậy ta có thể phân biệt được dễ dàng.
Cách chữa bệnh đóng dấu lợn
Theo đó để chữa đóng dấu lợn thì cần một số kháng sinh ví dụ: Penicilin, amoxycilin, ceftiofur, gentamycin,… Chúng có thể riêng rẽ nhưng khi kết hợp thì hiệu quả tốt hơn nhiều.
Những loại này phá hủy thành hoặc vỏ tế bào vi khuẩn. Theo nhà khoa học với heo bị đóng dấu son ở giai đoạn quá cấp hay cấp tính. Thì cần phải tiêm với liều tấn công và liệu trình ba tới năm hôm. Không khuyến cáo điều trị heo ở giai đoạn mãn tính bởi ít hiệu quả, tốn kém.
Penicillin nằm trong những thuốc đặc trị với bệnh đóng dấu. Đây là bệnh nguy hiểm nhưng đã có vacxin phòng, có hai loại nhược độc và vô hoạt, đơn hoặc kép tùy công ty sản xuất. Tuy nhiên một số báo quốc tế có khuyến cáo cần thận trọng với vacxin nhược độc.
Đều chích được heo nái hai tuần trước sinh và heo con tầm hai tháng. Heo nội trong hai tuần chích vacxin cấm sử dụng kháng sinh kiểu ăn uống hay tiêm.
Công tác phòng bệnh
Nguyên tắc là chúng ta phải vệ sinh trước cho sạch sẽ rồi mới tiến hành phun thuốc sát trùng. Trong thời gian có dịch thì cứ phun hai đến ba hôm một bận. Còn nếu mà để phòng không thì có thể là một tuần một bận.
Bệnh đóng dấu lợn tuy nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng tới kinh tế của người chăn nuôi. Nhưng hoàn toàn dễ dàng phòng chống. Chỉ cần bà con chăn nuôi chú ý thao tác khử trùng, giữ chuồng đừng bị ẩm thấp, dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh. Thì các vi khuẩn đóng dấu son chẳng còn khả năng gây bệnh hại trên heo.
Khi heo nhiễm bệnh chết thì cần tiêu hủy tránh lây lan. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng heo an toàn tới người dân.
Lợn thương phẩm bị đóng dấu
Lợn thương phẩm một năm cân nặng tầm một tạ rưỡi. Hai hôm nay lợn biểu hiện sốt cao, có nốt tròn và ô vuông ở mặt da lợn. Nghi ngờ bị đóng dấu lợn đã dùng avet và hạ sốt không thấy hiệu quả. Nguyên nhân và cách khắc phục thế nào, tiêm vacxin đóng dấu lợn có được hay không?
Dấu hiệu lâm sàng mô tả như vậy thì chắc chắn bị bệnh đóng dấu lợn. Thực tế ở Việt Nam ta có vacxin phòng rất hiệu quả. Và cũng phải rất lâu thì mới xuất hiện, coi như là thỉnh thoảng có thôi.
Đối với bệnh này ta phải chọn thuốc cho heo thích hợp thì mới hiệu quả. Trường hợp này chuyên gia tư vấn thuốc Penicilin kết hợp Streptomycin.
Hoặc có thể dùng Eroflorxacin hoặc Amoxicilin hoặc Florfenicol. Thế nhưng có vấn đề là hôm đầu nên tiêm hai mũi kháng sinh sáng chiều. Bắt đầu từ hôm thứ hai trở đi ta tiêm mỗi hôm một mũi. Với liệu trình từ năm cho tới bảy hôm liền.
Lợn đang bị đóng dấu có tiêm vacxin được không?
Bên cạnh đó cũng cần chú ý nâng cao sức đề kháng bằng các vitamin. Và với bệnh đóng dấu lợn đương nhiên là có sốt rồi. Cho nên chúng ta phải tiêm bắp Analgin C ba hôm, mỗi hôm một mũi.
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đóng dấu lợn có hiệu quả tích cực hơn. Thì ta thêm thuốc bổ Catosan 10% trong ba hôm. Thế còn tất nhiên bị bệnh cấm được dùng vacxin đê tiêm phòng đồng thời. Vì ta làm thế lợn sẽ nặng hơn rất nhiều, khó điều trị.
Còn nếu muốn tiêm thì ta phải đợi cho đến khi lợn khỏi được hai ba tuần. Đó mới là thời điểm thích hợp để làm vacxin đóng dấu heo.
Phân biệt đóng dấu lợn và tụ huyết trùng
Lợn bỏ ăn nằm một chỗ, như thế này đã kéo dài năm hôm. Trường hợp này nhiều khả năng lợn bị tụ huyết trùng. Muốn để chẩn đoán phân biệt với các bệnh thì ta cần phải xem thêm nhiều vấn đề nữa.
Khám lâm sàng
Đầu tiên dùng mu bàn tay sờ vào chỏm tai, gốc tai qua gáy rồi đến lưng và đuôi con lợn. Mục đích của việc làm này kiểm tra thân nhiệt và mức độ lợn bị bệnh như thế nào. Vì theo kinh nghiệm của chuyên gia nếu cả hai tai lợn đều lạnh thì lợn đã mắc bệnh nguy hiểm khó chữa.
Còn nếu hai tai lợn bên nóng bên lạnh thì đây là cấp tính và vẫn có khả năng chữa được. Lợn sốt bốn mươi hai độ. Theo chuyên gia nó có thể bị một trong hai bệnh tụ huyết trùng hoặc bệnh đóng dấu lợn.
Hai bệnh này có biểu hiện lâm sàng rất giống nhau, lúc này cần phải thực hiện tiếp để phân biệt. Khi vuốt lợn xong thì dùng hai ngón tay ấn mạnh vào lưng. Nhấc tay ra thì tại hai vị trí ấn có hai vết ấn thấy có màu trắng.
Nếu như liền đỏ hồng lại nhanh trong vòng ba đến năm giây thì nó là của xuất huyết. Và hiện tượng này không phải bệnh nào khác ngoài đóng dấu lợn. Còn nếu mười, mười lăm giây sau nếu nốt trắng này vẫn còn tồn tại thì nó là tụ huyết.
Nhận biết bệnh đóng dấu lợn
Đối với tụ huyết có thể cấp thường lợn dấu hiệu bỏ ăn, thở khó, hạch hầu to. Nếu bà con sờ sẽ thấy rất rõ, chết nhanh sau ba hôm nếu không điều trị. Đặc biệt vùng da mỏng có biểu hiện xuất huyết tràn lan. Ở khu bụng, bẹn hay chân con lợn đỏ lan hết. Dạng cấp tính lợn chết đột ngột mà chẳng có triệu trứng, mãn tính thì ít gặp.
Dễ lẫn với bệnh đóng dấu ở dạng quá cấp tính cũng chết rất nhanh, không xuất hiện triệu chứng. Nông dân ngày xưa gọi quan ôn đóng dấu hoặc ôn dịch. Còn trường hợp cấp tính thì khác với tụ huyết rất rõ.
Tức là da con lợn có thấy các vết hình thù đa dạng như quả trám, hình tròn, hình vuông. Dí vào vết đó thì mất, bỏ ra thì lại có. Như vậy người ta gọi là đóng dấu lợn chứ không phải là dấu tràn lan đâu.
Khi mà có trường hợp đấy thì chúng ta thấy tụ huyết xảy ra lẻ tẻ. Khi gặp thì dùng thuốc đặc trị tiêm điều trị dự phòng như kanamycin, streptomycin, tetracyclin. Cho toàn đàn và phải đúng liệu trình ba hôm liền.
Tiêm một mũi thì con lợn đã hồi phục rất tốt rồi, nhiều người thấy vậy ngừng. Như vậy nó sẽ lại tái phát và khó điều trị lại, tỉ lệ chết cao. Làm ba ngày liền mới hạn chế được lợn chết rải rác.
Chủ động tìm hiểu giúp bà con có thêm kiến thức xử trí khi gặp bệnh đóng dấu lợn. Theo đó những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bà con phòng ngừa tốt căn bệnh này.
Theo: Thủy Tiên