Lợn chết đột ngột, nguyên nhân và cách trị

 

Đặc điểm của dịch tả lợn châu Phi

 

 
Dịch tả lợn châu Phi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chăn nuôi, cuộc sống của bà con nông dân ở những nơi dịch hoành hành. Dịch đang lây lan với tốc độ chóng mặt, khắp các tỉnh thành trong cả nước. Vậy, làm thế nào để hạn chế dịch xuất hiện và ngăn chặn dịch bùng phát trở lại ở những nơi đã từng xảy ra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!Chăn nuôi | 11 con lợn 13 ngày tuổi, sáng nay lợn có hiện tượng sốt, bỏ bú và chết đột ngột, mổ ra thấy thận ứ nước sưng to, lá lách tím, chưa dùng thuốc gì. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Chăn nuôi | Với câu hỏi trên, chuyên gia PGS.TS Trương Văn Dung đã tư vấn như sau:

– Lợn nái trước có thai 1 tháng, được tiêm VACXIN thì lợn con sẽ không mắc bệnh này. Do vậy lứa sau, cần tiêm VACXIN cho lợn mẹ.

– Dùng ENROFLORXACIN hoặc AMOXICLIN tiêm bắp 1 lần/ngày/3 ngày liền

– Dùng thuốc CATOSAL 10% tiêm bắp 1 lần/ngày/3 ngày

– Dùng thuốc COLOSTRUM cho uống 2 lần/ngày/5 ngày

– Cho uống chất điện giải GLUCO-C + VITAMIN TỔNG HỢP, cho uống thay nước 5 ngày liền.

Dịch tả lợn châu Phi chỉ xảy ra trên vật nuôi là lợn (heo) và chưa có vắc xin đặc trị. Chính vì thế, khi mắc loại virut này, tỷ lệ lợn chết chiếm đến 100% mà không có phương pháp nào can thiệp được. Và nó được xem là bệnh dịch làm “chao đảo” nền nông nghiệp ở các quốc gia.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện phần lớn ở các trang trại nuôi heo. Cụ thể như giống heo rừng, heo nằm ở ven sông châu Phi hay lợn lòi Trung và Nam Mỹ. Có lẽ, nguồn gốc bùng phát ở châu Phi, nên dịch bệnh có tên gắn với châu lục này.

Lịch sử xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Xem thêm: Bệnh Marek ở gà có nguy hiểm không?

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên ở châu Phi vào năm 1922, tiếp đến là ở châu Âu vào năm 1958. Sau đó lây lan sang Armenia và Azerbaijan vào các năm 2008, 2009.

10 năm sau, tức là vào các năm 2017-2018, đã có hơn 13 quốc gia công bố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi bao gồm: Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Hungary, Tiệp Khắc…

Khi thông báo có dịch, nhiều quốc gia đã tiêu hủy hàng triệu con lợn nhiễm bệnh, gây thất thoát hàng nghìn USA.

Dịch tả lợn châu Phi hoành hành ở Việt Nam

Theo báo cáo của OIE – Tổ chức Thú y Thế giới, từ tháng 2/ 2017 đến 2/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 21 nước, trong đó Việt Nam cũng không tránh khỏi sự xâm nhập của dịch. Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 24/6/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 60 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tính đến ngày 24/6/2019, bệnh tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 4.401 xã, 459 huyện của 60 tỉnh, thành phố; tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là hơn 2,8 triệu con.Ngoài ra, đã có 359 xã thuộc 138 huyện của 29 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy tại các ổ dịch cũ này 173.741 con. Thời gian qua, đã có 75 xã thuộc 18 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh

Xác định nguyên nhân dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại nước ta

Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý Thị trường, thì có 5 nguyên nhân khiến dịch bùng phát và lây lan với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Cụ thể:

  • Thứ nhất: Xung quanh biên giới nước ta, hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa diễn ra thường xuyên khiến mầm bệnh theo đó về xâm nhập vào Việt Nam theo con đường này.
  • Thứ hai: Do nước ta là nước có nền du lịch phát triển, du khách thập phương đến tham quan thông qua 3 con đường: đường bộ, đường hàng không và đường biển. Kèm theo thói quen một số khách du lịch mang thịt lợn nên dịch bệnh ngày càng lây lan và khó kiểm soát được.
  • Thứ ba: Đây là nguyên nhân chính yếu khiến dịch bệnh ngày càng bùng phát mạnh. Đó chính là việc buôn bán, vận chuyển thịt lớn không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch đàng hoàng. Nhất là trong các dịp lễ, Tết,  nguồn hàng qua các cửa khẩu lớn khiến việc kiểm tra hết sức khó khăn.
  • Thứ tư: Do người chăn nuôi vẫn chưa ý thức được sự nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Khi có dịch, không báo cáo các cơ quan chức năng mà tự ý tiêu hủy hoặc ngang nhiên bày bán thịt lợn nhiễm bệnh ở chợ.
  • Thứ năm: Nền chăn nuôi nước ta còn theo hướng nhỏ lẻ, phân tán. Chính vì thế, công tác phòng ngừa còn rất hạn chế.

Dịch tả lợn châu Phi có lây sang người?

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan sang các loài vật khác như chuột, chó, mèo, gà, vịt. Đối với con người, dịch tả không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên mọi người hoàn toàn yên tâm.

Tuy nhiên, khi lợn mắc bệnh sẽ kéo theo khả năng mắc một số bệnh nguy hiểm như tai xanh, thương hàn… Nếu không có biện pháp phòng tránh, những bệnh lý này cũng tác động đến con người.

Để hạn chế những hiểm nguy rình rập từ dịch tả lợn châu Phi, khuyến cáo người dân nên phun thuốc sát trùng thật kỹ để tiêu diệt nhanh mầm bệnh, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh những tác nhân gây hại như côn trùng, các loài gặm nhấm.

Tuyệt đối không nên sử dụng, mua bán thịt lợn bị mắc/nghi bị dịch tả lợn. Tốt nhất nên ăn chính uống sôi, để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Rate this post
Nên xem:   Kĩ thuật tập ăn và cai sữa cho lợn con

Bài viết liên quan

2 Comments

  1. Huế
    5 Tháng Một, 2020

Thêm bình luận