Bèo tấm là nguồn thức ăn rất tốt cho các loại vật nuôi như cá, ốc nhồi. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị cách nuôi bèo tấm đơn giản và hiệu quả. Những lưu ý khi chăm sóc để bèo không bị chết…
Mục lục nội dung
Cách nuôi bèo tấm
Chia sẻ cách nuôi bèo tấm sao cho xanh, tốt. Tại sao bèo tấm nuôi cứ bị chết? Xin chia sẻ với các bạn, có thể bèo các bạn đã nuôi ở môi trường nước quá sạch, thứ hai là nước quá sâu. Thì như vậy sẽ không phát triển được.
Cách nuôi bèo tấm phát triển tốt
Bởi khi nước quá sạch hay quá sâu thì rễ ra rất dài để tìm nguồn thức ăn. Vi dụ như bể mười hai mét thôi là có thể đủ phục vụ cho hai bể ốc kích thước tương đương. Sau mười hai tiếng đồng hồ thì đẻ 50%, hai mươi tư tiếng đẻ được 100%.
Thời tiết quá khắc nghiệt cũng phải được 80%. Còn thời tiết bình thường mà mưa, nước mát mẻ sẽ đẻ rất nhiều. Lớp bèo dày cộm luôn mà ngày nào cũng hớt hai ba lần không hết.
Điều cơ bản chia sẻ với mọi người như sau. Để nước rất nông, chỉ khoảng 40-50 cm thôi. Sau đó hàng tuần, mỗi tuần một lần chúng ta sẽ bón cho nó khoảng một xẻng. Phân bò, trâu, gà, phân heo. Như vậy mới đủ dinh dưỡng cho bèo ăn.
Bèo có đủ dinh dưỡng thì cánh rất to và dày, được nhiều. Chứ mà ao của mình không có chất dinh dưỡng thì khi hớt lên sẽ toàn là rễ, cánh rất mỏng mà lại vàng nữa. Để phục vụ cho ốc ăn thì cho mỗi bèo thôi chưa đủ đâu.
Nuôi bèo tấm cho ốc ăn
Vẫn phải cho thêm các loại khác như là hoa quả, bầu bí, mướp hoặc lá sắn. Chứ còn mỗi bèo tấm nó ăn thì cũng chậm lớn. Mặc dù bèo tấm là thức ăn ưa thích rồi nhưng một mình thì vẫn chưa đủ.
Ao hay bể làm mà cứ sâu một mét, bùn ít thì không phát triển được đâu mọi người ạ. Nếu muốn nuôi bèo tự nhiên hơn nữa thì kiếm một cái ruộng nông thôi. Khoảng 30 cm nước thôi. Sau đó nếu mà kém thức ăn thì các bạn bón thêm phân.
Phân gì cũng được miễn là phân hữu cơ của trâu bò lợn gà. Chứ khi mà thiếu thức ăn thì dễ bị dài mà cánh lại bé tẹo. Thực ra thì trong nuôi ốc các bạn để thiếu gì chứ đừng để thiếu bèo tấm. Đây là loại mà ốc rất thích, thứ hai là dễ nuôi dễ chăm, chỉ cần thả bào bể. Hàng ngày ra vớt thôi.
Nói vậy thôi chứ không cái gì là tự nhiên được cả, vẫn phải chăm và bón phân cho chúng. Nuôi bèo không có gì là khó thế nhưng vẫn có nhiều nguòi nuôi để bị chết. Thì các bạn không hiểu nguyên nhân, nước càng sạch thì bèo lại càng không lên được.
Nước ít, nước đục thì lại lên nhiều. Làm đúng kỹ thuật như vậy thì sẽ đảm bảo được chất lượng bèo. Đủ cho các bạn dùng nuôi ốc. Sáng vớt một lần, chiều vớt một lần thoải mái.
Nuôi bèo tấm cho cá trắm cỏ
Nuôi cá trắm cỏ giống dùng bèo tấm. Giới thiệu cách nuôi bèo để chăm cá rất năng suất.
Tức là sẽ hạn chế được chi phí về cám công nghiệp. Cá trắm cỏ loại nhỏ này cũng rất thích bèo, đỡ được công cắt cỏ. Đỡ chi phí cho một cân cá giống và cá rất nhanh lớn. Sau đây là một số lưu ý khi nuôi bèo tấm.
Mặc dù thời tiết ngoài trời rất nắng nhưng khi áp dụng kỹ thuật vào mô hình nuôi bèo. Thì kể cả nắng vẫn hát triển dày đặc. Các bạn thả bèo tấm lưu ý nhất về cái đầu tiên chính là nguồn nước. Loại bèo này rất cần lượng nước phân, chất.
Các chất hữu cơ là quan trọng và mình để nó có nguồn phân mục thì sẽ giữ được lâu.
Một số lưu ý khi nuôi bèo tấm
Thứ hai nữa là các bạn chăn thả tuyệt đối là phải tránh được gió. Mỗi một trận mưa to gió lớn hoặc là gió to dồn vào một góc. Là nó sẽ chồng đống lên nhau và thối hết. Do vậy các bạn nên chia nhỏ ra từng khoang một để dễ kiểm soát.
Dùng các lưới căng để chắn các khoang, như vậy sẽ dễ dàng điều chỉnh. Gió sẽ không dồn đống được nên không bao giờ bị thối.
Các bạn cần thường xuyên cung cấp nguồn thức ăn kiểu mùn bã hữu cơ, phân để cho hoai mục đi. Xong các bạn tưới đều lên mặt. Tưới vào những hôm trời mát hoặc là trời mưa xong thì tuyệt vời luôn. Với mô hình như vậy thì nguồn thức ăn để nuôi cá giống và ốc cực kỳ hiệu quả luôn.
Lưu ý là các loại phân chuồng để cho nó hoai mục một chút thì mới đổ xuống. Chứ nhiều khi đổ luôn phân tươi xuống thì không kiểm tra trước được amoni. Có thể làm thối nước khiến rễ bèo bị sót, tự bèo sẽ chết.
Chúng rất cần dinh dưỡng, nếu như cho ở dạng hoai mục thì tuyệt vời luôn. Bèo rất xanh, phát triển nhiều, nhiều khi cất không kịp.
Nuôi bèo tấm cho ốc nhồi
Cách nhân giống bèo tấm
Bố trí chỗ đất phẳng để làm bể bạt khoảng mười mét vuông. Kích thước bể có thể lớn bé tùy theo nhu cầu cần sử dụng. Các bạn muốn nuôi được bèo tấm là trước nhất cần phải có phân bò. Lưu ý là chuẩn bị phân đã hoai mục bớt, bởi diện tích bể nhỏ có thể làm sót rễ gây chết.
Nguồn phân thì các bạn đựng trong một bao tải, xong đó khoét các lỗ để phân ngấm dần ra. Để riêng vào một góc bể. Bơm nước vào bể để ngâm phân sao cho qua bao. Mực nước áng chừng khoảng hai mươi đến ba mươi cm.
Đừng để nước nhiều quá, các bạn chỉ ngâm vài ngày hoặc đến một tuần. Sau đó vớt bèo giống ngoài tự nhiên về. Để độ một nắm hai nắm rồi từ từ sẽ phát triển mạnh lên. Một ngày 24 giờ có thể mọc ra nhiều gấp rưỡi.
Làm như vậy không sợ bèo bị chết, các bạn có thể che lưới lan lên phía trên chút. Để tránh ánh nắng trực tiếp ảnh hưởng đến bèo. Làm cháy nắng và hỏng.
Bổ sung chất cho bèo tấm
Nguồn phân từ động vật ăn cỏ giàu chất hữu cơ để cho chúng phát triển. Dễ tận dụng được và cũng dễ kiếm. Còn một cách nữa nếu không dùng phân, đó là vớt lục bình về, phơi khô. Sau đó để vào trong bể, bơm nước ngâm thì chúng cũng sẽ dã ra, tạo nguồn chất hữu cơ và mùn.
Có thể lâu lâu thì các bạn bón thêm phân đạm, ure. Nhưng nhớ là không bón nhiều, độ một muỗng hòa vào nước đổ vào bể là được.
Kỹ thuật nuôi bèo tấm
Kỹ thuật nuôi bèo cám
Gia đình tôi nuôi ốc cũng được ba bốn năm nay rồi. Thế và trong quá trình mà nuôi ốc thì đặc biệt là ốc giống ươm từ lúc mới nở. Thì bèo tấm là nguồn thức ăn tốt nhất cho ốc mới nở. Do đó mà việc chọn ao hay địa điểm nuôi được bèo tấm là một công việc cũng hết sức quan trọng.
Trước tiên để nuôi là chúng ta phải chọn những ruộng có nước sâu khoảng ba mươi đến năm mươi cm thôi. Nói chung là độ sâu vừa phải, và đặc biệt lưu ý là không được nuôi bèo lẫn với ốc. Bởi vì nuôi lẫn thì chúng ta vớt cho ăn nó cũng không tốt.
Để tăng trưởng tốt thì chúng ta cũng cần quan trọng đó là nguồn phân hữu cơ. Ở đây thì chúng ta có thể dùng nước từ hầm biogas của nuôi lợn. Hoặc nếu không có thì chúng ta có thể ủ phân chuồng mục ra. Xong đó hòa ra nước tưới một tuần hai lần để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bèo.
Thế và độ một tháng hai bận là chúng ta có thể dùng đạm ure kết hợp với kali để bón. Với liều lượng là một trăm mét vuông thì ba cân đạm và hai cân kali. Nhưng mà chúng ta cũng lưu ý là bón vừa phải. Bởi vì nếu mà bón xong chúng ta lại vớt ngay cho ốc thì có thể là gây độc cho ốc.
Che nắng cho bèo tấm
Do vậy thì tốt nhất là chúng ta cấp nguồn phân hữu cơ. Như nhiều gia đình thì lại lấy nước biogas bơm bổ sung cứ hai mươi hôm một bận. Để làm sao cho bèo phát triển lúc nào cũng xanh tốt.
Thế còn vào mùa nắng thì các bạn bố trí dàn che ở phía trên để che bóng mát. Để cho mọc tốt quanh năm, còn mùa rét thì cũng có tác dụng che sương hoặc gió mùa.
Đó là một số lưu ý, còn nếu khi mà bèo thiếu dinh dưỡng thì bao giờ rễ nó cũng dài ra và ngà ngả sang vàng. Còn đủ dinh dưỡng thì phát triển tốt, có màu xanh đậm, lá dày, rễ ngắn. Khi mọc quá tốt mà ốc không ăn hết thì chúng ta cũng vớt lên để cho con vật khác như gà, vịt hoặc lợn,…
Còn nếu cứ để im không vớt thì chúng sẽ xếp lớp chồng lên nhau và bị chết. Nên là vớt ngày hai lần sáng và chiều. Để lại một phần ba thôi thì lúc nào cũng xanh tốt.
Mô hình nuôi bèo tấm cùng cá
Cũng là nuôi cá có sử dụng bèo tấm giống khá nhiều nông dân hiện nay. Nhưng bằng tư duy luôn luôn sáng tạo và cải tiến trong sản xuất. Ông Đệ đã lấy bèo để vừa làm trong nước, vừa giảm chi phí đồ ăn cho cá. Hy vọng mô hinh này có thể được phát rộng ra hơn nữa.
Trước đây khi nuôi cá ông Đệ thường phải tốn nhiều tiền mua thức ăn cho chúng. Nhưng ông đã bắt đầu thử nghiệm một phương pháp mới. Đó là sử dụng bèo tấm và quây kín bằng một chiếc phao sử dụng vật liệu nổi có lưới chắn chìm ở phía dưới nước.
Mỗi hôm ông sẽ vớt bèo cho cá ăn theo một lượng phù hợp và cá sẽ ăn lượng ký sinh trùng có ở bèo này. Sau đó khi cá thải ra chất bài tiết sẽ trở lại nuôi bèo tấm. Tao ra một vòng tuần hoàn mà không phải thả thêm bèo.
Ưu điểm của mô hình
Với cách làm như vậy sẽ giảm được một lượng thức ăn đáng kể cho cá. Nước rất trong và lâu phải thay hơn. Khoảng một tháng chỉ cần cho ăn thêm vài lần thay vì hai ba ngày như trước đây.
Trước đây nhiều hộ dân đã sử dụng lục bình, bèo để làm trong nước. Tuy nhiên cách làm này đã gặp phải một số hạn chế vì cá sẽ ăn hết lượng này rất nhanh. Tiếp tục cắn rễ rơi xuống tạo mùn gây thiếu oxi, tích độc.
Còn với cách làm của ông Đệ lượng vi sinh trong ao sẽ không bị thiếu hụt. Với môi trường nước không nhiễm bệnh, cá sẽ lớn tốt và chất lượng cao hơn. Người nuôi không cần phải cho ăn thêm kháng sinh nữa.
Ông chọn bèo tấm vì nhỏ vừa miếng và nhân ra rất nhanh. Dễ kết hợp với vi sinh trong hồ. Còn nếu như chọn các thứ khác thì cá không ăn hoặc khó ăn.
Cách diệt bèo tấm
Giới thiệu cách diệt trừ bèo tấm nếu như các bạn nuôi bèo mà cảm thấy bị lẫn bèo tấm rất khó chịu. Hướng dẫn diệt tất cả bèo tấm tách ra khỏi bèo nhật cho bể cá.
Thì công đoạn đầu tiên là chúng ta phải tách riêng ra một vài nhánh bèo đẹp muốn giữ lại. Để riêng ra, không cần nhiều quá đâu vì bèo đẻ khá nhanh. Thứ hai là chúng ta vớt sạch tất cả các bèo trong bể. Chúng cũng không có hại gì đâu nhưng mà nhìn rất vướng.
Vớt xong thì các bạn để xem ba bốn hôm để quan sát hết còn bèo lẩn ở chỗ nào không hoặc có sinh sản thêm không. Rồi các bạn thả bèo nhật vào trở lại, chỉ độ một hai tuần là sẽ trở lại bình thường.
Đây cũng là một phương pháp để cho những người kỹ tính. Hoặc là khi lấy bèo thủy sinh về cần rửa sạch và kiểm tra thật kỹ để tránh lẫn trước khi thả vô hồ.
Áp dụng theo kỹ thuật nuôi bèo tấm như hướng dẫn. Đảm bảo bèo phát triển tốt, dày, ngày vớt hai bận không hết. Đảm bảo được nguồn thức ăn hữu ích cho chăn nuôi cá, ốc,…
Theo: Thủy Tiên