Nhầm tên cá Sơn Đài trong sách đỏ

.Thật ngạc nhiên khi Sách Đỏ Việt Nam lại có sự nhầm lẫn đáng tiếc khi gắn cho cá Sơn Đài bằng một tên khoa học xa lạ.

Sự nhầm lẫn về tên khoa học của cá Sơn Đài thể hiện trong quyển Danh lục  Đỏ Việt Nam (thường gọi là Sách Đỏ Việt Nam do NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ ấn hành năm 2007) và quyển Cá nước ngọt Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo, NXB Nông nghiệp, 2004).

Sự nhầm lẫn không nên có

Trang 136 của Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007) mô tả: Cá Sơn Đài hay cá Trèn dốcOmpok miostoma (do Vaillant công bố năm 1902) thuộc họ cá nheo – Siluridae, bộ cá nheo – Siluriformes. Cá Sơn Đài phân bố ở sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Trên thế giới, loài này phân bố ở các nước Indonesia, Thái Lan và Lào. 

Theo cuốn sách “Cá nước ngọt Việt Nam”, tập 2(Nguyễn Văn Hảo, 1995; trang 400–401), cá Sơn Đài cũng có tên là Ompok miostoma với mẫu vật được lưu trữ ở phòng tiêu bản mẫu cá của Đại học Nông lâm TP HCM. Chúng phân bố ở các lưu vực sông Sài Gòn – sông Đồng Nai, sông Tiền và sông Hậu. Trên thế giới, chúng phân bố ở Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Indonesia (đảo Boc-nê-ô). Và trong cuốn sách này, còn có tên cá leo Liri – Wallago leerii Bleeker, 1851 (trang 396–397), nhưng với hình minh họa thật sự là của loài cá Sơn Đài – Wallagomicropogon với vùng phân bố ở sông Cửu Long và đồng bằng Nam Bộ và Indonesia, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia.
Trước đây, trong quá trình khảo sát nghiên cứu về cá nước ngọt, tôi cũng có lần quan sát người dân địa phương bắt được loài cá này ở Dầu Tiếng, hồ Trị An, sông La Ngà, sông Bến Cát (Bình Dương). Nhưng tôi không tiện thu mẫu vì chúng bị đứt vây hay đuôi, bị sình thối. 

Nên xem:   Cách chăn nuôi heo thịt theo 4 giai đoạn

Vào tháng 11/2005, tôi đã phát hiện ra cá Sơn Đài từ một người thu mua cá ở buôn Đrăng Pok, vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Dăk Lăk. Nhận thấy đây là loài cá quý hiếm, mẫu cá còn rất đẹp, tươi, chưa ướp đá, cân nặng khoảng 2,5kg nên tôi đã quyết định mua con cá này với giá 150.000 đồng. Sau đó, tôi về TP HCM tiến hành thực nghiệm lưu giữ mẫu vật cá. 

Sự thật về cá Sơn Đài

Tra tìm nhanh trên trang web rất nổi tiếng về cơ sở dữ liệu của các loài cá trên thế giới http: www.fishbase.org, tôi cũng chỉ thấy xuất hiện một cái tên Ompok miostoma (Vaillant, 1902) với vùng phân bố duy nhất ở đảo Boc-nê-ô (Indonesia). 

Còn theo những báo cáo ghi nhận về tình trạng phân bố của loài cá này ở Lào và Thái Lan thì loài cá Sơn Đài được định danh nhầm là Wallago leerii (theo tài liệu của Rainboth, 1996).

Tìm mãi cái tên Ompok miostoma (Vaillant, 1902), tôi cũng chỉ thấy vùng phân bố của chúng ở đảo Boc-nê-ô chứ không hề thấy phân bố ở Việt Nam. 

Rất may là loài cá Sơn Đài này với cái tên khoa học nhầm lẫn là Ompok miostoma (Vaillant, 1902) đã được giáo sư Heeok Hee Ng, ĐH Quốc gia Singapore, xác nhận là loài cá mới đối với khoa học với cái tên La-tinh Wallago micropogon Ng, 2004. Công trình này đã được đăng trên tạp chí chuyên môn của Mỹ Copeia vào năm 2004.  

Nên xem:   Một số giống heo ngoại trên thị trường hiện nay

Gần đây, tôi đã gửi thư cùng hình ảnh của mẫu vật thu được cho GS. Heok Hee Ng thì nhận được câu trả lời rằng:  mẫu vật do tôi đang lưu giữ ở Viện Sinh học Nhiệt đới TP HCM chính là loài mà ông đã mô tả vào năm 2004 với tên loài Wallago micropogon Ng, 2004.

Được biết, Nhà nước đã bỏ ra khoản kinh phí không nhỏ cho việc biên soạn Sách Đỏ Việt Nam. Sự nhầm lẫn như trên quả thật rất đáng tiếc và nếu không kịp chỉnh sửa, sẽ rất khó cho lực lượng kiểm lâm và cơ quan liên quan có những biện pháp bảo vệ loại động vật quý hiếm này.

Cá nước ngọt của Việt Nam rất đa dạng và phong phú với số lượng loài rất lớn (hơn 1.000 loài). Trong số đó, có 36 loài cá quí hiếm, kể cả cá sơn đài, cần được pháp luật bảo vệ, đã được ghi nhận trong “Sách Đỏ Việt Nam” năm 2007.
Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận