BSTY Nguyễn Minh Điệp-E-mail: diep.nm@greenfeed.com.vn
Dan vit 50 ngay tuoi cua gia dinh toi co bieu hien: mat do co ghen, khong di duoc, xin hoi day la benh gi? canh dieu tri ra sao? (tranchanhtruc – 31/01/2008)
Để chẩn đoán chính xác bệnh trên một đàn vịt chúng ta cần phải quan sát kỹ triệu chứng (biểu hiện, diễn biến, tỉ lệ bệnh…), bệnh tích (biến đổi của nội tạng…), dịch tễ (tuổi, mùa, vùng…), kiểm tra nguồn nước (ô nhiễm, tù đọng…), thức ăn (ẩm, mốc, hôi…). Câu hỏi anh gửi cho chúng tôi còn thiếu nhiều dữ kiện nên thật khó để chẩn đoán đây là bệnh gì. Tuy nhiên, chúng tôi nghi ngờ đây có thể là bệnh tụ huyết trùng hoặc dịch tả vịt (2 bệnh xảy ra phổ biến trên vịt). Do đó, chúng tôi trình bày cả 2 bệnh để anh tham khảo.
Bệnh tụ huyết trùng vịt
Nguyên nhân: Pasteurella multocida (vi khuẩn)
Dịch tễ: mọi lứa tuổi, giao mùa
Triệu chứng:
Quá cấp: chết rất nhanh (sau bữa ăn…) nên không kịp có biểu hiện triệu chứng
Cấp tính: ủ rũ, kém ăn, xiêu vẹo, bại cánh, liệt chân, khò khè, phân lỏng vàng xám đôi khi lẫn máu, chảu máu mũi & miệng; sốt (43-44oC), khát, nằm bẹp, giẫy chết sau 2-5 ngày; tỉ lệ chết đêm bất thường; thả đồng: lùi xa đàn
Á cấp: đau mắt, chảy nước mũi, sưng khớp, viêm não
Bệnh tích: toàn thân tím bầm, phổi tụ máu tím đen, ruột viêm đỏ
Phòng bệnh:
Tăng cường công tác vệ sinh phòng dịch
Kháng sinh, sulfamid: 3-5 ngày
Vaccin
Điều trị:
Phân loại (khỏe, bệnh)
Kháng huyết thanh (tiêm 1 lần tác dụng 15 ngày)
Kháng sinh: Peni + Strep, Cefa + Flor, Spira + Kana, Kana + Ampi + Colis, Peni + Kana, Kana + Ampi, Septryl, Sulfa… ; tiêm những con khỏe trước; không thả xuống nước
Bệnh dịch tả vịt
Nguyên nhân: virus
Dịch tễ: mọi lứa tuổi, diễn biến nhanh (3-4 ngày), chết 90%
Triệu chứng:
Bỏ ăn, sốt cao, khát, chảy nước mũi (trong à đục à bít lỗ mũi và thở khó), ủ rũ, xệ cánh, chúi đầu, không thích bơi lội Phân xanh, loãng, đôi khi lẫn máu, dính bết quanh lỗ huyệt Phù đầu nhưng mắt không chảy nước lẫn bọt khí (khác bệnh sưng phù đầu / coryza)
Chảy nước mắt, viêm kết mạc à ghèn, mi mắt sưng
Liệt chân, sợ ánh sáng, lòi gai sinh dục (đực)
1 số: đầu cổ rung giật
Bệnh tích:
Xuất huyết toàn thân (đặc trưng ở đường tiêu hóa)
Cuống mề, trực tràng xuất huyết, phủ màng giả khó bóc
Gan màu đồng, chấm hoại tử trắng, mật sưng
Phòng bệnh: tiêm vaccin (nhược độc, đông khô): 14 ngày tuổi (vùng an toàn), 1 & 21 ngày tuổi (vùng có dịch)
Điều trị:
Không có thuốc điều trị đặc hiệu
Phát hiện, chẩn đoán kịp thời; cách ly vịt bệnh, tiêm vaccin (Kapevac…) cho vịt khỏe
Sát trùng (diệt mầm bệnh), uống kháng sinh (phòng nhiễm khuẩn kế phát), vitamin + electrolytes (nâng cao đề kháng)
===================