Chăn nuôi nông hộ đó là hình thức chăn nuôi nhỏ và lẻ tại những hộ gia đình ở vùng ngoại ô, nông thôn. Chúng có quy mô nhỏ, không yêu cầu chuyên môn cao theo từng hộ gia đình.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, để ngành chăn nuôi Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực. Chúng ta cần phát triển đa dạng với nhiều loại hình trang trại khác nhau. Đó là việc tái cơ cấu hình thức chăn nuôi cần phải thực hiện kịp thời, nhanh chóng.
Mục lục nội dung
Chăn nuôi nông hộ đóng vai trò quan trọng như thế nào?
- Chăn nuôi nông hộ mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội, cụ thể như tạo ra nguồn thực phẩm lớn cho người dân. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Từ đó, giúp đời sống ổn định, xã hội phát triển vững mạnh.
- Chăn nuôi nông hộ là một nguồn tiêu thụ quan trọng trong việc chế biến các phụ phẩm ngành Nông Nghiệp. Một số nghề nổi bật ở nông thôn điển hình như làm bún, nấu rượu hay xay xát… Chúng góp phần tạo nên những mặt hàng có giá trj dinh dưỡng cao hơn như thịt, sữa, trứng…
- Ngoài ra, cũng nhờ hình thức chăn nuôi nông hộ mà tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, nguồn đất hoang bạc màu và nguồn vốn của nhiều hộ dân.
Chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chuột cống nhum sinh sản
Trong nhiều báo cáo của các tỉnh, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm phần lớn và phổ biến. Mỗi hộ gia đình bình quân nuôi khoảng 4 con heo, chiếm 65%/tổng đàn, cung cấp ra thị trường hơn một nửa sản lượng thịt mỗi ngày. Gà nuôi tại nông hộ cũng chiếm phần trăm rất lớn. Cụ thể chiếm 70%/tổng đàn và sản lượng thịt là 60%.
Trong năm 2008, toàn nước có gần 8 triệu hộ chăn nuôi gà. Những hộ chăn nuôi có quy mô trên 100 con là 97.000 hộ. Trên 1000 con có 4000 hộ và dưới 20 con có 5,2 triệu hộ. Theo khảo sát thì hiện nay số gia đình nuôi dưới 20 con gà vẫn chiếm % cao (60%). Tuy nhiên, số hộ nuôi gà đang giảm dần còn hơn 6 triệu hộ.
Với đàn bò và trâu chăn nuôi nông hộ chiếm 100%.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi nhím thịt
Những năm trở lại đây người dân lo ngại gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, sợ không có đầu ra, nguồn vốn gặp khó khăn. Do vậy mà nhiều hộ đã bỏ chuồng. Điều này khiến tỉ lệ chăn nuôi lẻ tẻ giảm từ 75% xuống còn 55%. Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì hình thức chăn nuôi nông hộ vẫn đứng đầu về quy mô và tổng sản lượng thịt.
Phó chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam – TS. Nguyễn Đăng Vang cho biết chăn nuôi nông hộ thường đứng vị trí đầu trong ngành bởi tận dụng được nhiều yếu tố. Ví dụ như đất đai, lao động nhàn rỗi, phụ phẩm nông nghiệp, vốn đầu tư tự có. Ở những nước có thu nhập thấp loại hình chăn nuôi này luôn chiếm quy mô lớn.
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cũng đã có nhiều thống kê cho thấy, số hộ chăn nuôi nhỏ – lẻ ở các nước phát triển chỉ chiếm 30%/tổng sản lượng. Ngược lại, ở các nước chậm phát triển, đang phát triển tỷ lệ này trên 60%.
TS. Nguyễn Đăng Vang bày tỏ quan điểm, chúng ta cần nhìn nhận về vai trò, tầm quan trọng của chăn nuôi nông hộ. Mặc dù hình thức này có nhiều bất cập như kỹ thuật chuyên môn hạn chế, năng suất chưa cao, gia súc, gia cầm dễ dịch bệnh… nhưng chúng lại có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước. Cụ thể như tạo công ăn việc làm cha hàng ngàn lao động, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo.
Ông phân tích, nếu như cả nước có hơn 23.000 trang trại, 50% trang trại có doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm thì giá trị sản xuất của ngành phần lớn vẫn do hơn 7 triệu hộ chăn nuôi lẻ góp vào”.
Cần định hướng tái cơ cấu chăn nuôi theo hình thức nông hộ
Xem thêm: Làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Viện Chăn nuôi đã thực hiện các nghiên cứu trên thị trường. Kết quả cho thấy, chi phí cho thức ăn chiếm hơn 60% nếu nuôi heo thịt ở số lượng 20 con trở lên, và lãi thu được là 1.400 đồng/kg thịt. Nếu chỉ nuôi 1 – 2 con thì sẽ lãi 200 đồng/kg thịt.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) nhận định Cục sẽ phối hợp với các địa phương thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Chỉ như vậy mới giúp ngành phát triển vững mạnh và các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ có hướng đi đúng đắn. Điển hình phải chú trọng tập trung vào 4 nhóm chính. Đó là tái cơ cấu phương thức chăn nuôi, tái cơ cấu nhóm sản phẩm, tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu phát triển vùng chăn nuôi.
Cục Chăn nuôi cũng sẽ kiến nghị Bộ Nông nghiệp tạo cơ hội pháp lý để các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư công nghệ vào chăn nuôi ở Việt Nam. Tăng nguồn vốn cho dây chuyền sản xuất giống – giết mổ.
Bên cạnh đó cần phối hợp với các địa phương khẩn trương quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng để các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tập trung lại một khu vực.
Các trang trại chăn nuôi sau khi đã tập trung lại sẽ hoạt động theo phương thức sau: chăn nuôi chỉ một chủ trang trại đầu tư; trang trại gắn với nhiều chủ đầu tư; trang trại chăn nuôi hỗn hợp theo hình thức VAC (vườn – ao – chuồng).
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần nỗ lực, khuyến khích thành lập hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, hiệp hội chăn nuôi trang trại. Phải tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức sử dụng được nguồn vốn, tiếp cận được thị trường. Qua đó, nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất liên kết với nhau theo chuỗi thống nhất (nuôi – giết mổ – tiêu thụ).