Cách trồng KHOAI SỌ cho củ vừa dẻo vừa ngon

Khoai sọ là một loại thực phẩm vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng. Nhưng cách trồng khoai sọ không phải ai cũng biết. Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu cách trồng khoai sọ ít tốn công mà cho năng suất cao nhé.

Tổng quan về khoai sọ

Trước tiên hãy tìm hiểu tổng quan về khoai sọ cũng như các đặc tính của chúng để hiểu rõ hơn về cách trồng khoai sọ nhé.

Nguồn gốc

Khoai sọ có danh pháp khoa học là Colocasia esculenta. Nhiều nơi còn gọi là khoai môn. Nhiều vùng nước ta thì lại phân biệt khoai sọ là loại củ nhỏ trong khi khoai môn là loại củ to hơn.

Khoai sọ là một loại cây nhiệt đới và cận nhiệt. Chúng được cho là có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Ở Việt Nam khoai sọ được trồng khá phổ biến ở cả ba vùng.

Giá của khoai sọ không quá đắt nhưng khá dao động từ 40k-80k cho mỗi kg tùy thuộc vào từng loại cũng như phương pháp trồng. Bạn có thể dễ dàng mua khoai sọ như các loại củ như khoai tây, củ cải trắng tại các chợ dân sinh hay các siêu thị.

Thực vật

Củ khoai sọ là một loại cây lâu năm. Nhưng thông thường ở Việt Nam thường trồng khoai sọ hằng năm. Chúng có thân thuộc dạng giả hành. Lá có kích thước lớn hình trứng hoặc hình hơi trái tim. Với mặt dưới lá màu nhạt, mặt trên màu sẫm hơn và không thấm nước.

Cuống lá dài từ 80cm tới gần 12m. Lá mọc từ gốc, bao bọc lấy gốc tạo thành các thân giả hành. Cụm hoa mọc ở nách lá. Hoa tàn để lại các quả mọng. Giống củ dền, bạn có thể khó nhìn thấy hoa của chúng vì thông thường chúng tốn nhiều thời gian để có thể ra hoa.

Thân lá

Củ phát triển từ việc từ rễ. Mỗi gốc cho một tới nhiều củ tùy loại. Một số người phân biệt rõ ràng là khoai môn cho một củ còn khoai sọ cho nhiều củ. Nhưng nhiều nơi vẫn gọi chung hai loài này với nhau. Nhìn chung chúng đều có đặc điểm sinh trưởng và cách trồng như nhau.

Vỏ củ thông thường có màu xám. Củ chứa nhiều tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, vitamin E, canxi, sắt, magie,… Khi còn tươi thịt củ có phần hơi nhớt.

Điều kiện trồng khoai sọ

Ánh sáng

Khoai sọ cần ánh sáng để quang hợp và phát triển. Như hầu hết các loại rau màu nói chung khoai sọ được trồng chủ yếu trên ruộng đồng. Nơi có ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Nên xem:   Khắc phục cây cà tím bị côn trùng chích hút gây hại

Nếu bạn có ý định trồng khoai sọ tại nhà, hãy chọn những vị trí như ban công, sân trước nhà để trồng. Tránh trồng tại những nơi ướm nắng hay không có ánh sáng mặt trời chiếu tới.

Nhiệt độ

Khoai sọ có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới nên rất thích hợp trồng tại Việt Nam. Chúng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ tương đối cao từ 20-35 °C. Nhiệt độ thấp sẽ khiến khoai sọ kém phát triển thậm chí bị chột.

Mặc dù thích nghi tốt ở dải nhiệt độ tương đối cao nhưng điều kiện quá nóng cũng khiến khoai sọ chậm phát triển. Đồng thời, khoai sọ cũng không chịu được điều kiện nhiệt độ quá thấp hay sương giá.

Nếu ở miền Bắc hãy tránh trồng khoai sọ vào mùa đông. Nếu trồng trong mùa này hãy chú ý che chắn cho cây khi cần thiết đặc biệt là những ngày có sương giá.

Ở nước ta thông thường trồng khoai sọ vào tầm tháng 3-4 và cho thu hoạch vào tháng 10 tháng 11. Đây là thời điểm mùa hè và mùa thu có nhiệt độ rất thích hợp để trồng khoai sọ. Trong thời gian phát triển, chúng sẽ tránh được mùa đông.

Chuẩn bị những gì để trồng khoai sọ?

Giống khoai sọ

Khoai sọ hiện nay có nhiều loại. Một số loại điển hình được trồng phổ biến ở Việt Nam là khoai môn bẹ trắng, khoai môn bẹ tím, khoai môn ruột đỏ, khoai môn ruột tím. Bạn có thể chọn bất kì loại nào để trồng. Đặc tính cũng như cách chăm sóc của chúng gần như giống nhau.

Đất trồng

Khoai sọ phát triển tốt nhất ở đất mùn thoát nước tốt. Nhưng nó có khả năng phát triển ở nhiều loại đất khác nhau bao gồm đất sét, đất cát và đất mùn. Độ pH dao động từ 5,5 đến 6,5 sẽ thích hợp cho khoai sọ phát triển.

Đất trồng tốt nhất nên được bón ít vôi phơi ải tầm 7 ngày dưới ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời sẽ khiến tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất tránh lây nhiễm lại khoai sọ trong vụ trồng mới.

Ngoài ra, đất cũng nơi được cày bừa lên cho tơi xốp và loại bỏ hết các loại cỏ dại. Nếu trồng khoai sọ ở ruộng đồng hãy tiến hành lên luống và làm rãnh cho khoai sọ trước khi tiến hành trồng.

Như các loại cây trồng lấy củ nói chung thì đất trồng khoai sọ cần loại bỏ hết các viên đá to. Đá ở trong đất sẽ kìm hãm sự phát triển của củ khoai sọ. Chúng có thể khiến củ bị biến dạng không được to.

Đồng thời hãy kiểm tra xem, nếu đất kém dinh dưỡng hãy bổ sung thêm phân hữu cơ, trùn quế để tăng độ phì nhiêu cho đất. Đất trồng cũng nên là loại luân canh, nếu trước đó trồng khoai sọ, bạn có thể để sau một thời gian rồi mới trồng lại khoai sọ.

Nên xem:   Cách diệt ốc sên trong vườn rau xà lách

Cách trồng khoai sọ như thế nào?

Nhân giống

Củ mọc mầm

Khoai sọ được trồng bằng củ. Mặc dù có thể trồng bằng hạt nhưng đây hạt thường cho cây không giống với cây mẹ lúc đầu cũng như thời gian phát triển kéo dài. Đồng thời cũng không thể đoán được thời điểm khoai sọ ra hoa để tiến hành thu lấy quả trồng.

Trước khi trồng hãy ủ củ khoai sọ vào đất ẩm trước khoảng một tháng để chúng lên mầm. Để chúng trong bóng tối và duy trì độ ẩm ở mức vừa phải. Quá nhiều nước có thể dẫn đến chúng bị thối.

Sau đó tiến hành trồng các củ sâu khoảng 4-6 cm, sao cho đầu mọc mầm hướng lên trên. Khoảng cách tốt nhất cho chúng phát triển là khoảng 35-45cm giữa các hàng và các cột. Nên tạo các rãnh giữa các hàng hoặc mỗi hai hàng để tiết kiệm nước tưới.

Chăm sóc khoai sọ

Tưới nước

Khoai sọ là loài ưa ẩm do đó bạn nên duy trì độ ẩm cần thiết cho khoai sọ. Thông thường sẽ bơm nước vào các rãnh cho khoai sọ khoảng 2-3 ngày một lần. Hoặc có thể tiến hành tưới nước nhẹ nhàng vào mỗi sáng hoặc tối muộn.

Không nên để đất khô, đất khô sẽ làm lá khoai bị héo và cuộn tròn lại. Nhưng đất ẩm lại khiến đất bị nhão và dẫn đến sâu bệnh trên khoai sọ. Do đó hãy điều chỉnh tần suất tưới khi cần thiết. Tăng tần suất vào những ngày nắng nhiều và khô hạn. Giảm tần suất tưới vào những ngày mưa nhiều.

Tạo lớp ủ và làm cỏ.

Bạn nên làm thêm một lớp ủ cho cây sau khi trồng càng sớm càng tốt. Lớp ủ thông thường sẽ được tạo bằng rơm rạ. Chúng giúp giữ nước cho khoai để giảm tần suất tưới đồng thời tăng độ phì nhiêu cho đất.

Cỏ cũng nên được làm sạch bất cứ khi nào chúng xuất hiện. Dùng cuốc xới hoặc tay nhổ nhẹ nhàng chúng lên tránh làm ảnh hưởng tới rễ khoai sọ. Sự phát triển của cỏ sẽ lấn át và thậm chí làm hỏng cây do đó việc làm cỏ thường xuyên là điều cần thiết.

Bón phân

Khoai sọ phát triển trong thời gian tương đối dài do đó việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây là điều cần thiết. Ngoài bón lót lúc trồng thì sau khi cây nảy mầm từ 20-25 ngày nên tiến hành bổ sung thêm NPK cho khoai sọ phát triển.

Tần suất bón phân hợp lý nhất là khoảng 20 ngày tới một tháng một lần. Bạn có thể bón phân hữu cơ hoặc vô cơ tùy ý. Nhưng thông thường nên bổ sung xen kẽ hai loại trên. Tiến hành bón cách gốc khoai khoảng 10-15 cm. Đồng thời vun nhẹ gốc cây tạo diện tích cho cây tạo củ.

Như các loại củ khác, khoai môn thích phân bón nhiều kali. Tránh bổ sung quá nhiều nito vào đất trồng khoai. Dư lượng nito cao sẽ khiến cây khoai sọ chỉ tập trung phát triển thân lá mà không phát triển củ. Củ sẽ không to, ít và năng suất củ sẽ kém.

Nên xem:   Cây ớt bị vàng cây, rụng lá, cháy quả do nấm gây hại

Thu hoạch khoai sọ

Củ khoai sọ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 6-7 tháng trồng cây. Khi củ có thể thu hoạch, lá khoai sọ sẽ chuyển sang màu vàng và bắt đầu héo dần. Đây là tín hiệu thu hoạch củ khoai sọ. 

Cách trồng khoai sọ

Tuy nhiên, củ khoai sọ có thể ở dưới đất cho đến những tháng mùa đông. Vì vậy bạn có thể không cần phải vội vàng thu hoạch. Khoai sọ chỉ cho thu hoạch củ một lần trong năm. Do đó bạn nên tiến hành thu hoạch sớm để đất trồng nghỉ ngơi.

Bạn nên tưới thêm nước cho cây vào hôm trước và tiến hành thu hoạch vào hôm sau. Nhấc toàn bộ cây lên, cắt bỏ lá và phủi đất. Bạn có thể dùng xẻng hoặc cuốc để đào. Các củ này đã sẵn sàng để chế biến thành các món ăn.

Phần củ nhỏ hơn có thể ăn hoặc để dành trồng năm sau. Một số vùng có thể thu hoạch lá để ăn đặc biệt là các loại khoai sọ nước. Lá nên được thu trong suốt mùa sinh trưởng. Không lấy nhiều hơn một phần ba số lá trên một cây, nếu không cây sẽ quang hợp kém và dẫn tới kém phát triển.

Sau khi thu hoạch bạn nên để củ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt. Độ ẩm cao sẽ khiến củ nhanh hỏng và có thể nảy mầm. Đồng thời nếu không thu hoạch củ và để chúng qua mùa đông. Chúng sẽ nảy mầm vào mùa xuân năm sau.

Các món ăn với khoai sọ

Củ khoai sọ được biết đến là có chứa nhiều tinh bột. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ củ khoai sọ như canh khoai sọ, khoai sọ luộc, khoai sọ chiên, bánh khoai sọ,… Khoai sọ nấu canh sườn là một món ăn ưa thích của nhiều gia đình Việt Nam.

Ngoài ra, khoai sọ xay nhuyễn là món ăn dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng. Chúng rất thích hợp làm món ăn dặm cho các bé con. Lá khoai sọ ở một số vùng có thể nấu thành canh như một món rau. Nhưng rất ít khi được sử dụng vì nhiều loài khoai sọ nếu không chế biến lá đúng cách có thể gây ngứa.

Ở những vùng của Indonesia không trồng lúa, khoai sọ còn được ăn như một món chính. Nhiều món ăn vặt được chế biến từ khoai sọ như kẹo vị khoai sọ, khoai sọ chiên, bánh khoai sọ,… Ở Malaysia, khoai sọ còn đóng một vai trò nhất định trong các lễ hội tôn giáo.

Cách trồng khoai sọ không hề khó. Hy vọng với những chia sẻ về cách trồng khoai sọ đơn giản này của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp bạn có vườn khoai sọ đạt năng suất cao. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận