Bonsai thủy sinh – xu thế chơi cây cảnh mới

Hiện nay việc chơi bonsai thủy sinh đã trở thành một thú vui mới mẻ, đầy tình khám phá. Loại hình này đã dần trở nên phổ cập lấn át cả loại hình bonsai truyền thống. Vậy giờ tôi và các bạn sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về loại hình bonsai thủy sinh và những điểm cần lưu ý đối với loại hình này nhé.

Xã hội ngày càng đổi mới không ngừng, một trong số đó có thể kể đến sự sáng tạo trong thế giới chơi cây cảnh. Việc chơi những loại cây cảnh trồng bằng đất ở trong chậu là điều ai cũng biết rồi nhưng chơi bonsai mà ở trong bể nước thì mới đúng là điều đáng để khám phá.

Bon sai thủy sinh là gì

Đây là một hình thức chơi mới của thế giới cây bonsai. Cây cảnh sẽ được cho vào bể nước bằng thủy tinh. Cây bonsai sẽ cùng hòa mình vào những đàn cá bơi lội tung tăng trong bể. Đây là một khung cảnh cực kì đẹp và ấn tượng, ngắm một bể bonsai thủy sinh đúng chuẩn mọi mệt mỏi sẽ bị tan biến.

Hoặc có hình thức trồng bonsai mà rễ ngập trong nước, phần thân cây trồi lên trên cũng là lựa chọn của nhiều người khi chơi cây cảnh thủy sinh.

Cây cây trong không gian thủy sinh sẽ trở thành nơi trú ngụ cho đàn cá. Đây là một không gian đúng chuẩn với thiên nhiên nhất. Bonsai và đàn cá cảnh hòa vào làm một tạo nên một không gian sống động.

Phương pháp trồng bonsai thủy sinh

Trồng cây cảnh chưa bao giờ là dễ, đã nhắc đến bonsai là cần đến sự chăm sóc tỉ mỉ. Lối chơi cây cảnh sẽ thực sự phù hợp hơn với những người yêu thích nó. Cây bonsai thủy sinh cũng vậy. Việc có một bể bonsai thủy sinh đòi hỏi phải có kỹ thuật và sự chăm sóc đặc biệt. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Chuẩn bị bể trồng bonsai thủy sinh

Bể thủy sinh cần chuẩn bị là loại bể cá cảnh có kích thước phù hợp theo mục đích sử dụng. Nếu các bạn dùng để trang trí trong nhà thì chỉ cần bể có kích thước trung bình là đủ. Nhưng nếu để trang trí ở ngoài sân hay cơ quan thì sẽ cần bể với kích thước lớn.

Bể trồng cây cảnh thủy sinh là bể được làm bằng chất liệu kính trong suốt. Nên chúng ta có thể quan sát được toàn bộ khung cảnh của cây bonsai và đàn cá trong bể. Kiểu dáng của bể cũng khá đa dạng cho bạn lựa chọn. Như hình chữ nhật, hình tròn uốn theo tường, bể hình vuông…

Nên xem:   Cây lộc vừng và ý nghĩa phong thủy đặc biệt chắc chắn bạn chưa biết

Khi mua về các bạn tiến hành rửa sạch lại bể và lau khô. Lắp đặt những hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống lọc nước để chuẩn bị cho quá trình trồng bonsai.

Nước cho vào bể bonsai thủy sinh

Loại nước phù hợp cho sự phát triển của loại cây bonsai sống ở dưới nước là nước giếng. Tuy nhiên nước giếng hiện nay đa phần chỉ còn ở các vùng nông thôn. Còn ở thành phố rất khó để tìm được nước giếng.

Nếu không có nước giếng các bạn có thể dùng nước máy mình đang sử dụng. Nhưng tuyệt đối không dùng ngay nước vừa xả ra. Mà phải tiến hành để nước qua một đêm mới bắt đầu cho vào bể.

Thiết kế bể và chuẩn bị những vật liệu cần thiết

Khi bể trồng đã sạch các bạn tiến hành thiết kể bể trồng bonsai thủy sinh theo sở thích. Cũng như theo phong cách mà mình đã định hướng từ trước. Việc này cần làm ổn định trước khi cho cây bonsai vào.

Sau đó các biến rải ở đấy chậu các nguyên liệu có lợi cho sự phát triển của cây bonsai. Để hạn chế việc nước trong bể bị đục mỗi khi bể có sự chuyển động. Thì các bạn có thể rải một lớp đá sỏi đè lên phải trên.

Đá sỏi sẽ giữ cố định lớp nguyên liệu dưới nền. Đồng thời làm cho bể bonsai thủy sinh thêm phần đẹp mắt.

Chọn giống cây bonsai

Khi bắt đầu trồng bonsai thủy sinh điều đầu tiên các bạn cần lựa chọn được giống cây cảnh phù hợp.

Bonsai được chọn phải đáp ứng được yêu cầu là cây cảnh ưa môi trường sống ở dưới nước. Không những vậy giống cây được chọn cần thích nghi được với môi trường sống có cá. Bởi bể bonsai thủy sinh mà thiếu đi cá sẽ không còn sống động nữa.

Khử trùng cây bonsai

Cây bonsai khi vừa mới vận chuyển về nhà cần tiến hành khử trùng cây để tránh những mầm bệnh tiềm ẩn.

Cây bonsai thủy sinh vì sống trong môi trường nước nên sẽ hay có trứng hay những con ốc con bám lại. Để chắc chắn rằng cây bonsai mới không mang bất cứ sinh vật lạ nào vào bể. Các bạn tiến hành ngâm cây với dung dịch khử trùng.

Nguyên liệu dùng để ngâm bonsai có thể dùng muối pha với khoảng 5 lít nước. Sau đó tiến hành cho cây bonsai vào. Các bạn lưu ý phần rễ của cây cần phải ở trên mặt nước . Cần giữ ngâm cây trong nước muối khoảng 30 giây là được.

Tiến hành trồng cây bonsai ở bể riêng để hạn chế và kiểm soát chặt chẽ bệnh từ cây trồng. Các bạn cần trồng cách ly bonsai khoảng tầm 7 ngày. Nếu không thấy có hiện tượng bệnh hay có sinh vật lạ phát triển thì có thể cho cây vào bể cá được rồi.

Cho cây bonsai vào bể

Sau khi trồng riêng cây khoảng 1 tuần. Thì các bạn tiến hành cho cây vào bể bắt đầu quy trình chăm sóc bonsai thủy sinh.

Nên xem:   Cây thường xuân nếu không trồng trong nhà bạn sẽ hối hận cả đời

Tất cả các công đoạn làm đều cần hết sức nhẹ nhàng. Tránh làm đứt hay tổn thương đến rễ cây. Khi đó sức khỏe , tốc độ sinh trưởng của cây sẽ sụt giảm.

Cách chăm sóc cây bonsai thủy sinh

Để có một bể cây bonsai thủy sinh đòi hỏi các bạn phải dành nhiều thời gian cho nó. Cây được trồng trong môi trường kín. Nên vấn đề vệ sinh là vấn đề cần được lưu tâm hàng đầu.

Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và quang hợp của cây. Bất kì loại cây nào nếu thiếu ánh sáng đều sẽ bị vàng vọt và chết. Cây bonsai thủy sinh cũng không phải là ngoại lệ. Việc cung cấp ánh sáng cần phải đúng và đủ thì mới đem lại tác động tốt cho cây bonsai.

Môi trường trồng cây bonsai thủy sinh là kết hợp trồng thực vật với cá. Đây nói cách khác thì nó là mô hình thu nhỏ lại của đại dương. Nên việc của chúng ta là làm sao để nó gần nhất với thiên nhiên là được.

Các bạn tiến hành chiếu sáng cho cây bonsai khoảng tầm 8 đến 9 tiếng một ngày. Có thể ít hơn hoặc nhiều hơn một chút đều không gây hại cho cây. Tuy nhiên để hệ thống đèn hoạt động bền cũng như giúp nhiệt độ của bể không tăng quá cao. Thì các bạn có thể chiếu sáng ngắt quãng. Bật đèn khoảng 3 tiếng, nghỉ 2 tiếng rồi sau đó bật lại.

Thay nước trong hồ

Thường thì cứ khoảng 7 ngày các bạn tiến hành thay nước cho hồ bonsai một lần. Nếu nước không quá bẩn các bạn chỉ cần thay khoảng 50 % lượng nước trong hồ là được. Còn nếu thấy nước trong hồ bonsai đã đục thì các bạn nên thay toàn bộ nước.

Tuy nhiên khoảng thời giant hay nước cần được điều chỉnh phù hợp với từng hồ bơi. Vì thường nếu hồ bonsai mà thả nhiều cá thì nước trong hồ sẽ nhanh đục hơn và ngược lại.

Trong quá trình chăm sóc nếu cây hay cá bị bệnh thì cần tiến hành thay 100% lượng nước trong hồ ngay khi vừa dùng thuốc xong. Vì nếu không bệnh sẽ lại tái phát ngay trở lại vì trong nước vẫn còn vi khuẩn gây bệnh.

Nơi đặt hồ trồng bonsai thủy sinh

Các bạn cần đặt hồ bonsai thủy sinh ở những nơi thoáng mát. Và có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Như vậy sẽ giảm thiểu được thời gian chiếu đèn. Giúp tiết kiệm chi phí mà cây bonsai cũng vì thế mà phát triển và sinh trưởng tốt hơn.

Bệnh thường gặp ở cây bonsai thủy sinh

Do đặc tính nuôi trồng dưới nước. Nên thường bộ rễ của cây bonsai là bộ phận hay bị ảnh hưởng nhất. Để phòng tránh tình trạng này các bạn thực hiện rửa bộ rễ của cây bonsai mỗi tuần 1 lần. Việc rửa này sẽ giúp lấy đi những chất thải trong hồ bám vào rễ. Một bộ rễ cây sạch sẽ là tiền đề cho một cây bonsai khỏe mạnh, xanh tốt.

Một số loại cây thủy sinh đẹp

Việc chọn loại cây bonsai thủy sinh nào để đưa vào trong hồ của nhà bạn là một việc tương đối khó. Vì ngoài yếu tố đẹp mắt ra thì loại cây được chọn cần phải có sức sống mãnh liệt ở dưới nước. Tôi sẽ đưa ra cho các bạn một số cái tên để tham khảo nhé.

Nên xem:   Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và chăm sóc Lan Trầm Tím

Cây thủy sinh Trân Châu

Đây là loại cây được giới cây cảnh lựa chọn và nhắc đến khá nhiều. Bởi vì sức sống và sự thích nghi của nó. Để là loại cây dễ dàng thích nghi với môi trường lạ. Hơn thế loại cây này còn phù hợp với nhiều kiểu thiết kế nên tính ứng dụng của nó cao.

Cây thủy sinh Trân Châu thuộc nhóm cây dễ trồng. Các bạn sẽ không phải chú ý quá nhiều đến nó. Loại cây này lớn và sinh trưởng rất nhanh. Chỉ khoảng 1 tháng là hồ thủy sinh của các bạn sẽ kín màu xanh của loại cây này.

Cây cỏ ngưu mao chiên

Nếu các bạn ưa thích sự đơn giản, gần gũi và có phần hoang sơ. Thì cây cỏ ngưu mao chiên là sự lựa chọn ưu tiên đối với bạn. Trồng loại cây này trong hồ các bạn sẽ nhìn thấy một thảm cỏ đều tăm tắp ở dưới nước.

Loại cây cỏ này có thể phát triển dài tới 15 – 20 cm. Hơn nữa nếu ai thiên về chơi cá cảnh thì cũng nên lựa chọn loại cây này. Vì cá rất ưa thích cái không gian mà loại cỏ này tạo ra.

Cây xương cá

Loại cây này có hình dạng đúng như tên gọi của nó. Kết cấu của cây gồm những tán lá xanh nhỏ chìa ra ngoài. Các lá này song song và đối xứng qua trục tạo nên hình dạng giống cái xương cá.

Cây xương cá thường được lựa chọn làm cây bonsai thủy sinh vì nó thông dụng và dễ sống. Thậm chí các bạn không cần bổ sung chất dinh dưỡng cây cũng vẫn phát triển tốt. Điều duy nhất loại cây này cần đó là ánh sáng. Do vậy các bạn chỉ cần chú ý chiếu đèn cho hồ thủy sinh đầy đủ là được.

Cây rong đuôi chó

Nếu các bạn muốn hồ thủy sinh của mình thêm sống động. Thì đừng ngại ngần gì mà không cho thêm cây rong đuôi chó vào bể. Đây là loại cây có kết cấu mọc thành từng khóm. Cành cây và lá nhỏ tạo nên một tổng thể rất mềm mại và uyển chuyển.

Đây cũng là loài cây dễ sống. Nên thường các bạn cũng không cần thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng nào cho cây cả, cực kỳ tiết kiệm chi phí.

Trên đây là những điều bạn nên biết khi trông và chăm sóc bonsai thủy sinh. Hãy chọn những cây bonsai thích hợp với không gian của bạn và chăm sóc để chúng phát triển tốt nhất.

Theo: Băng Giá

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận