3 giai đoạn chăm sóc mai đón tết

3 giai đoạn chăm sóc mai

Sau khi chơi mai Tết, không phải ai cũng biết cách dưỡng lại để cây đón mùa hoa năm sau. Dưới đây là cách chăm sóc mai trong chậu cụ thể nhất, được các nhà vườn lớn hiện nay áp dụng.

Một cây mai đẹp phải đáp ứng đủ 4 yếu tố: nhất gốc, nhì thân, tam chi, tứ diệp. Tức quan trọng nhất là gốc rễ. Gốc đẹp, đúng thế thì càng có giá trị. Thân thon nhỏ dần lên cao, cành cân đối, không khiếm khuyết, lá xanh mướt… Tuy nhiên, vẫn có những cây mai cực đẹp và độc nhưng không tuân theo bất cứ tiêu chí nào.

Các giai đoạn chăm sóc cây mai

– Từ tháng Giêng đến đầu tháng 5: cây bắt đầu ra lá non.

– Từ tháng 5 đến đầu tháng 10: cây đơm nụ và nuôi nụ lớn dần. Đây là giai đoạn rất quan trọng, cây cần một chế độ chăm sóc hợp lý.

– Từ đầu tháng 10 đến ngày lặt lá mai: dự trữ dinh dưỡng để chuẩn bị vào mùa hoa.

Sau mỗi đợt hoa, cây mai lại bắt đầu bước vào một giai đoạn sinh trưởng mới. Lúc này, cây lại tập trung dinh dưỡng ra chồi lộc, lá non… Nếu trong quá trình chăm sóc mai trong chậu, cây có những dấu hiệu sau thì người chơi cần hết sức chú ý:

– Hoa nhỏ, nhanh tàn.

– Hoa nở từng đợt cách nhau vài ngày mà không nở đồng loạt.

Nên xem:   Cây bạc hà và húng lủi có điểm gì giống và khác nhau?

– Cây thường xuyên rụng nụ.

Đây là triệu chứng của thiếu dinh dưỡng, rễ cây suy kiệt. Lúc này, bạn nên bỏ tất cả hoa và nụ (để lại lá) để cây tiết kiệm sức. Mang cây ra chỗ nắng nhẹ và tuyệt đối không nên thay đất để tránh động rễ.

Những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cây mai

– Chuẩn bị phân bón gốc cây: dùng phân hữu cơ đã ủ hoai, phân NPK, phân super lân…

– Kết hợp với phân bón lá: Alaska (phân cá), pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì,

– Sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho cây: Agrostim, nấm đối kháng Trichroderma, Sincosin + Agrispon (dùng để trị các bệnh về tuyến trùng tấn công và giúp cây sinh trưởng nhanh, mạnh hơn).

– Thuốc trị sâu và rầy trắng, rầy xanh, rệp vảy bám trên thân: Actara, Regen, Confidor…

– Thuốc trị nhện đỏ, côn trùng chích hút nụ, đọt non: Alfamite.

– Thuốc ngừà và trị nấm: Vivadamy 5DD. Thuốc này chỉ nên dùng để quét lên thân, tuyệt đối không pha loãng và phun lên tán. Bởi thuốc có thể làm giảm khả năng đơm nụ của cây. Ngoài ra nên dùng thêm các loại thuốc trị nấm có gốc Kẽm, bởi Kẽm hỗ trợ quang hợp và giúp cây kết nhiều nụ. Đây là khâu quan trọng trong 3 giai đoạn chăm sóc mai đón tết.

– Keo liền sẹo để bôi lên các vết cắt, khoanh, bấm cành…

Nên xem:   Kỹ thuật trồng CÂY NGŨ SẮC cho 5 màu tươi tắn

Chăm sóc mai trong chậu là công việc cần duy trì suốt cả năm. Mỗi giai đoạn sinh trưởng cây sẽ có những nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của cây theo từng chu kỳ. Từ đó đáp ứng một cách khoa học nhất. Hãy luôn nhớ mọi yếu tố từ chế độ thoát nước, độ ẩm của đất, ánh sáng, liều lượng phân bón… Tất cả đều có tác động qua lại lẫn nhau, vì thế cần chu toàn chúng. Chúc bạn sở hữu một gốc mai rực rỡ để kịp đón chào mùa Xuân.

Rate this post

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận