Hướng dẫn đánh gốc đào trồng lại và chăm sóc

Đào là một loại cây khá là khó trồng. Hôm nay tôi và bà con sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng lại đào cũng như cách chăm sóc sao cho không làm ảnh hưởng đên sự phát triển của cây đào nhé.

Từ bao lâu nay hoa đào đã trở thành biểu tượng của ngày Tết. Những ngày giáp Tết nhìn thấy những nụ hoa đào hồng phai chớm nở trong lòng mỗi chúng ta lại bồi hồi khó tả.

Dù mâm cao cỗ đầy như nào mà thiếu đi cành đào thì dường như hương vị của ngày Tết sẽ không còn trọn vẹn nữa. Giá trị của một cây đào thường khá là cao. Nên sau tết những cây đào chưa bán được bà con sẽ tiến hành trồng đào lại.

Kỹ thuật trồng đào lại

Chọn địa điểm trồng lại đào

Để cho quả tốt nhất, cây nên được trồng ở nơi có đủ ánh nắng được chiếu cả ngày. Ánh nắng buổi sáng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển cùng như phục hồi của cây.

Chọn một địa điểm có địa hình thoát nước tốt, đất màu mỡ vừa phải và không quá ẩm. Cây đào sẽ không phát triển tốt ở những nơi đất được nén chặt hoặc luôn ẩm ướt.

Độ pH của đất cũng là một yếu tố rất quan trọng. Cây đào ưa sống ở những vùng đất hơi chua và có độ pH dao động từ 6 – 6,5.

Bà con lưu ý tránh trồng ở những vùng đất thấp. Vì không khí lạnh và sương giá có thể dễ dàng đọng lại ở đó và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đào.

Cách đánh gốc đào trồng lại

Cách cho đào ra khỏi chậu

Việc đánh lấy cây ra hỏi chậu đòi hỏi bà con phải cực kỳ nhẹ nhàng. Tuyệt đội không nhổ trực tiếp cây sẽ gây đứt rễ, chết cây.

Trường hợp đất xốp

Đây là trường hợp dễ xử lý nhất. Các bạn chỉ cần nghiêng chậu sau đó vỗ nhẹ xung quanh chậu.

Khi bầu cây đã bắt đầu rời khỏi chậu các bạn tiến hành một người bê chậu và một người đỡ cây. Nếu cây đào quá to thì việc cho cây ra sẽ phải cần từ 4 – 5 người để đảm bảo bầu đất không bị vỡ.

Trường hợp đất chặt

Đối với trường hợp này đầu tiên các bạn cần lấy một tấm thanh sắt có hình dạng dẹt để tiếp xúc với thành chậu và đất. Nhẹ nhàng cạy xung quanh chậu để bầu đất lỏng dần. Sau đó tiến hành làm như cách ở trường hợp đất xốp.

Nên xem:   Khắc phục cây hoa hải đường bị bệnh do nấm gây hại

Các bạn cũng có thể tiến hành tưới nước vào chậu để làm cho đất mềm ra. Việc này cũng giúp việc lấy cây ra được dễ dàng hơn rất nhiều.

Cách trồng lại đào xuống đất.

Trước khi trồng đào bà con tiến hành trồng lại đào. Thì cách đó khoảng 1 tháng bà con tiến hành bón lót dưới đất sẵn để các dưỡng chất ngấm hết vào đất. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Các bạn tiến hành đào hố sâu khoảng 25 – 40 cm, chiều rộng của hố khoảng 25 – 35 cm. Kích thước của hố linh hoạt theo kích thước của cây. Nên về phần này bà con sẽ linh hoạt điều chỉnh sao cho hợp lý nhé.

Tiến hành bê đặt cây đào vào chính giữa hố sau đó lấp đất lại. Bà còn nện ghè nhẹ đất để bầu đất chặt giúp cây vững vàng.

Lưu ý không nên bón phân lúc vừa mới trồng xong.

Chăm sóc cây đào khi trồng lại

Tưới nước cho đào

Sau khi trồng cây xuống việc tưới nước ngay cho cây là rất cần thiết. Đặc biệt trong khoảng thời gian 2 đến 3 tháng đầu sau khi trồng. Bà con cố gắng giữ độ ẩm cho đất luôn luôn trong khoảng 60 – 70%.

Khi tưới nước bà con có thể dùng bình tưới phun tại gốc cây. Hoặc dùng vòi phun máy bơm để tưới.

Bà con nên tiến hành tưới ngày hai lần vào lúc 9h sáng và 4h chiều. Tùy vào thời tiết hôm đó mà bà con có thể linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu thời tiết mưa một ngày bà con tưới 1 lần là đủ.

Việc tưới nước cho đào là rất cần thiết. Nhưng đi đôi với việc tưới nước bà con cần đảm bảo được hệ thống thoát nước. Vườn đào nếu bị ngập úng trong vòng 24h sẽ dẫn đến trường hợp thối rễ và chết.

Cắt tỉa cành đào

Sau khi trồng đào xuống đất bà con tiến hành cắt tỉa cành luôn. Trong lần này bà con tiến hành cắt tỉa sâu để kích thích cây đào ra nhiều cành mới.

Trong suốt quá trình từ tháng 1 đến tháng 6 bà con tiến hành cắt tỉa mỗi tháng 1 lần để cây sinh trưởng tốt. Đến tháng 7 bà con ngừng cắt tỉa cành để ổn định hình dáng cây.

Đảm bảo cắt tỉa cây theo hình dạng trung tâm thoáng. Việc cắt tỉa cây không những giúp loại bỏ được những cành già cỗi mà còn kích thích sự phát triển của cây.

 Bón phân

Sau mỗi lần cắt tỉa cành bà con tiến hành bón phân hữu cơ cho cây. Đặc biệt tăng cường vào tầm tháng 9. Để cây đẩy mạnh quá trình ra hoa để kịp chơi vào dịp tết.

Khi bón phân bà con nên kết hợp tưới nước để các dưỡng chất ngấm sâu vào đất giúp quá trình hấp thụ của đào được diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Bà con nên bón phân theo vòng tròn xung quanh cây. Nhưng để phân cách xa thân cây ít nhất 10 cm. Điều này sẽ giúp khuyến khích rễ lan ra ngoài, thay vì tự mọc vào trong. 

Các bệnh trên cây đào

Bà con cũng cần phòng và điều trị các bệnh trên cây đào. Như bệnh sâu đục thân, bệnh vàng lá,…..

Nên xem:   3 kỹ thuật trồng HOA MƯỜI GIỜ cho những người yêu hoa

Thuốc kích rễ khi trồng lại đào

Sau khi trải qua quá trình từ đất vào chậu rồi lại từ chậu trở về đất thì bộ rễ của đào đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Phần rễ chịu tổn thương nếu không được bổ sung chăm sóc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cây đào.

Thấu hiểu được điều đó nên việc sử dụng phương pháp dùng thuốc kích rễ cho đào đã được rất nhiều người lựa chọn. Nhưng việc sử dụng như nào cho đúng và đem lại hiệu quả thì không hẳn ai cũng biết.

Vậy giờ tôi và các bạn sẽ cùng nhau đi tìm hiểu xem có những loại thuốc kích rễ nào cho đào. Cũng như sử dụng làm sao để thu lại được kết quả tốt nhất nhé.

Thuốc kích rễ là gì

Thuốc kích rễ là loại thuốc được dùng nhiều trong trồng trọt với tác dụng kích thích cây nhanh chóng ra rễ.

Trong thuốc kích rễ có những thành phần quan trọng cần cho bộ rễ như đạm, K20 giúp cho bộ rễ cây phát triển vượt trội hơn so với bình thường. Ngoài ra trong thuốc kích rễ còn có kẽm, mangan… Có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng.

Dùng thuốc kích rễ cho cây đào trong trường hợp nào?

Như các bạn đã biết rễ cây có tác dụng hút các chất dinh dưỡng để giúp cây tăng trưởng và phát triển. Vì vậy nếu như rễ cây bị tổn thương hay ngập úng thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cây.

Vậy là thuốc kích rễ sẽ được dùng khi rễ cây đã bị tổn thương. Để giúp rễ khôi phục lại nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây của mình.

Những nguyên nhân dẫn đến rễ bị tổn thương

Do quá trình di chuyển cây từ nơi này sang nơi khác khiến cây bị đứt rễ.

Do mưa hoặc tưới tiêu gây ngập úng làm cho rễ cây đào bị thối.

Do các vi khuẩn, mầm bệnh xâm nhập làm cho rễ cây bị tổn thương.

Cách sử dụng thuốc kích rễ

Đối với bất kỹ loại thuốc nào nói chung hay thuốc kích rễ nói riêng thì cách phụ thuộc còn phụ thuộc vào tình trạng của đối tượng sử dụng.

Với trường hợp cây bị đứt rễ bà con tiến hành ngâm rễ với thuốc trong vòng 2 tiếng sau đó mang ra trồng như bình thường.

Đối với trường hợp cây bị ngập úng gây ra tình trạng thối rễ thì bà con đào đất xung quanh gốc đào. Cắt bỏ những phần rễ bị thối rồi để phơi tầm 2 ngày. Sau khi rễ đã bớt úng nước bà con tiến hành ngâm thuốc hoặc tưới thuốc cho cây.

Còn một trường hợp cần dùng thuốc kích rễ nữa đó là khi bà con thấy cây đào còi cọc, chậm lớn. Khi đó nguyên nhân rất cao là do chức năng của bộ rễ rất kém và yếu. Với trường hợp này bà con tiến hành tưới bổ sung thuốc kích rễ định kỳ cho đào.

Một số loại thuốc kích rễ phổ biến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kích rễ nhưng dưới đây tôi sẽ đưa ra cho bà con một số cái tên tiêu biểu nhất. Mục đích để giúp bà con dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thuốc cho vườn đào nhà mình nhé.

Nên xem:   Biện pháp điều chỉnh hoa cúc nở đúng dịp Tết

Thuốc Toba net

Công dụng

Đây là loại thuốc nên sử dụng cho trường hợp rễ cây đào bị suy yếu, thối rễ do ngập úng. Loại thuốc này có tác dụng kích thích ra rễ rất mạnh từ đó cây sẽ phục hồi rất nhanh.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hạn chế mầm bệnh, ngăn chặn tình trạng vàng lá.

Cách dùng

Bà con sử dụng 7 – 10g thuốc hòa với 11 lít nước tưới hoặc ngâm trực tiếp vào rễ cây.

Thuốc Nova king

Công dụng

Đây là loại thuốc có chức năng giúp cây đào tăng sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật. Thuốc có tác dụng kích thích rễ phát triển, làm xanh lá và ra nhiều hoa hơn.

Tăng cường khả năng chống trọi với nước. Hạn chế trường hợp bị thối rễ. Ngoài ra trường hợp đất bị nhiễm phèn chua hay ngộ độc hữu cơ cũng nên dùng thuốc Nova king này để giảm thiểu tác hại.

Cách dùng

Bà con tiến hành pha 30 g nova king với 18 lít nước rồi tưới lên thân cây và gốc cây. Với 1 kg nova king bà con có thể sử dụng cho 1 ha vườn.

Ngoài cách pha với nước bà con cũng có thể pha lẫn với phân để bón cho đào cũng rất tốt.

Thuốc kích rễ B5

Công dụng

Đây là loại thuốc có tác dụng siêu nhanh và cũng là loại quen thuộc nhất đối với bà con.

Thuốc B5 có tác dụng giúp rễ cây đào phát triển cực mạnh. Đẩy nhanh quá trình ra cành, ra lá đơm hoa của cây đào. Không những vậy B5 còn rất tốt cho việc ngăn chặn hoa đào rụng.

Cách dùng

Bà con tiến hành pha 15 g thuốc B5 với 14 lít nước sau đó tưới đều lên toàn thân cây cũng như gốc cây.

Thuốc kích rễ Toba Kelpit

Công dụng

Đây là một sản phẩm kích rễ có xuất sứ từ Úc. Ngoài công dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh. Thuốc Toba Kelpit còn có tác dụng giúp cây đào chống lại các loại virut.

Không những vậy loại thuốc này còn giúp cây đào có sức chống chịu lại những nơi có thời tiết khắc nghiệt. Kích thích cây nhanh chóng ra hoa đúng vụ.

Cách dùng

Bà con tiến hành pha 1 lít thuốc Kelpit cùng với 400 ml nước. Liều lượng như trên đủ để bà còn dùng cho 1 ha trồng. Tùy vào kích thước của cây mà bà con điểu chỉnh lượng thuốc phun sao cho hợp lý.

Tránh trường hợp phun quá nhiều cây sẽ bị ngộ độc thuốc.

Vừa rồi tôi đã kể ra một số loại thuốc kích rễ cho đào mà theo tôi nó phù hợp và hiệu quả đối với đất trồng cũng như thời tiết ở Việt Nam. Chúc bà con tìm ra phương pháp phù hợp và tối ưu nhất cho vườn đào nhà mình nhé!

Theo: Băng Giá

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận