Cách làm chuồng gà “tốt nhất” để nuôi gà đạt “năng suất cao”

Bạn có muốn có những quả trứng tươi ngon mỗi sáng? Điều này không khó để thực hiện. Chỉ cần kiếm cho mình một vài con gà mái với một cuốn sách dạy nấu ăn cho bữa sáng. Nhưng bạn định nuôi những con gà ở đâu? Cùng tìm hiểu cách làm chuồng gà ngay sau đây!

Tìm hiểu chung

Để phát triển mạnh và đẻ trứng với năng suất cao, gà mái cần có nơi ở chắc chắn, khô ráo, thoáng khí và được dọn dẹp thường xuyên.

Lý tưởng nhất là chuồng gà mái được che chắn khỏi gió mạnh và có lối ra vào với bên ngoài trời đủ rộng mà không bị đe dọa bởi những con săn mồi khác.

Để nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh tốt, bạn nên chọn vật liệu bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ ghép thanh, được xử lý bằng chất chống thấm nước.

Về mặt lý thuyết, diện tích của một chuồng gà mái được tính toán tương ứng với số lượng gia cầm mà chuồng có thể chứa: khoảng 1m² chuồng nuôi cho mỗi con gà mái.

Về cách bố trí, chuồng phải đáp ứng các tiêu chí nhất định để đáp ứng điều kiện sống của gà mái.

Cách làm chuồng gà "tốt nhất" để nuôi gà đạt "năng suất cao"

Yếu tố cần thiết cho một chuồng gà thả vườn

Nơi ở

Đặt những tấm ván hoặc tấm bê tông xuống dưới sẽ giúp chuồng tránh bị ẩm ướt đồng thời mang lại sức khỏe cho những con gà mái. Theo bản năng, chúng thích đặt mình lên cao. Trong chuồng phải được phủ một lớp rơm dày để bảo vệ gà mái khỏi bị lạnh.

Cỏ khô rải rác trên mặt đất cũng dùng làm chất độn chuồng dễ thấm nước và phải được thay thường xuyên để giữ cho không gian chuồng sạch sẽ. Việc duy trì chuồng nuôi là cần thiết để đảm bảo sức khỏe của gà mái và tránh sự sinh sôi của ký sinh trùng ở gà.

Sào đậu

Nên thiết kế một vài sào đậu đặt cách mặt đất từ ​​40 đến 70 cm (tùy thuộc vào giống). Để đảm bảo sự ổn định tốt hơn, các thanh hoặc ván được làm bằng gỗ có hình chữ nhật thay vì tròn.

Cách làm chuồng gà "tốt nhất" để nuôi gà đạt "năng suất cao"

Cũng cần chú ý chà nhám các cạnh để tránh nguy cơ bị thương, và để tránh sự ganh đua giữa các con gà mái, các sào đậu được đặt ở cùng một độ cao.

Nên xem:   Thức ăn cho gà trong kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt (P1)

Hộp làm tổ

Hộp phải được đặt ở trên mặt đất, nhưng ở dưới sào đậu. Diện tích chỉ lớn hơn một con gà mái (30cm2), dùng để đẻ và ấp. Những cái hộp này được phủ bằng rơm tươi.

Chúng thường được đặt trong một góc phụ của nơi ở chính để giảm bớt ánh sáng và đảm bảo sự yên tĩnh.

Máng ăn và máng nước

Máng ăn phải phù hợp với quy mô và số lượng gà mái. Tốt nhất nên đặt máng ăn bên trong còn máng nước thì đặt ở bên ngoài để hạn chế độ ẩm trong chuồng.

Để thuận tiện cho việc dọn dẹp, các máng này nên được làm bằng thép không gỉ và có thể tháo rời. Chúng cũng phải được gắn chặt để không bị lật khi xảy ra va chạm nhỏ nhất.

Cách làm chuồng gà "tốt nhất" để nuôi gà đạt "năng suất cao"

Mái nhà chống thấm

Nên sử dụng khung mái có độ dốc vì nó có khả năng chống chọi với thời tiết xấu tốt hơn. Về chất liệu sử dụng, có thể là gỗ đã qua xử lý chống ẩm, phủ bitum…

Điều quan trọng là phải cung cấp một hệ thống mở trên mái (có thể mở ra mở vào) để dễ dàng làm sạch và cho phép thông gió tốt cho chuồng gà ngay khi thời tiết cho phép.

Cửa chớp gấp

Chúng rất hữu ích để thông gió, cung cấp ánh sáng cần thiết cho gà mái và bảo vệ chúng trong trường hợp mưa. Nếu chuồng gà mái không ở trong khu vực kín, thì cũng nên đặt lưới sắt để ngăn chặn sự xâm nhập của các con vật săn mồi khác.

Rào vây quanh

Khu vực đi bộ phải hoàn toàn đóng và an toàn. Hàng rào, nếu không bao phủ hoàn toàn trần của chuồng gà mái, phải có chiều cao tối thiểu là 1,60 m để ngăn chặn các con vật khác. Ngoài ra, nó cũng phải được cố định chắc chắn xuống đất.

Lưới thép phải đủ độ cứng, mắt lưới khít và dày để không bị cong vênh để đảm bảo an toàn. Để gà mái làm sạch bộ lông của chúng, cần phải có một hộp cát (hoặc tro) hoặc một khoảng đất cát.

Quy trình xây chuồng gà

Trước khi xây dựng

Để nuôi gà mau lớn, bạn nên thiết kế chuồng theo nhu cầu của gà, tuy nhiên cần tùy thuộc vào diện tích đất, số lượng gà, không gian xung quanh và tài chính của bạn. 

Khi xây dựng chuồng, bạn nên xem xét những tiêu chí dưới đây để đảm bảo việc xây dựng một ngôi nhà hoàn hảo cho gà mái của mình.

Thiết kế chuồng: Phải có đủ không gian cho gà mái, số lượng hộp làm tổ và không gian chuồng chính xác. Phải đủ kiên cố và an toàn để ngăn những con vật săn mồi.

Vị trí: Phải đặt trên nền đất khô ráo, thoát nước tốt, nơi có nắng, có bóng râm. Nên cung cấp luồng không khí tốt (tức là gió nhẹ) vào chuồng của bạn để tạo điều kiện thông gió trong chuồng.

Nên xem:   Nhận biết bệnh Tụ Huyết Trùng ở Gà và cách chữa

Khả năng tiếp cận: dễ tiếp cận để bạn lấy trứng và dọn chuồng hàng tuần.

Vật liệu: Phải làm từ vật liệu không độc hại hoặc ăn mòn. (Bạn có thể tham khảo ở phía trên)

Các kế hoạch và thiết kế chuồng gà

Kiểu dáng và cấu hình phổ biến nhất là kiểu chuồng truyền thống, với các hộp làm tổ bên ngoài và kiểu mái dốc.

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên xem xét nhiều kế hoạch chuồng trại khác nhau. Trong khi duyệt các kế hoạch, hãy ghi lại những điểm khác biệt và điều bạn thích ở chúng. Khi bạn đã chọn một kế hoạch, hãy nhớ những mẹo quan trọng sau:

Nếu bạn nuôi gà mái thả rông, bạn sẽ rất thoải mái trong việc thiết kế

Cách làm chuồng gà "tốt nhất" để nuôi gà đạt "năng suất cao"

Đối với gà mái không được thả rông, bạn sẽ cần phải xây dựng đường chạy và cũng sẽ cần thêm không gian bên trong chuồng. Bạn nên chắc chắn rằng chuồng của bạn có những thứ sau đây cho mỗi con gà mái:

Chuồng trại: Tối thiểu là khoảng 0.3m2 cho mỗi con gà bên trong chuồng

Sào đậu: Tối thiểu 25.4cm tuyến tính cho mỗi con gà.

Không gian chạy: Tối thiểu 2.3m2 bên ngoài chuồng.

Hộp làm tổ:  Khoảng 0.09m2 cho mỗi con gà mái làm tổ, lý tưởng là các hộp riêng lẻ.

Danh sách các dụng cụ cần thiết

  • Tua vít, ốc vít
  • Cưa điện
  • Dây do và bút
  • Búa
  • Thước thủy
  • Cọ sơn
  • Giấy nhám

Vật liệu

Bạn có thể lựa chọn 3 loại vật liệu sau cho chuồng gà mái: gỗ, bê tông hoặc khối nhẹ. Nếu dùng bê tông và khối nhẹ thì sẽ đòi phải có một khung chuồng được đặt trên một cấu trúc chịu lực tốt và một lỗ tốt để thông gió.

Gỗ dễ gia công hơn, cách nhiệt tự nhiên và sinh thái. Hãy chọn loại gỗ dày và tự nhiên, được xử lý bên ngoài bằng sản phẩm chống thấm nước sẽ giúp cách nhiệt tốt.

Quy trình thực hiện chuồng gà đẻ trứng

Bước 1: Xây dựng khung

1.1 Dựng hai mặt bên của chuồng

Thanh bên: 72x3x2 (Số lượng: 4 thanh)

Thanh dọc: 42.5x3x2 (Số lượng: 6 thanh)

Để đảm bảo cạnh của khung là hình vuông, hãy đặt nó trên một bề mặt phẳng và đo theo đường chéo của khung.

Bạn nên đo cả hai đường chéo (trên cùng bên phải đến dưới cùng bên trái và trên cùng bên trái đến dưới cùng bên phải) để kiểm tra xem độ dài các đường chéo có khớp nhau không.

1.2 Bổ sung các thanh nối

Thanh nối ở mặt trên cùng và mặt đáy: 42.5x3x2 (Số lượng: 4 thanh)

Thanh nối ở giữa: 42.5x3x2 (Số lượng: 4 thanh)

Để ghép các mặt lại với nhau, bạn sẽ cần cố định tất cả 4 thanh nối ở bên trong thanh bên và thanh dọc. 

Đến đây, bạn đã hoàn thành xong khung chuồng của mình rồi.

Nên xem:   Phòng ngừa & điều trị bệnh Ort ở gà

Bước 2: Xây dựng mái

2.1 Giàn mái:

  • Gồm 6 thanh với kích cỡ 32x3x2, hai thanh bắt vít với nhau tạo thành một góc 45 (giống hình tam giác không có đế). Sau đó vít 3 cặp thanh này ngay trên vị trí của các thanh dọc.

2.2 Thanh ray

  • Gồm 2 thanh: được vít vào giữa các đỉnh tam giác mà ta vừa làm ở phía trên (giàn mái)

·         Thanh ray lớn 43x3x2  (Số lượng: 1)

·         Thanh ray nhỏ 23x3x2 (Số lượng: 1)

Bước 3: Tấm lợp mái và khung

3.1 Cắt tấm mái vừa vặn

  • Kích cỡ hai bên mặt của mái: 76×37 và 76×36
  • Sau khi bạn đã hoàn thành việc cắt các tấm, sử dụng một mảnh giấy nhám để làm phẳng các mảnh vụn và các cạnh thô. Liên kết và bắt vít cả hai tấm mái vào giàn mái và các thanh ray

3.2 Cắt và lắp các tấm khung cho chuồng

Bạn có thể tham khảo các kích thước sau:

  • Hai mặt bên: 48×23
  • Mặt sàn: 47×46
  • Mặt sau: 48×46
  • Mặt trước: 46×24
  • Lối vào: 42×43

Sau khi hoàn thành việc cắt các tấm trên theo đúng kích thước, bạn có thể vít chúng vào chuồng.

3.3 Cắt các lỗ ở các mặt

Đã đến lúc cắt tất cả các lỗ mở vào các tấm; chẳng hạn như cửa chuồng, hộp làm tổ và lối vào để dọn dẹp.

Bước 4: Hoàn thiện

4.1 Bước 1: Cắt và sửa cửa chuồng trại (Cửa hai cánh)

Xà dọc: 42×1¾ x1¾ (Số lượng: 4)

Xà ngang: 4×17½x1¾ x1¾  (Số lượng: 4)

Lấy một thanh xà ngang và bôi keo PVC trên mỗi đầu. Tiếp theo, lấy một thanh xà dọc và vặn vít từ phía bên ngoài của thành xà dọc này để đi xuyên vào thanh xà ngang.

Lặp lại quá trình này cho cả hai bên của cửa. Tiếp đến, bạn cần lắp bản lề vào cửa và sau đó lắp vào khung của chuồng.

4.2 Xây dựng hộp làm tổ

Kích cỡ bạn có thể tham khảo phía trên

4.3 Lắp đặt 

Bạn có nhớ cái phần mình đã cắt ở bước 3.3 không? Giờ hãy dùng lấy nó, thêm một vài bản lề và bạn có một cánh cửa nhỏ cho chuồng của mình.

4.4 Trang trí và sơn 

Bạn có thể chọn bất kỳ màu nào bạn thích.

4.5 Rào vây quanh

Sau khi bạn sơn xong, để rào chuồng của bạn, bạn có thể dùng dây kẽm.

Tiếp đến, hãy tiến hành lắp lưới vào từng phần của khung không có tấm chắn hoặc cửa.

Bây giờ bạn đã có một ngôi nhà sạch sẽ, ngăn nắp, tránh gió lạnh và những kẻ săn mồi cho gà mái của mình!

Hi vọng những kinh nghiệm cơ bản trên sẽ giúp các bạn hiểu được cách làm chuồng gà đơn giản và dễ làm. Chúc các bạn thành công!

Theo: Ngọc Lan

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận