Mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng hiệu quả

Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp mảng chăn nuôi thì mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng được bà con lựa chọn để kinh doanh nhiều nhất. Mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng có lợi thế là bà con thu hoạch được hàng ngày, xoay vòng vốn nhanh.

Tuy vậy để thành công ở mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng bà con cần nghiên cứu kỹ phương pháp cũng như cách làm. Hạn chế tối thiểu thiệt hại về kinh tế vì mô hình này là mô hình cần có sự đầu tư.

Để giúp bà con bớt lo lắng hôm nay tôi sẽ cùng bà con đi tìm hiểu cụ thể về mô hình chăn nuôi cũng như phương pháp thực hiện sao cho hiệu quả nhất nhé.

Gà công nghiệp là gì?

Trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem gà công nghiệp là gì?

Gà công nghiệp là loại gà được nuôi hàng loạt với số lượng nhiều để lấy thịt, trứng. Thức ăn của giống gà công nghiệp chủ yếu là thức ăn hữu cơ nhằm mục đích gà nhanh tăng cân cũng như nhanh thu hoạch được trứng.

Gà công nghiệp nuôi trong chuồng, không được chảy nhảy như gà thả vườn nên thể trạng khá là yếu, dễ mắc bệnh. Nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên thịt gà mềm, không được thơm ngon như gà ta.

Phương pháp thực hiện mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng

Chuẩn bị chuồng nuôi

Chuồng nuôi gà công nghiệp đẻ trứng có thiết kế khá là đặc biệt, kích thước của chuồng lần lượt theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao đó là 1,2×0,65×0,38 mét.

Với diện tích một lồng như trên thì bà con có thể nhốt tối đa 12 con trong một chuồng. Bà con cũng có thể phân chuồng thành các ô, mỗi con một ô để dễ theo dõi năng suất đẻ của từng con

Chuồng gà công nghiệp lấy trứng có thiết kế đặc biệt với khe để hứng trứng và khe hứng phân riêng.

Xung quanh chuồng tiến hành che kín bằng rèm. Bà con nên lựa chọn và tham khảo những mẫu chuồng mới như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc lấy trứng cũng như vệ sinh chuồng của bà con.

Dụng cụ ăn uống

Mỗi chuồng gà sẽ có một máng nước và máng đựng thức ăn riêng. Cả 2 máng đều được thiết kế ở ngoài chuồng. Khi ăn hoặc uống gà sẽ thò đầu ra ngoài theo khe chuồng để ăn thức ăn

Nên xem:   Hướng dẫn vào nghệ cho gà chọi

Chọn giống gà công nghiệp đẻ trứng

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng. Việc chăn nuôi có đem lại hiệu quả và năng suất cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bà con có chọn được giống gà tốt hay không.

Chọn được giống gà chuẩn thì khi tiến hành vào chăn nuôi bà con sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

Chọn mua gà non

Bà con có thể tiến hành mua gà còn nhỏ về để nuôi úm. Với việc nuôi gà con nhỏ sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên vì gà còn nhỏ nên sức đề kháng rất kém nên dễ mắc bệnh.

Chọn mua gà phân phối

Ở giai đoạn này bà con cần chú ý là chọn những con gà có cân nặng khoảng 1 kg trở lên. Đây là giai đoạn gà có sức đề kháng mạnh, sinh trưởng tốt nhất.

Bà con nên tham khảo ở những nơi chuyên phân phối con giống uy tín để tìm mua. Tránh những nơi ít người biết tới kẻo tiền mất tật mang.

Cách cho gà công nghiệp đẻ trứng ăn uống

Chế độ ăn uống cho gà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đẻ trứng của gà. Tùy thuộc vào giống gà mà sẽ có chế độ ăn hợp lý. Trong quá trình nuôi bà con cũng cần tinh ý để điều chỉnh lượng ăn uống cho gà sao cho hợp lý và phù hợp nhất.

Thời gian cho gà công nghiệp đẻ trứng ăn

Bà con cho gà ăn mỗi ngày 2 bữa:

Bữa sáng

Khoảng từ 6h30 – 7h00 bà con tiến hành cho gà ăn. Lượng thức ăn chiếm khoảng 40% lượng thức ăn trong 1 ngày. Đến tầm trưa bà con đi kiểm tra thức ăn, san đều nếu thức ăn bị dồn để đảm bảo tất cả gà trong đàn đều được ăn uống đầy đủ.

Bữa chiều

Khoảng 2h30 chiều bà con tiến hành bổ sung thức ăn cho gà. Bà con lưu ý lượng thức ăn thừa bị ngấm nước bẩn cần cạo sạch trước khi đổ thức ăn mới vào. Thức ăn bị hỏng sẽ mất đi lượng dinh dưỡng vốn có, thậm chí còn gây bệnh cho gà trong đàn.

Gà công nghiệp đẻ trứng ở giai đoạn 20 tuần tuổi

Thức ăn chủ yếu của gà công nghiệp vẫn là thức ăn hữu cơ. Ở giai đoạn này bà con cần tăng cường lượng thức ăn để tập trung, đẩy mạnh vào việc sản xuất trứng.

Vì thế tùy thuộc vào tình hiện hiện tại của đàn gà mà bà con có lượng điều chỉnh phù hợp. Lượng ăn thừa cần phải loại bỏ tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.

Gà công nghiệp đẻ trứng ở giai đoạn 36 tuần tuổi

Ở giai đoạn này đang là giai đoạn vàng của thu hoạch. Ở giai đoạn này nên cho gà ăn 2 bữa trong một ngày. Tỉ lệ thức ăn hợp lý là sáng 40 % và chiều tầm khoảng 60 % là lượng thức ăn hợp lý.

Nên xem:   Cách làm chuồng gà tre đơn giản mà hiệu quả

Bà con chú ý căn sao cho hợp lý với sức ăn của đàn gà. Khi gà được cho ăn đầy đủ thì năng suất trứng cũng sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên cũng tránh tình trạng thức ăn thừa nhiều gây lãng phí, thiếu hụt về kinh tế

Nước uống của gà công nghiệp đẻ trứng

Bà con cần đảm bảo lượng nước uống cho gà, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng máng nước bị hết. Đặc biệt còn là khi bà con đang nuôi gà đẻ để lấy trứng.

Nước trong máng phải được thay 2 -3 lần trong 1 ngày. Đảm bảo nước luôn ở nhiệt độ khoảng 25 độ và sạch sẽ. Cuối ngày bà con phải tiến hành rửa làm sạch máng.

Lượng nước cao tầm 40 cm là hợp lý. Với lượng nước như này gà sẽ dễ dàng uống nước mà cũng hạn chế văng vãi ra ngoài.

Bổ xung canxi cho gà công nghiệp để đẻ nhiều trứng

Như tất cả chúng ta đều biết vỏ trứng được làm từ 97% canxi cacbonat. Vì vậy một con gà được bổ xung đầy đủ canxi thì lượng trứng đẻ ra sẽ đều đặn và cao hơn nhiều so với chú gà bị thiếu hụt canxi.

Bà con có thể mua canxi bổ sung cho gà tại các cửa hàng cung cấp và phân phối thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra bà con có thể tận dụng những thức ăn chứa canxi như vỏ ngao, vỏ hến…

Lưu ý: Việc bổ sung canxi cần tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng của thuốc. Tuyệt đối không lạm dụng cho gà ăn quá nhiều vì nếu bị thừa canxi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của gà nuôi.

Nhiệt độ chuồng nuôi gà công nghiệp đẻ trứng

Khi bà con nuôi gà công nghiệp đẻ trứng ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho đàn gà, bà con còn phải đảm bảo được chất lượng của trứng gà. Nhiệt độ hợp lý trong chuồng là từ 25 – 27 độ.

Ở nhiệt độ này sức khỏe của gà sẽ được đảm bảo, không bị quá nóng hay quá lạnh. Từ đó cũng hạn chế được bệnh tật cho đàn gà trong trang trại.

Bệnh thường gặp ở gà công nghiệp nuôi đẻ trứng

Khi chăn nuôi bất kỳ một giống vật nào thì việc biết cách điều trị và phòng bệnh là việc hết sức cần thiết. Tôi sẽ cùng bà con đi tìm hiểu các bệnh thường gặp ở gà  cũng như cách phòng trống và điều trị nhé.

Bệnh mổ cắn ở gà công nghiệp đẻ trứng

Bệnh mổ cắn là bệnh hình thành do các con gà trong đàn cắn nhau. Thường thì bà con sẽ thấy gà bị cắn đầu, cắn ở hậu môn, ở chân hay bị đứt trụi lông.

Để khắc phục bệnh này bà con lưu ý lượng thức ăn bổ sung cho gà. Tránh tình trạng gà bị đói sẽ cắn xé lẫn nhau.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi gà tre đá – bách chiến bách thắng

Bệnh cầu trùng ở gà công nghiệp đẻ trứng

Đây là một bệnh liên quan đến đườngu rột do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gà. Gà sẽ lười ăn dẫn đến ốm bệnh, sức đề kháng yếu.

Để phòng tránh cũng như khắc phục bệnh này bà con cần tiến hành vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Có biện pháp tiêu diệt và phòng ngừa chuột. Đảm bảo mật độ gà trong chuồng thông thoáng. Tránh trường hợp nhốt quá nhiều con trong 1 chuồng gây trật trội.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà công nghiệp đẻ trứng

Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan cấp mãn tính thường gặp ở gia cầm do 1 loại virut thuộc họ Pasteurella gây ra.

Bệnh này sẽ khiến gà lười ăn, sốt, gà có biểu hiện ủ rũ mệt mỏi. Nặng hơn có thể khiến gà chết đột ngột mà bà con chưa kịp phát hiện ra bệnh.

Để phòng tránh bệnh này bà con nên tiến hành tiêm phòng định kỳ. Ngoài ra tuyệt đối bà con không được đưa gia cầm lạ về nuôi chung hay giết mổ trong khu vực trang trại để tránh mang bệnh về chuồng.

Bệnh thương hàn ở gà công nghiệp đẻ trứng

Bệnh này bà con hay gọi là bệnh ỉa phân trắng. Gà mắc bệnh này sẽ có biểu hiện mệt mỏi, phân trắng có bọt thậm trí lẫn cả máu. Gà bỏ ăn nhưng lại uống rất nhiều nước.

Bà con hãy phòng chống bệnh này bằng phương pháp kiểm tra ‘’ngưng kết ‘’ để loại bỏ hết những chú gà có bệnh.

Tiến hành vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giữ cho chuồng luôn luôn khô ráo thoáng đãng để virut không có điều kiện phát triển

Bệnh sổ mũi ở gà công nghiệp đẻ trứng

Bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn gà từ 18 – 35 tuần tuổi.  Thời gian ủ bệnh sẽ từ 1 – 5 ngày sau đó gà sẽ có biểu hiện giảm ăn, giảm đẻ, ho có nước mũi. Mắt bị sung và khép hẹp lại

Để phòng chống bệnh này bà con tiến hành tiêm phòng kết hợp với vệ sinh chuồng sạch sẽ. Kiểm soát mật độ gà trong chuồng không được chật quá. Chú ý đến hệ thống rèm bạt che chắn để tránh gió cho gà nhất là vào mùa lạnh.

Bệnh giun sán ở gà công nghiệp nuôi đẻ trứng

Bà con có thể nhận dạng gà bị bệnh này qua màu sắc của chân gà. Gà mắc bệnh chân sẽ nhợt nhạt, gà bệnh chậm lớn, long xù không óng mượt.

Để phòng và điều trị bệnh này bà con tiến hành tẩy giun cho gà. Thuốc tẩy giun bà con có thể tìm mua ở những nơi chuyên bán thuốc cho gia súc, gia cầm sau đó cho gà uống theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Trên đây tôi đã hướng dẫn cho bà con cách chăn nuôi cũng như những điểm cần lưu ý của mô hình chăn nuôi gà công nghiệp đẻ trứng. Chúc bà con chăn nuôi thành công và đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho gia đình!

Theo: Băng Giá

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận