Nho ninh thuận – Cây giống, cách trồng và chăm sóc cho quả vừa to vừa giòn.

Nho ninh thuận, giống cây năng suất chất lượng

Là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, kết hợp với quy trình trồng cây đúng chuẩn. Nho ninh thuận có chất lượng tốt thu lợi nhuận cao, nho hái tới đâu, bán hết tới đó. Giống nho có chùm lớn, trái to, lên màu đẹp, độ ngọt đạt chuẩn. Có thể sản xuất ra thị trường trái cây hoặc chế biến thành rượu nho.

Nho ninh thuận có nguồn gốc được du nhập từ Pháp. Sau quá trình thuần hóa cây trồng. Nho đã phân nhánh thành 2 loại là nho dại và nho đỏ. Để biết chính xác được giống nho phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mời bạn đọc tham khảo các chọn giống nho.

Hướng dẫn chọn cây giống

Giữa lúc hầu hết các mặt hàng nông sản, trái cây đang điêu đứng vì nguồn đầu ra không ổn định. Nho ninh thuận vẫn có giá khá ổn. Đó là nhờ người dân nơi đây đã lựa chọn những giống cây tốt và đưa ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất.

Sau đây. Niên giám nông nghiệp xin giới thiệu một số cách chọn giống trồng nho ninh thuận và kỹ thuật trồng nho hiệu quả.

Nên xem:   Chuối cấy mô, giá giống chuối cấy mô, mua giống chuối cấy mô ở đâu? cách trồng chuối cấy mô

Không nên chọn

Giống nho Pháp

Có nguồn gốc xa xưa từ Pháp. Nhưng người dân bản địa Ninh Thuận gọi là nho dại lá dày. Đặc tính sinh trưởng rất tốt, sống được trong mọi điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khác nhau. Đặc tính phân cành rất nhanh tuy nhiên ra hoa hoa lại ít đậu quả, trái có vị chua. Không thích hợp để trồng,vậy nên khi mua giống để trồng nho Ninh Thuận, bà con nên tránh loại cây giống như thế này.

Nho gốc to

Là loại nho đã lão hóa, đặc tính sinh trưởng không còn. Với loại giống này không nên mua vì không mang lại năng suất.

Nên Chọn

Nho giâm cành

Nho giâm cành là loại cây ghép, có đặc tính sinh trưởng tốt. Được ghép dựa trên gốc ghép của cây dại. Ghép với phần ngọn của nho đỏ. Lấy đặc tính sinh trưởng mạnh của gốc nho dại. Cùng với phần ngọn ra giống trái ngọt của nho đỏ. Rất phù hợp để trồng quy mô miệt vườn và cả với hộ gia đình trồng nho trong chậu, trồng nho trên sân thượng.

Bón phân, chăm sóc cây

Bón phân

Trong quá trình trồng, nho sẽ ra các chồi phụ từ gốc ghép, nên tỉa bớt, chỉ để lại mắt khỏe nhất. Trong giai đoạn cây leo được khoảng hơn 1m. Bà con bắt đầu tiến hành bón phân lân.

  • Tỷ lệ bón: 30 – 30 gam hòa với 2 lit nước. Tưới đều quanh gốc, tránh tưới quá sát gốc. Bổ sung dinh dưỡng cho đất, giúp cây mau lớn, khỏe mạnh hơn. Mỗi lần bón cách nhau 15 ngày, bón trong vòng 1 tháng.
  • Ngắt bỏ lá cho chồi trong quá trình leo lên giàn.
  • Lặt bỏ chồi phụ ở nách lá, để cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính.
  • Trong giai đoạn cây bắt đầu đụng giàn ( tầm 1,5 m đến 2m). Tiến hành bón phân DAP với liều lượng 0.5 gam trong 2 lit nước. Khuấy đều, hòa tan tưới quanh gốc để tăng sự phát triển cho cây.
Nên xem:   4 cách diệt cỏ gấu tận gốc - thủ công và sử dụng thuốc diệt cỏ

Kích cành

Tiến hành kích cành nho vươn lên giàn tầm 2m. Với cành nào vươn ra quá 1m, ta nên cắt bỏ đi đoạn cành dài 1m. Ví dụ cành dài 1m6, cắt bỏ chừa còn 0,6m để tạo thành các mụt nho. Từ các mụt đó đâm ra các chồi gọi là cành cắt một.

Kích trái

nho ninh thuận

Từ cành kích 1, tiếp tục cắt ngọn tạo ra cành kích 2, kích 3, kích 4. Chọn những đoạn cây có màu xanh ngả vàng, thân to và mẩy để kích trái. Những cành này rất khỏe, đảm bảo đủ sức để đâm hoa và kết trái. Tiếp tục bón phân lân, phân DAT và NPK.

Sau khi trồng 11 đến 12 tháng, cây bắt đầu cho trái. Nên cho cây nghỉ tầm 3,4 sau đợt ra trái đầu tiên. sau đó tiếp tục kích cành, kích trái.

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận