Các bệnh thường gặp ở cây dừa và cách phòng chống

Dừa là một loại trái cho quả với nước dừa thơm mát, cùi dừa béo ngậy. Dừa đang là một loại cây trồng đem lại lợi ích ích kinh tế cao cho nhiều khu vực đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng các bệnh thường gặp ở cây dừa đang là nguyên nhân làm năng suất dừa suy giảm.

Vậy các bệnh thường ở cây dừa là gì? Cách phòng chống và chữa trị ra sao? Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Tổng quan về dừa

Cây dừa có tên khoa học là Cocos nucifera tên trong tiếng anh là Coconut. Dừa có nguồn gốc từ lâu đời. Bằng chứng văn học chỉ ra rằng dừa đã có mặt ở tiểu lục địa Ấn Độ trước thế kỷ 1 trước Công nguyên. Mô tả khoa học được thực hiện vào năm 535.

Dừa là một loài cây lớn, mọc cao tới 30 m. Các lá hình lông chim dài từ 4 tới 6 mét và hình ống nhọn dài. Thân cây là dạng thân rỗng. Trên đất màu mỡ, một cây dừa cao có thể cho 75 quả mỗi năm.

Các bệnh thường gặp ở cây dừa

Hiện nay có nhiều giống khác nhau được trồng. Mỗi loại sẽ có một số đặc tính cũng như năng suất khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng có một số điểm chung như quả có ba lớp gồm lớp xơ, lớp vỏ cứng và lớp cùi ăn được.

Bên trong có chứa nước dừa thơm mát. Một quả dừa khối lượng trung bình là khoảng 1,4 kg. Không giống như các cây ăn quả lớn như xoài hay vải, rễ cây dừa thuộc loại rễ ăn nông và dạng sợi. Chúng có khả năng đổ khá cao trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Các bệnh thường gặp ở cây dừa và cách phòng chống

Các loại sâu gây bệnh thường gặp ở cây dừa

Bọ dừa

Đặc điểm

Bọ dừa là loài sinh vật biến đổi hoàn toàn. Từ giai đoạn trứng đến giai đoạn trưởng thành kéo dài từ 47 tới 49 ngày biến đổi hoàn toàn. Trứng màu nâu có hình elip, dài khoảng 1,5 mm và rộng 1 mm, với mỗi đầu tròn rộng. 

Chúng trải qua ba giai đoạn ấu trùng trước khi thành nhộng và phát triển lên thành trùng. Ấu trùng đầu tiên có màu hơi trắng. Toàn bộ biểu bì được bao phủ bởi dày đặc các lớp gai nhỏ. Đầu tương đối lớn so với cơ thể.

Ấu trùng ở giai đoạn thứ hai giống với ấu trùng trưởng thành hơn so với ấu trùng đầu tiên. Các gai bụng bên dài hơn. Ấu trùng phát triển đầy đủ có cơ thể dẹt vừa phải, gần như song song. Thân gồm 13 đoạn gồm một đoạn đầu, ba đoạn ngực và chín đoạn bụng. 

Nên xem:   Bệnh rệp sáp gây hại trên cây dâu tằm

Sau khi qua giai đoạn ấu trùng khoảng 27 ngày chúng sẽ phát triển nhộng để đến giai đoạn sinh sản. Con trưởng thành dài 8,5-9,5 mm, có một ăng-ten ở trên đầu. Con đực hơi nhỏ hơn con cái. Màu sắc của chúng thay đổi theo địa lý từ nâu đỏ đến gần như đen.

Các triệu chứng gây hại

Loài sâu gây hại này tấn công các đọt non, các đột mới mọc lên. Điều này khiến cây chậm phát triển, thậm chí kém ra hoa ra quả. Bọ dừa gây hại cho cây cả trong giai đoạn ấu trùng và thành trùng.

Chúng thường cắn các lá non thành từng hàng, những lá khi bị cắn phá sẽ chuyển sang màu nâu. Sau đó khô, héo và chết dần. Mỗi con bọ dừa có sức ăn tương đối lớn. Mỗi cây mà có từ 2 con trở nên sẽ làm giảm năng suất và có thể chết cây.

Cách phòng và chữa trị

Ngoài việc chọn giống khỏe mạnh, làm sạch đất để phòng tránh thì khi cây đã bị bệnh thì việc cắt bỏ các đốt là điều cần thiết. Bạn đừng nên tiếc, việc để lại các lá đã bị sâu ăn không giúp cây mà còn rất dễ để lây lan sang các cây khác.

Hãy quan sát cây dừa thường xuyên. Khi phát hiện cây đã bị sâu hại hãy tiến hành phun thuốc ngay lập tức. Tiến hành phun toàn bộ vườn dừa để tránh lây lan. Các thuốc hóa học có thể sử dụng như Fastac, Sumicidine, Actara,…

Các loại thuốc này có thể mua tại các cửa hàng thuốc trừ sâu. Tiến hành pha theo đúng liều lượng đã ghi trên bao bì sản xuất. Sau đó phun đều lên cây dừa và tập trung vào phần đọt dừa.

Hiện nay có một số biện pháp sinh học có thể sử dụng để phòng tránh và trị bọ dừa như sử dụng ong kí sinh, nấm kí sinh. Các biện pháp vừa hiệu quả và vừa thân thiện với thiên nhiên.

Kiến dương- bọ cánh cứng

Đặc điểm

Kiến vương hay còn gọi là bọ cánh cứng có tên khoa học là Oryctes rhinoceros. Chúng cũng là một côn trùng biến đổi hoàn toàn. Trứng màu nâu trắng dài từ 3 đến 4mm và mất 8 đến 12 ngày để nở. 

Thời kỳ phát triển là ấu trùng đầu tiên là từ 10 đến 21 ngày. Ấu trùng thứ hai sinh sống trong 12 đến 21 ngày và ấu trùng thứ 3 sống lâu nhất trước khi chuyển thành nhộng để trưởng thành sinh sản.

Ấu trùng trưởng thành có hình chữ C, đầu và chân có nang màu nâu. Vòng đời kiến dương kéo dài từ 4 đến 9 tháng. Con trưởng thành có kích thước dài 3-5cm và rộng gần 2cm. Chúng có màu đen hoặc đỏ đen, mập mạp.

Con đực sở hữu chiếc sừng đặc trưng lớn hơn con cái. Ngoài ra con cái được bao phủ dày đặc với những sợi lông màu nâu đỏ trên bề mặt bụng. Đây cũng là một đặc điểm giúp phân biệt con cái với con đực.

Nên xem:   Điều trị bệnh sỉ mủ trên cây mít
Các triệu chứng gây hại

Kiến dương thì khác với bọ dừa, chúng chỉ gây hại ở giai đoạn trưởng thành. Chúng cắn phá đọt non, hoặc các gốc dừa con mềm ở giai đoạn cây còn nhỏ. Cây dừa sẽ rất dễ bị chết khi bị kiến dương ăn hết phần ngọn.

Ngoài ra, kiến dương cũng ăn hoa lúc sắp trở làm cho lá hư, hoa bị rách. Mặc dù sức ăn của kiến dương không lớn nhưng lại tạo ra các vết làm cho các sinh vật khác đặc biệt là nấm và đuông dừa xâm nhập gây hại.

Cách phòng và chữa trị

Cách phòng loài kiến dương tương đối đơn giản. Bạn nên định kì dọn sạch khu vườn, loại bỏ các khúc gỗ mục nát và các cây chết để loại bỏ ấu trùng ẩn dấu bên trong. Ngoài ra bạn nên thăm dừa thường xuyên để phát hiện kịp thời và bịt các lỗ kiến dương lại.

Bạn có thể xen canh các cây thấp như đỗ, đậu xanh để hạn chế tầm bay của kiến vương. Hiện nay người dân trồng dừa lâu năm có chia sẻ một cách phòng chống hiệu quả đó là treo các chai muối hột tại các đọt dừa.

Nồng độ muối cao chảy dần vào đọt dừa và thân cây làm cho kiến dương không thích ăn những đọt cây nữa. Không chỉ phòng trừ kiến dương mà biện pháp treo muối vào đọt dừa có thể phòng chống cả bọ dừa, đuông dừa và một số loài ăn đọt dừa khác.

Khi cây đã bị kiến dương phá hoại có thể dùng các thuốc hóa học để phun trừ như Servin, Basudin, Padan,… Các loại thuốc này nên pha đúng theo liều lượng ghi trên nhãn. Ngoài ra có thể sử dụng một số thuốc sinh học như nấm hoặc vi khuẩn Baculovirus.

Đuông dừa

Đặc điểm

Đuông dừa cũng là loài phát triển thông qua biến đổi hoàn toàn. Ấu trùng có màu trắng vàng, phân thành từng đoạn. Phần đầu màu nâu sẫm hơn phần còn lại của cơ thể. Chúng có bộ răng phát triển mạnh mẽ, chúng dùng để đào hang.

Sau khi hoàn thành quá trình phát triển của ấu trùng. Chúng sẽ tạo ra một vỏ nhộng và trải qua quá trình biến thái thành một con trưởng thành. Ấu trùng giai đoạn đầu còn được nhiều người ăn và được cho là một đặc sản ngon.

Đuông dừa

Đuông dừa trưởng thành trông giống bọ cánh cứng dài từ 2 đến 4 cm. Chúng thường có màu đỏ. Đuông được coi là loài gây hại chính trong các tất cả các vườn dừa.

Gây hại cho cây dừa

Đuông dừa chỉ gây hại trong giai đoạn ấu trùng. Sự xâm nhập của ấu trùng đuông dừa làm cho cây bị vàng và héo. Thông thường, ngọn héo trước sau đó là các lá dưới và toàn cây có thể chết.

Chúng thường gây hại ở gốc cây do đó rất khó phát hiện.  Vào thời điểm các triệu chứng bên ngoài này được quan sát thấy, thiệt hại thường đủ để khiến chết cây và sự xâm nhiễm có thể đã xuất hiện trong sáu tháng hoặc lâu hơn. 

Nên xem:   Nguyên nhân và cách khắc phục xoài không ra hoa, xoài ra hoa rụng trái
Cách phòng và điều trị

Cách điều trị cho cây khi bị nhiễm đuông dừa thường khá khó. Do đặc tính loài này là ẩn thân dưới đất và ăn từ gốc cây dừa nên phát hiện cũng tương đối khó. Biện pháp tốt nhất là phòng trừ ngay từ đầu.

Hãy thăm dừa thường xuyên để kịp thời phát hiện. Khi thấy chúng có thể dùng dao bắt hoặc đổ thuốc Basudin phối hợp nước vôi hoặc các thuốc trị bọ dừa vào lỗ. Tuy nhiên các biện pháp diệt trừ đuông dừa thường không hiệu quả.

Bạn có thể kết hợp với xen canh các loại cây họ đậu. Hoặc hạn chế tối đa các điều kiện thuận lợi cho đuông dừa phát triển như các vết thương trên cây hay sự xuất hiện của kiến dương.

Các loại bệnh thường gặp ở cây dừa

Bệnh đốm lá

Các triệu chứng

Bệnh đốm lá gây ra chủ yếu là do nấm. Khi bị bệnh trên lá cây dừa sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu vàng ở tâm và viền xanh đậm. Các tổn thương này sẽ lớn dần và trở thành các mảng hoại tử lớn. Các tổn thương càng lớn sẽ khiến các lá chuyển sang màu xám và khiến cây bị tạc lá.

Bệnh đốm lá
Cách điều trị

Cách phòng bệnh này tốt nhất là tăng sức đề kháng cho cây dừa. Bố trí các cây dừa với khoảng cách thích hợp và tăng cường bổ sung phân bón nhất là phân hữu cơ và phân bón giàu kali cho cây.

Cách phòng bệnh này tốt nhất là tăng sức đề kháng cho cây dừa. Bố trí các cây dừa với khoảng cách thích hợp và tăng cường bổ sung phân bón nhất là phân bón giàu kali cho cây.

Hơn nữa bạn nên thăm cây dừa thường xuyên để phát hiện kịp thời. Khi cây chớm bị bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm phổ rộng thích hợp. Khi cây đã nặng hơn có thể dùng các thuốc đặc trị như Ridomyl, Novral,… để phun với liều lượng ghi trên nhãn.

Bệnh thối đọt

Các triệu chứng

Bệnh này cũng do nấm gây nên thường gặp ở giai đoạn sinh trưởng của cây dừa. Những lá non mới mở sẽ ứa dần, nhanh chóng bị hoại tử. Các lá già cũng dễ bị rụng và xuất hiện mùi thối.

Các bệnh thường gặp ở cây dừa: Bệnh thối đọt
Cách điều trị

Kiểm soát bệnh tốt nhất là vệ sinh vườn tốt và định kì. Sử dụng các thuốc phổ rộng phun định kì để phòng trừ nấm phát triển. Khi cây đã nhiễm bệnh hãy loại bỏ tất cả các lá bị nhiễm bệnh và cây chết khỏi vườn. Có thể sử dụng các loại thuốc như Ridomil God, Aliette hoặc Phytocide.

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở cây dừa mà Niên Giám Nông Nghiệp muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận