Kỹ thuật chiết CÀNH BƯỞI từ những chuyên gia

Bưởi là một loài cây ăn trái ngon, được nhiều người ưu thích. Nó cũng là một trong những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả vào ngày Tết ở miền Bắc nước ta. Chúng cũng mang nhiều giá trị kinh tế cho cho nhiều vùng nước ta.

Bưởi là một loài trái cây rất phổ biến nhưng cách nhân giống để trồng bưởi thì không phải ai cũng biết. Hiện nay người nông dân đang thực hiện nhân giống bưởi bằng cách gieo hạt, ghép, chiết cành. Trong đó cách nhân giống phổ biến và đạt năng suất cao nhất đó là chiết cành bưởi.

Hãy cũng Niên Giám tìm hiểu kĩ thuật này nhé.

Tổng quan về bưởi

Để chiết cành bưởi một cách thông minh nhất. Chúng ta cần biết tổng quan sơ qua về đặc tính cây bưởi.

Quả bưởi

Bưởi trong Tiếng Anh gọi là grapefruit, có danh pháp khoa học là Citrus maxima. Chúng được trồng từ lâu đời và được cho là có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Hiện tại ở Việt Nam trồng bưởi ở nhiều nơi như Bắc Giang, Hải Dương, Bến Tre,…

Thực vật

Một cây bưởi trưởng thành có thể cao từ 4,5 đến 6 mét. Tán lá rậm, lá có màu xanh đậm và hơi bóng. Hoa khá to, màu trắng có 5 cánh đa số mọc thành chùm ở nách lá. Hoa có mùi thơm thoảng thoảng ngọt ngào rất dễ chịu.

Đa số quả có hình cầu, kích thước tùy loại bưởi thông thường nặng từ 500g tới gần 1kg mỗi quả. Hầu hết các giống bưởi quả có màu vàng khi chín. Vỏ thường có màu vàng khi chín trừ một số loại như bưởi da xanh vỏ vẫn màu xanh khi chín.

Bên trong có một lớp trắng xốp có vị đắng. Phần cùi của nó thường có màu hơi vàng nhạt hoặc hồng tùy loại bưởi. Vị bưởi ngọt, mềm và rất nhiều nước. Mỗi quả thường có từ 10 tới 14 múi. Hạt màu trắng có hình elip.

Dinh dưỡng

Bưởi là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời. Trong bưởi rất giàu vitamin C, chất xơ, chứa nhiều lycopen và các chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bưởi giúp giảm cholesterol. 

Bưởi cũng có lượng đường thấp nên là loại cây thích hợp cho việc ăn kiêng giảm béo được nhiều chị em lựa chọn.Nó thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể đốt chất béo dư thừa.

Chiết xuất hạt bưởi đã được khẳng định là một chất kháng khuẩn mạnh với hoạt tính chống vi khuẩn và nấm đã được chứng minh. Ăn bưởi thường xuyên cũng giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đột quỵ.

Nên xem:   Lợi ích từ cây đót rừng bạn đã biết chưa?

Thời điểm chiết cành bưởi

Xác định thời điểm để chiết cành bưởi khá là quan trọng. Việc chiết đúng thời điểm sẽ giúp cây ra rễ nhanh cũng như không ảnh hưởng tới vụ mùa và năng suất cây mẹ.

Tương tự như nhiều loài cây ăn trái khác như xoàikhế thì bưởi cũng nên chiết vào giai đoạn phát triển của cây. Thông thường nên chiết cây vào cuối xuân hoặc đầu hè. Đây là thời điểm mà khí hậu ấm áp thích hợp cho sự phát triển của cây.

Đây cũng là thời điểm hoa đã tàn, các quả con đã hình thành. Thời điểm này sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định các cành cần chiết hơn.

Nếu cần thiết có thể chiết cây thêm một đợt nữa vào đầu tháng 8. Tuy nhiên người nông dân rất hạn chế chiết vào thời điểm này vì đây là giai đoạn quả bắt đầu chín. Nếu chiết giai đoạn này có thể ảnh hưởng tới độ ngọt của trái cũng như có thể khiến chúng rễ rụng hơn.

Không nên chiết vào mùa đông vì thông thường khí hậu mùa này khá lạnh đặc biệt là miền Bắc. Hơn nữa đây là giai đoạn cây đang ủ chuẩn bị ra hoa. Chiết cây vào lúc này vừa không thuận lợi cho cành phát triển vừa có thể ảnh hưởng tới năng suất ra hoa của cây.

Cách chiết cành bưởi

Trước tiên để chiết cành bưởi bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như dao, kéo và cưa. Một số nguyên liệu để chiết cành như đất, ni lông, dây buộc.

Nếu có điều kiện hãy khử trùng dao, cưa kéo bằng cồn trước khi chiết cành. Trong trường hợp không có cồn bạn có thể dùng nước sạch rửa chúng và để khô trước khi tiến hành chiết.

Chọn cây và cành chiết bưởi

Chọn cây

Bưởi hiện nay có nhiều loại như bưởi năm roi, bưởi da xanh, bưởi đoan hùng, bưởi diễn,… Mỗi loài bưởi đều đem đến một hương vị rất đặc trưng. Nhìn chung thì chế độ chăm sóc của các loại bưởi tương đối giống nhau do đó bạn có thể chọn bất kì loại nào chiết cành và trồng tùy theo sở thích cũng như mong muốn trồng bưởi.

Cây bưởi để chiết tốt nhất là những cây có cành lá sum xuê, có màu xanh đậm. Không nên chọn những cây có dấu hiệu sâu bệnh, vàng lá. Thông thường các cây trồng từ cành hoặc giâm cây thì sau khoảng 3 năm nếu chăm sóc tốt là có thể chiết.

Thông thường các chuyên gia nông nghiệp sẽ chọn các cây có độ tuổi từ 5 tới 10 năm. Khi đó cây đã có sức sống ổn định cũng như khả năng chống chịu tốt. Bạn cũng nên chọn những cây đã ra quả để đảm bảo cây của mình có thể ra quả tốt.

Chọn cành

Sau khi đã có cây mẹ chiết đạt yêu cầu ta cần lựa chọn những cành khỏe mạnh để chiết. Các cành để chiết tốt nhất là những cành bánh tẻ không quá non cũng không quá giá. Có độ dài từ 50 cm tới 60 cm.

Nên xem:   Mít nghệ CS M99I

Các cành chiết có đường kính cỡ khoảng 2 cm và có vài nhánh sẽ thích hợp để chiết. Thông thường nếu chiết vào thời điểm tháng 3, tháng 4 khi cây đã ra quả con thì chúng ta nên lựa chọn những cành không có quả hoặc ít quả để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

Ngoài ra nếu bạn chiết cây vào những thời điểm khác thì nên chọn những cành vượt. Chiết những cành này vừa giúp tỉa cây, hạ bớt chiều cao cây vừa tránh ảnh hưởng tới năng suất ra hoa quả sau này.

Nhận biết cành vượt tương đối đơn giản, nó là những cành tương đối thẳng mọc cao lên, ít nhánh. Nó là tiền đề để mọc ra những cành ngang. Càng ngang chịu trách nhiệm chính trong việc ra quả. Chiết những cành vượt này sẽ kích thích những cành ngang ra nhiều hơn.

Thông thường, một cây mẹ tốt chỉ nên chiết tầm khoảng 5 – 6 cành. Không nên chiết nhiều hơn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây mẹ trong những mùa sau.

Khoanh và lột vỏ

Bước tiếp theo đó là tiến hành khoanh và lột vỏ. Sau khi xác định cành chiết bạn nên tỉa bớt lá, cành kẹ, cành già cỗi gần vị trí khoanh. Dùng một con dao sắc cắt gọn gàng thành hai đường tròn xung quanh cây, cách nhau khoảng 2 tới 3 cm.

Cần lưu ý rằng, dao nên thật sắc và vết cắt thật gọn gàng. Vì nếu cắt nhiều lần có thể khiến cây dễ bị thối và nhiễm nấm tại vị trí cắt. Tiếp theo rạch một đường giữa hai vết cắt và bóc toàn bộ vỏ cây ra.

Lột vỏ chiết cành bưởi

Tiếp đến bạn cần cạo một lớp mỏng tại chỗ lột vỏ. Bởi vì nguyên lý của quá trình chiết cành là tạo sự gián đoạn của dòng vật chất từ lá và ngọn xuống gốc và ra rễ tại vị trí gián đoạn. Do đó bạn cần đảm bảo rằng cạo xung quanh, toàn bộ chỗ lột vỏ.

Tốt nhất nên cao tới tầng sinh gỗ. Có một mẹo nhỏ giúp bạn kiểm tra đó là dùng tay kiểm tra toàn bộ chỗ lột vỏ. Nếu cảm giác không còn trơn mà chỉ có khô của thân gỗ cây là đạt yêu cầu.

Bạn nên để chỗ vết cắt đó 1 tới 2 ngày cho vết cắt khô lại trước khi bó bầu. Bạn có thể bôi thêm thuốc kích rễ để giúp cây ra rễ tốt hơn. Các chế phẩm thuốc kích rễ có bán khá nhiều trên thị trường. Dùng bông gòn thấm và bôi nó xung quanh chỗ lột vỏ.

Tạo bầu đất

Đất để bó cây nên là đất giàu dinh dưỡng có có khả năng giữ nước tốt. Tốt nhất là đất bùn dưới ao có trộn thêm ít rơm cũng như một ít rơm băm nhỏ, mùn hay một chút phân hữu cơ. Bùn sau khi lấy từ ao nên được để phơi ải trong vài ngày để loại bỏ vi khuẩn.

Tạo bầu chiết cành bưởi.

Rơm sẽ giúp cho đất có khả năng bám dính tốt hơn. Đất bùn giàu dinh dưỡng sẽ giúp cây dễ hấp thu hơn các loại đất thông thường.

Nên xem:   Kỹ thuật trồng hoa thiên lý cho hoa sai quanh năm

Đất cần đạt độ ẩm thích hợp để có thể tiến hành tạo bầu. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nắn một nắm đất trên tay, nếu đất giữ nguyên hình dáng không vỡ hay không chảy xuống thì đạt yêu cầu.

Nếu đất bị vỡ hay chảy bạn cần thêm đất hoặc thêm nước phù hợp. Sau đó, nặn đất thành các bầu có đường kính cỡ 20 cm tới 30 cm tùy thuộc vào kích thước cành chiết của bạn. Số lượng bầu nên dư khoảng 1 -2 bầu so với cành chiết.

Bọc ni lông và buộc cố định

Bước cuối cùng trong chiết cành đó là buộc ni lông. Các tấm ni lông nên được chuẩn bị trước với hình vuông hoặc hình chữ nhật kích thuốc từ 40cm x 40 cm trở nên để có thể bao kín bầu đất.

Ni lông dùng cũng nên là loại ni lông trong để tiện cho việc quan sát bầu cây trong suất quá trình chiết. Các loại ni lông có màu, ni lông đen sẽ gây cản trở cho việc xác định thời điểm tốt nhất để trồng cây con.

Buộc cố định

Bọc ni lông kín toàn bộ bầu đất. Sau đó dùng dây lạt hoặc dây dù buộc chặt hai đầu bầu đất để tránh sự di chuyển của bầu trong những điều kiện thời tiết bất lợi như những ngày mưa gió nhiều.

Sau khi chiết cành bưởi cần chú ý gì?

Khác với chanh phát triển tương đối nhanh, bưởi cần khoảng 3 tháng để cành chiết có thể ra rễ. Thời gian này khá dài nên bạn cần chú ý trong giai đoạn này. Đặc biệt là những ngày mưa nhiều hãy chú ý để cây không bị úng nước.

Nếu có nhiều nước đọng trong bầu đất hãy tạo những lỗ để nước có thể chảy ra tránh úng cành. Những ngày nắng nóng kéo dài thì bạn có thể mở dây buộc bầu đất và bổ sung thêm nước cho cây.

Cắt cành và giâm cành

Sau khoảng 3 tháng bạn sẽ nhìn thấy các rễ màu trắng ở bầu sẽ gần như chuyển sang màu vàng nhạt. Khi đó là thời điểm tốt nhất để cắt cành và trồng chúng vào một môi trường mới.

Dùng một kéo hoặc cưa sắc. Cắt dứt khoát ngay dưới bầu và nhẹ nhàng gỡ ni lông. Bạn có thể gỡ bớt đất của bầu và trồng chúng trong một môi trường nhiều dinh dưỡng phù hợp cho cây bưởi con.

Cách chiết cành bưởi không hề khó. Chỉ với vài kĩ thuật đơn giản là bạn có thể có những cây giống bưởi cho riêng mình. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận