Mô hình trồng khoai lang Nhật – Chi phí trồng khoai lang Nhật

KTNT – Nhờ tận dụng tốt tiềm năng đất đai, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên bà con xã Ia Soi (Phú Thiện – Gia Lai) đã trồng thành công giống khoai lang Nhật, góp phần nâng cao thu nhập, xoá nghèo và vươn lên khá – giàu.

Ia Sol có 1.824,3ha đất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi với đất đỏ vàng và nâu thẫm trên nền phù sa cổ do sông Ayun và sông Ba bồi đắp nên rất thích hợp cho việc sản xuất cây lấy củ. Chính vì vậy, lãnh đạo xã xác định: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện đất đai, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất để khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế.

Xem thêm: cách chiết cây chanh

Năm 2008, huyện Phú Thiện giao ngành nông nghiệp triển khai đề án “Nhân giống khoai lang Nhật trên địa bàn xã Ia Sol” và đã nhận được sự hưởng ứng của bà con. 30 hộ nông dân đăng ký tham gia mô hình với quy mô 15ha. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cử cán bộ xuống từng gia đình hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chọn đất, trồng và chăm sóc khoai lang Nhật; trực tiếp đến các cơ sở cung cấp giống có uy tín mua dây giống và phân bón, thuốc trừ sâu về giao cho nông dân. Chẳng bao lâu, hiệu quả đã “nhãn tiền”.

Nên xem:   Dưa leo bị vàng lá - nguyên nhân và cách khắc phục

Chúng tôi đến tham quan mô hình trồng khoai lang Nhật của ông Nguyễn Xuân Hoà. ông Hoà phấn khởi khoe: “Đây là vụ thứ 2 tôi trồng giống này. Vụ trước, được sự hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp và PTNT, năng suất khoai đạt 14 tấn/ha, thương lái đến tận ruộng đặt cọc để thu mua khi khoai mới bén rễ với giá 6.000 đồng/kg. Tôi bán được 10 tấn cho thương lái, số còn lại bán ngoài thị trường với giá 2.000 đồng/kg. Trừ chi phí, gia đình tôi lãi hơn 40 triệu đồng”.

“Sao thương lái không thu mua hết mà chỉ mua 10 tấn?”, tôi hỏi. “Họ chỉ thu mua những củ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Rất mừng là đất ở đây rất thích hợp, lại trồng đúng kỹ thuật nên củ nào củ nấy to, đều. Thương lái chọn mua được như vậy là một thắng lợi rồi”.

Mô hình trồng khoai lang Nhật trên địa bàn xã Ia Sol đã mang lại hiệu quả hơn hẳn so với các cây màu khác, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân. Đặc biệt, lợi thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế lúa vụ ba ở vùng trọng điểm lúa như huyện Phú Thiện là hết sức cần thiết, vừa cho thu nhập cao lại phòng ngừa được sâu hại lúa. Ngoài hiệu quả về kinh tế, đề án còn giúp bà con nông dân tiếp cận khoa học – công nghệ, biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thời gian tới, huyện sẽ tìm đầu ra ổn định cho mặt hàng khoai lang để nhân rộng mô hình.

Nên xem:   Hướng đi trong tương lai cho ngành thủy sản Việt Nam
Hương Trà
Rate this post

Bài viết liên quan

One Response

  1. vinh pham
    19 Tháng Năm, 2020

Thêm bình luận