Nuôi chim bồ câu ta như thế nào mới đúng cách?

Bồ câu ta có rất nhiều tên gọi khác nhau từ dân dã cho đến sang chảnh. Kể ra một số tên như, bồ câu VN1, bồ câu Việt Nam. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là vì bồ câu có nguồn gốc, xuất xứ đất Việt. Chúng không hề bị lai tạp từ những giống bồ câu ngoại.

Bồ câu ta có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao. Do vậy mà được rất nhiều người tìm mua.

Chim bồ câu ta yêu cầu về con giống như thế nào?

Bồ câu ta sinh sản
Chim bồ câu sinh sản

Để mua được con giống chim bồ câu ta chất lượng, người nuôi cần mua chim từ 5 tháng tuổi trở lên. Vì thời gian này có thể nhận biết được sức khỏe của chúng qua màu sắc, bộ lông rất dễ dàng… Với những con nhỏ rất khó để biết được chúng có khỏe mạnh hay không?

Khi chọn con giống, bạn cần chú ý những đặc điểm sau. Với con đực, xương chậu hẹp, đầu thô và to, có thể gù mái. Còn với con mái đầu nhỏ và thanh, phần xương chậu rộng hơn. Cả đực và cái đều phải sở hữu bộ lông mềm mượt và dày. Chú ý không chọn con có dị tật hoặc lừ đừ chậm chạp.

Thời gian nuôi bồ câu bố và mẹ để làm giống tối đa là 3 năm. Sau đó, bạn cần thay thế chim bố và mẹ để có được con giống tốt hơn.

Nên xem:   Khắc phục tình trạng gà bị hen khẹc

Cách chăm sóc bồ câu ta mùa sinh sản

Bồ câu bố mẹ được tuyển chọn kỹ càng, khỏe mạnh mỗi năm sẽ đẻ khoảng 20 cặp bồ câu con. Nếu như người nuôi biết cách chăm sóc, phòng bệnh tốt bồ câu 6 tháng đã bắt đầu sinh lứa đầu tiên. Và khoảng 1 tháng sau con mái sẽ tiếp tục đẻ lứa thứ 2.

Có 2 hình thức nuôi bồ câu ta đó là nuôi thả và nhốt chuồng. Ở mỗi cách nuôi sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Cụ thể như, nuôi chuồng khả năng sinh sản và ấp trứng tỉ lệ sống cực kỳ cao, có lứa đạt 100%. Tuy nhiên, người nuôi phải vệ sinh chuồng trại kỹ lưỡng nếu không bồ câu dễ bị bệnh chết. Ngoài ra, chúng còn dễ bị các động vật khác ăn thịt như rắn, mèo…

Nuôi thả tỷ lệ sống sót và bị lạc mất rất cao vì người nuôi khó theo dõi và giám sát chúng thường xuyên. Nhưng ở cách này bồ câu luôn khỏe mạnh, nguồn thức ăn dồi dào, ít bị dịch bệnh.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi bồ câu hiệu quả

Chuồng nuôi chim bồ câu
Chuồng nuôi chim bồ câu

Khi xây dựng chuồng cho chim bồ câu ta, người nuôi cần cân nhắc số lượng để xây dựng diện tích phù hợp. Kích thước lý tưởng nhất người nuôi nên tham khảo đó là 300m2. Với diện tích này bạn có thể nuôi được 100 con bồ câu bố mẹ.

Để quá trình chăm sóc theo dõi chim dễ dàng hơn, bạn nên phân chia thành từng khu riêng biệt. Ví dụ như xếp theo từng tầng đâu là nơi nuôi bồ câu thịt, khu vực nào để bồ câu mái nằm chờ để trứng. Vị trí nào làm ổ cho bồ câu ấp trứng…

Nên xem:   Lịch tiêm vắc xin cho heo - Quy trình tiêm vắc xin cho lợn "chuẩn nhất"

Chuồng trại nuôi chim cũng cần phải trang trí đẹp, sạch sẽ, cao ráo. Vì nếu quá thấp chim dễ bị các con vật khác ăn thịt. Xây cao quá gió lớn sẽ khiến tổ sớm hư hỏng, chim bị bệnh.

Tham khảo kích thước chuồng nuôi bồ câu

Nuôi bồ câu theo cặp
Nuôi bồ câu theo cặp

Chim bồ câu nuôi thả trong chuồng khoảng 5 – 7 con/m2. Đến kỳ giao phối, mỗi ô chuồng chỉ nên đặt 1 đôi chim bố và mẹ. Với bồ câu mái sinh con, người nuôi chú ý khi được 1 tháng tuổi chim con cần tách mẹ. Chuồng để nuôi chim con có thể chứa tối đa 15 con/m2.

  • Chuồng cao 50cm x sâu 60cm và rộng 55cm sẽ phù hợp với 1 đôi chim mẹ và bố sinh sản từ 6 tháng tuổi.
  • Chuồng dài: 7m x rộng 4m x cao 6m, dùng để nuôi chim con khoảng 2 – 6 tháng tuổi.
  • Cả 2 chuồng này đều có máng ăn, uống và ổ để sẵn cho chim đẻ. Nếu cẩn thận hơn, bạn đặt thêm thức ăn bổ sung.
  • Chuồng cao 50cm x sâu 70cm x rộng 60cm dùng để nuôi khoảng 50 con chim thịt.
  • Ổ đẻ cần có chiều cao 9cm và đường kính 30cm.
  • Máng ăn cần có kích thước dài 20cm x rộng 6cm x sâu 15cm. Không nên đặt máng cạnh nơi chim hay ỉa để tránh bị nhiễm bệnh.

Máng ăn cần có kích thước phù hợp

Bồ câu ta

Máng ăn và uống đều có kích thước tương đối giống nhau. Với mỗi 1 cặp chim đực và cái có thể sử dụng 1 cái máng có kích thước:  đường kính: 7cm x cao 11cm.

Người nên vệ sinh máng ăn và uống thường xuyên để đảm bảo an toàn vệ sinh. Đây là cách phòng chống bệnh dịch rất hiệu quả.

Lượng thức ăn của chim thế nào?

Cũng giống như con người, chim bồ câu ta cần chế độ ăn uống 3 bữa đều đặn mỗi ngày. Mỗi con có thể ăn khoảng 0,3g thức ăn/cữ. Thức ăn mà chúng yêu thích nhất là cám tổng hợp, ngoài ra còn có lúa, đậu, bắp…

Nên xem:   Thuốc trị ký sinh trùng đường máu hiệu quả nhất

Mỗi bữa ăn, người nuôi cần trộn nhiều loại thức ăn lại với nhau để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chim. Cụ thể, 50% đậu xanh, 20% bắp hạt, 20% gạo lức và còn lại là lúa. Bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin khác cũng là cách hay giúp chim dễ dàng sinh sản, sống lâu.

Nuôi chim bồ câu ta theo mô hình mới lạ ở Lạng Sơn

Bồ câu ta

Khu vực nuôi chim bồ câu ta hiệu quả nhất ở nước ta đó là Lộc Bình, Lạng Sơn. Ở đây có nhiều hộ dân mở chuồng trại nuôi bồ câu và mang lại doanh thu rất lớn.

Trước đây người dân chỉ nuôi bồ câu để làm cảnh. Nó như 1 thú vui tao nhã và bình dị. Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng hộ gia đình mở chuồng trại để nuôi chim bồ câu kinh doanh ngày càng nhiều.

Hình thức chăn nuôi phổ biến được nhiều người tận dụng đó chính là thả vườn. Bởi, chim bồ câu có thể tự kiếm ăn ở mọi nơi như ruộng lúa, ngô, đậu… Vì hoạt động tự nhiên nhiều nên thịt của chúng rất chắc, thơm và ngon.

Trên thị trường, bồ câu ta làm thịt có giá 150 ngàn đồng/kg. Bồ câu giống có giá 170 – 180 ngàn đồng/kg. Nếu nuôi bồ câu ta có kỹ thuật, 1 năm các hộ dân có thể thu được hơn 40 triệu đồng/10 cặp chim bố mẹ.

Có thể nói đây là một trong những nghề kinh doanh mới hội tụ nhiều tiềm năng. Hơn nữa, ai cũng có thể thử làm giàu từ mô hình trang trại này. Vốn đầu tư ít, chim bồ câu khả năng sống sót cao, dễ nuôi, ít dịch bệnh và nhu cầu thị trường lớn… Đó chính là những lí do khiến nuôi chim bồ câu ta ở Lộc Bình, Lạng Sơn ngày càng hot.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận