Cách trồng cây thằn lằn cho dây bám tường cực nhanh

Bạn đã từng nhìn thấy những bức tường cổ kính với một loài cây xanh leo bám. Tuy nhiên bạn lại không biết nó là loại cây gì?. Hôm nay Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giới thiệu cho loại cây này. Đó chính là cây thằn lằn. Dù mang cái tên rất đặc biệt nhưng cách trồng cây thằn lằn lại không hề khó.

Hãy cùng tìm hiểu về loài cây này nhé.

Tổng quan về cây thằn lằn

Cây thằn lằn có nguồn gốc từ các nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản có danh pháp khoa học là Ficus pumila. Một số vùng ở nước ta còn gọi loài cây này là vảy rồng, trâu hổ.

Cây thằn lằn là trong những loài cây có thể trồng trong nhà. Chúng có dạng dây leo thân gỗ thường xanh. Cây thằn lằn có chiều dài trung bình từ 5 mét tới 7 mét. Cây trưởng thành phát triển thành dây leo nhiều nhánh, có rễ phụ, có thể dài dài tới 10 mét.

Cách trồng cây thằn lằn leo tường

Giai đoạn non của cây này có hình thái tương đối khác với giai đoạn trưởng thành. Trong khi cây con phân nhánh nhiều, leo nhờ rễ phụ. Thân dẹt, có vân và lá hình trứng thuôn dài, xanh non tươi. Thì những cây trưởng thành lá thường sẫm hơn và trở nên bóng hơn.

Thân rễ có nhiều nhựa trắng. Thân cây sẽ hóa gỗ sau vài năm sinh trưởng. Cây thằn lằn không yêu cầu khắt khe về điều kiện trồng đồng thời chúng sinh trưởng phát triển nhanh do đó hiện nay đang rất được ưa chuộng để trồng tại nhà.

Điều kiện sinh sống của cây thằn lằn

Ánh sáng

Cây thằn lằn ưa thích không gian sáng sủa, nhưng không thích nhiều ánh nắng trực tiếp. Chúng có thể tồn tại trong điều kiện ánh sáng yếu trong một thời gian dài nhưng sẽ phát triển chậm hơn và có thể rụng lá.

Khi trồng cây thằn lằn tốt nhất là trồng chúng tại nơi có nhiều bóng râm hoặc những nơi có ánh mặt trời một phần. Ánh sáng trực tiếp quá nhiều cũng có thể khiến chúng kém phát triển. Những chiếc lá sẽ trở nên vàng hơn và dễ bị khô.

Cách trồng thằn lằn

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây thằn lằn có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ khá rộng. Chúng có thể sinh trưởng phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 12 oC tới 30 oC. Mặc dù có khả năng chịu lạnh khá tốt nhưng nó thích khí hậu ấm áp hơn.

Nên xem:   Cây bạc hà và húng lủi có điểm gì giống và khác nhau?

Chúng sẽ phát triển yếu hơn trong điều kiện giá lạnh. Nên nếu bạn trồng cây ở miền Bắc vào những ngày mùa đông lạnh giá, cây có thể chậm phát triển. Đừng lo lắng, khi nắng lên vào mùa xuân tới cây sẽ sinh trưởng mạnh mẽ trở lại.

Cây thằn lằn cần có môi trường ẩm ướt để phát triển. Vì vậy hãy đảm bảo cho thằn lằn của bạn luôn đủ độ ẩm cần thiết khi trồng. Nếu bạn trồng chúng mọc thẳng đứng trên tường hoặc hàng rào, hãy để thêm một vài chai hoặc khay không có nắp chứa đầy nước bên cạnh gốc và cành cây.

Các chai và khay chứa nước này sẽ bốc hơi dần dần tạo độ ẩm cần thiết cho cây thằn lằn. Nếu bạn trồng thằn lằn ở trong chậu dài hãy tránh để chúng thời gian dài tại cửa sổ hay những nơi nhiều ánh sáng độ ẩm thấp.

Cần chuẩn bị gì để trồng cây thằn lằn

Khu vực và đất trồng

Cây thằn lằn có thể trồng ở nhiều nơi. Ngoài trồng cho leo tường chúng cũng có thể trồng trong chậu. Nếu trồng trong chậu hãy đảm bảo chậu trồng có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra nên chọn chậu sao cho kích thước phù hợp với cây thằn lằn giống bạn trồng.

Cây thằn lằn được trồng chủ yếu là cho leo tường. Trồng cây gần các chân tường, bậc thang bạn muốn chúng leo lên. Hãy đảm bảo khu vực đất trồng tối thiểu khoảng 1 mét vuông cho mỗi gốc thằn lằn có thể sinh sống và phát triển rễ.

Cây thằn lằn không yêu cầu cao về đất trồng. Chúng thậm chí có thể trên đất bạc màu. Tuy nhiên để cây thằn lằn phát triển nhanh và xanh tươi hãy đảm bảo đất trồng có đủ dinh dưỡng và độ phì nhiêu cần thiết.

Đất trồng

Bạn có thể mua đất trồng tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc tận dụng sẵn tại đất vườn. Nếu đất vườn hãy dọn sạch cỏ và có điều kiện hãy phơi ải chúng dưới ánh sáng mặt trời để diệt trừ bớt vi sinh vật.

Sau đó hãy trộn thêm phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục hoặc phân xanh để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Giống cây

Cây thằn lằn chủ yếu được nhân giống bằng cách giâm cành. Mặc dù có thể trồng chúng từ hạt nhưng tỉ mọc rất kém và thời gian phát triển khá lâu. Do đó cách nhân giống từ hạt dường như không được áp dụng.

Khi chọn giống cây thằn lằn nên chọn những cây xanh tươi, đang phát triển tốt. Tránh chọn những cây già yếu, có dấu hiệu sâu bệnh. Cành để giâm nên là những cành bánh tẻ không quá già cũng không quá non.

Nên tiến hành nhân giống vào mùa xuân khi mà khí hậu đã ấm áp. Mùa xuân cũng là mùa cây thằn lằn phát triển mạnh mẽ sau một mùa đông lạnh giá. Tránh trồng cây vào mùa đông đặc biệt là ở miền Bắc nước ta thường có mùa đông lạnh kìm hãm sự phát triển của cây.

Bạn nên dùng dao hoặc kéo sắc để cắt cành. Có thể khử trùng qua dao kéo bằng cồn hoặc rửa qua bằng nước sạch. Cắt dứt khoát các đoạn dây thằn lằn dài khoảng từ 15 cm tới 20 cm. Tránh cắt nhiều lần gây bầm dập cây ảnh hưởng tới khả năng mọc.

Nên xem:   Địa Lan Sato - cách trồng và chăm sóc cho hoa đúng thời điểm

Đồng thời cũng không nên dùng tay bẻ để tránh tạo vết thương lởm chởm khó lành cho cây. Loại bỏ các lá khoảng 6 cm phía dưới gốc cành và tỉa bớt lá phía trên. Đừng nên tiếc, lá nhiều ban đầu chỉ khiến cây thoát hơi nước nhiều hơn sẽ là gánh nặng cho bộ rễ còn non.

Cách trồng cây thằn lằn hiệu quả

Cách trồng cây thằn lằn

Trồng cành cây thằn lằn

Sau khi có cành giống, bạn có thể nhúng chúng vào trong dung dịch B1 hoặc thuốc kích rễ để thúc đẩy quá trình phát triển rễ của chúng. B1 hay thuốc kích rễ hiện tại được bán rất phổ biến. Bạn nên mua và pha theo liều lượng ghi trên bao bì.

Bạn có thể ươm cành hoặc tiến hành trồng luôn ra đất. Tuy nhiên loài này tương đối dễ mọc nên thường được trồng luôn. Tại vị trí bạn muốn trồng, đào hố rộng và sâu khoảng 10 cm.

Đặt cành giống xuống sao cho đầu gần gốc hướng xuống và đầu gần ngọn hướng lên trên. Nhẹ nhàng lấp đất và hơi ấn xuống để làm đất chắc hơn. Bạn nên vùi cao hơn mặt đất, điều này giúp giữ nước tốt hơn

Chăm sóc cây thằn lằn lúc mới trồng

Khi cây mới trồng, sức sống còn chưa cao hãy đảm bảo tưới nước đầy đủ mỗi ngày. Ngoài ra có thể tạo một lớp phủ xung quanh gốc bằng mùn hữu cơ như vỏ cây, mía hoặc rơm rạ, tuy nhiên không nên để nó quá sát gốc.

Sau vài tuần cây thằn lằn sẽ hình thành rễ và phát triển cành. Khi đó bạn có thể tiến hành chế độ chăm sóc cho thằn lằn như những cây trưởng thành.

Tưới nước

Ngôi nhà thằn lằn leo bao quanh

Cây thằn lằn là loài ưa ẩm nên hãy đảm bảo cây luôn được cung cấp nước thường xuyên. Thông thường tần suất tưới nước hợp lý là khoảng 2-3 ngày một lần. Tần suất có thể tăng lên vào những ngày nắng hanh khô hoặc giảm bớt vào những ngày mưa nhiều.

Khi tưới hãy đảm bảo tưới từ từ cho nước ngấm dần. Tránh xối nước mạnh và nhanh khiến nước chưa kịp ngấm đồng thời rất dễ trôi mất đất và dinh dưỡng bề mặt. Ngoài ra nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối tránh tưới giữa trưa nắng.

Mặc dù ưa thích ẩm ướt nhưng cây thằn lằn lại khá nhạy cảm với tình trạng ngập úng. Chúng rất dễ bị rụng lá và thối rễ khi dư thừa lượng nước trong thời gian dài. Do đó hãy kiểm tra và tạo các rãnh thoát nước vào mùa mưa cho cây thằn lằn.

Cắt tỉa

Điểm nổi bật nhất của thằn lằn là phát triển rất mạnh và nhanh. Khi chúng đã bám vào tường chúng sẽ lan theo nhiều hướng ngang dọc khác nhau. Do đó nếu muốn cây thằn lằn mọc tại khu vực mong muốn thì việc cắt tỉa định hướng là một điều quan trọng.

Nên xem:   Cách trồng Cà Rốt cho năng suất cao
Cắt tỉa cành

Hãy theo dõi và cắt tỉa cây thằn lằn mỗi tháng hoặc mỗi hai tuần. Không có một quy chuẩn nhất định nào cho sự cắt tỉa. Nhiều bạn có kinh nghiệm có thể cắt tỉa cây thằn lằn thành nhiều hình dạng thú vị. Tuy nhiên cần lưu ý không loại bỏ quá nhiều cành cùng một lúc khiến cây giảm sức sống.

Bón phân

Bạn nên bổ sung phân định kì cho cây thằn lằn để chúng phát triển. Các loại phân hữu cơ, phân chuồng nên được ưu tiên vừa cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây vừa giúp cải tạo đất.

Ngoài ra có thể bổ sung cho cây các loại phân hóa học qua lá. Các loại phân này cũng phổ biến tại các cửa hàng bán vật tư cây trồng. Bạn nên pha theo liều bằng một nửa hoặc một phần tư liều lượng trên nhãn để tưới cho cây thằn lằn.

Các vấn đề thường gặp khi trồng cây thằn lằn

Tại sao lá cây bị héo và rụng?

Lá của cây thằn lằn có thể héo và co lại do nhiều lý do. Nhưng lý do phổ biến nhất là tưới nước quá nhiều. Nếu đất xung quanh cây của bạn bị sũng nước và không thoát nước tốt trong thời gian dài, cây sẽ bị thừa nước, do đó làm cho lá bị teo lại.

Trong trường hợp lá bị rụng khi có gió nhẹ, cây thằn lằn có thể đang bị tưới quá nhiều hoặc thoát nước kém. Giảm tần suất tưới nước, tạo độ thông thoáng và tạo các rãnh thoát nước cho khu vực trồng.

Lá cây thằn lằn màu sẫm không tươi sáng

Thông thường, cây thằn lằn có những chiếc lá nhỏ hình thuông với màu xanh tươi. Khi những chiếc lá non đó trưởng thành, chúng trở nên dày hơn, sẫm màu hơn, có vẻ như kém đi vẻ tươi đẹp. Nếu cây của bạn có quá nhiều lá sẫm màu, đó là dấu hiệu cho thấy nó cần được cắt tỉa.

Các bệnh có thể gặp khi trồng cây thằn lằn

Mặc dù phát triển tốt những cây thằn lằn vẫn dễ bị sâu bệnh như rệp, rệp vảy, ruồi trắng,…. Đặc biệt là rệp sáp, chúng là loại côn trùng chích hút nhựa có màu trắng và thường bò lên bề mặt đất sau khi tưới cây.

Các loài gây hại này có thể phòng tránh bằng cách sử dụng đất sạch và loại bỏ mầm bệnh trước khi trồng cây. Đồng thời trong quá trình trồng cây hãy quan sát cây thằn lằn thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý các tác nhân gây hại này.

Các loài sâu bệnh đều có thể được xử lý bằng cách phun thuốc trừ rệp. Các loại thuốc này được bán khá phổ biến. Hãy tiến hành pha theo đúng liều lượng và phun ngay khi phát hiện dấu hiệu sâu bệnh.

Cách trồng cây thằn lằn không quá phức tạp. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận